10 loại thực phẩm chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà cực hiệu quả

VOV.VN - Ngộ độc chủ yếu là do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc chất độc. Nếu không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà.

Gừng đặc biệt có ích trong điều trị ngộ độc thực phẩm, vì nó hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa, giảm bớt công việc mà dạ dày phải làm. Nó có tác dụng thần kỳ để làm giảm cơn buồn nôn hay những triệu chứng của ngộ độc. Bạn có thể cho gừng trong trà hoặc nước trái cây, hoặc ăn lát gừng tươi vài lần trong ngày.
Húng quế: Không chỉ có tác dụng làm dịu cảm giác khó chịu trong dạ dày, húng quế còn có các đặc tính chống vi khuẩn, hạn chế sự phát triển của bất kỳ loại vi khuẩn nào trong dạ dày. Loại thảo mộc tự nhiên này có thể được tiêu thụ bằng cách chiết nước ép từ lá hoặc cho một vài giọt dầu húng vào nước và uống trong suốt cả ngày.
Bạch đậu khấu giúp giảm bớt các triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, khó tiêu và chuột rút. Cũng giống như những thực phẩm có trong danh sách này, nó có đặc tính kháng khuẩn. Người ta cũng có thể kết hợp loại quả này vào thức ăn và nước uống để tiêu thụ trong ngày. 
Tỏi có tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm (tất cả đều là những sinh vật gây ra ngộ độc thực phẩm). Nó cũng được biết đến có thể giảm bớt triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy và khó chịu dạ dày.
Chanh có thể làm bạn giảm bớt khó chịu vì ngộ độc thức ăn. Nó có chứa các tính chất kháng vi trùng và kháng khuẩn. Chúng ta có thể pha nước và uống ba lần một ngày. 
Hạt thì là Ai Cập là một loại gia vị phổ biến, có thể làm dịu chứng khó chịu và đau bụng do ngộ độc thực phẩm. Bạn có thể đun nước hạt thì là và uống một vài lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi rất hiệu quả trong việc diệt khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh khác. Kết hợp hạt rau mùi lá vào các món ăn của bạn là cách để tiêu thụ loại hạt này.
Hạt cà ri và sữa chua: Sữa chua được biết đến có tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Hạt cà ri giúp điều trị chứng khó chịu ở bụng. Kết hợp hai loại thực phẩm này có thể giảm bớt cơn đau bụng, buồn nôn và sự khó chịu của dạ dày.
Mật ong có cả tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp chống lại các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Mật ong có thể ăn luôn hoặc thêm vào trà. Nếu tiêu thụ nhiều lần trong một ngày, mật ong rất hiệu quả để đối phó với ngộ độc thực phẩm.
Hạt cây thì là tăng cường tiêu hóa và nhiều nghiên cứu chỉ ra loại hạt này có đặc tính chống lại vi khuẩn và nấm gây nhiễm bẩn thực phẩm. Hạt cây thì là có thể ăn nhiều lần trong ngày, nó sẽ ngay lập tức làm dịu bất kỳ khó chịu nào trong dạ dày của bạn.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngộ độc thực phẩm gia tăng ở miền Bắc
Ngộ độc thực phẩm gia tăng ở miền Bắc

VOV.VN - Hơn 2 tuần qua, trung bình mỗi ngày, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gia tăng ở miền Bắc

Ngộ độc thực phẩm gia tăng ở miền Bắc

VOV.VN - Hơn 2 tuần qua, trung bình mỗi ngày, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Dấu hiệu và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

VOV.VN - Ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn) là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc.

Dấu hiệu và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

VOV.VN - Ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn) là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc.