Kỳ 1:

Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ chạy đua lôi kéo các nhà khoa học quân sự Đức

VOV.VN - Nước Đức phát xít bị đánh tơi tả vào cuối Thế chiến 2. Thế nhưng trình độ khoa học-công nghệ quân sự của nước này vẫn khiến Mỹ phải nể phục.

Nước Đức có nền khoa học-công nghệ rất phát triển. Chính vì vậy, sau khi kết thúc Thế chiến 2, Mỹ đã nhanh chóng triển khai một chiến dịch vơ vét các nhà khoa học Đức còn sống sót ở nước Đức Quốc xã đang hoang tàn vì chiến tranh. Chiến dịch này mang mật danh Chiến dịch Kẹp giấy. Cái tên của chiến dịch dựa trên việc sử dụng các ghim giấy ứng với hồ sơ của từng cá nhân nhà khoa học Đức được lựa chọn.

Một loại vũ khí bí mật do Đức Quốc xã phát triển. Ảnh: Izismile.

Chiến dịch này được Mỹ tiến hành gắt gao trong cuộc chạy đua với Liên Xô – đất nước cũng có một chiến dịch tương tự để thu hút các nhà khoa học Đức về với mình.

Chiến dịch Kẹp giấy có tầm quan trọng đặc biệt với nước Mỹ khi đó. Các đội hành động trong chiến dịch này không phải là lính đặc nhiệm mà là các tổ thu thập thông tin và săn người tài trên khắp lãnh thổ Đức. Họ phải ganh đua rất quyết liệt với phía Liên Xô khi ấy.

Khi Chiến dịch Kẹp giấy kết thúc, hàng trăm các nhà khoa học Đức cùng gia đình họ, hàng tấn tài liệu, hệ thống và công nghệ vũ khí sẽ được chuyển từ Đức về Mỹ.

Kéo dài thêm Chiến dịch Kẹp giấy, đề phòng Liên Xô

Chiến dịch Kẹp giấy về mặt chính thức kết thúc vào ngày 30/9/1947. Trong một thông báo công khai, Lục quân Mỹ tuyên bố rằng chiến dịch đã đưa về Mỹ 457 nhà khoa học và 453 người phụ thuộc vào họ.

Tuy nhiên, sau đó một quyết định mật đã cho phép Chiến dịch Kẹp giấy này tiếp tục, lần này là với tư cách một chương trình tuyệt mật.

Để lý giải cho nhu cầu tiếp tục chiến dịch này, Không quân Mỹ tuyên bố rằng 209 nhà khoa học Đức làm việc cho họ đã đẩy nhanh đáng kể tiến trình phát triển các hệ thống vũ khí của quân chủng này. Theo họ, các nhà khoa học Đức là “các chuyên gia siêu hạng, là những người cừ nhất trên thế giới hiện nay”. Các nhà khoa học này đã tiết kiệm cho Không quân Mỹ hàng triệu USD và rút thời gian phát triển vũ khí tới 10 năm.

Hải quân Mỹ cũng không tiếc lời khen ngợi khi nói rằng các nhà toán học, khí động học và chuyên gia Đức về truyền nhiệt đã chứng tỏ được “nền tảng giáo dục chuyên nghiệp của họ là vượt trội so với bất cứ nhân sự người Mỹ nào”.

Thời đó, nước Đức Quốc xã là kẻ thù chung và việc đánh bại quốc gia này là mục tiêu của Mỹ, Anh và Liên Xô. Tuy nhiên trong liên minh chống Đức khi đó đã bắt đầu xuất hiện sự rạn nứt, cụ thể là tại Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945. Khi đó, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, Thủ tướng Anh Franklin Roosevelt, và Thủ tướng Liên Xô Josef Stalin gặp nhau tại thành phố nghỉ dưỡng của Liên Xô trên bán đảo Crimea để bàn về không chỉ việc kết thúc Thế chiến mà còn trật tự thế giới hậu chiến tranh.

Vào những ngày cuối cùng của Thế chiến 2, phía Mỹ đã bắt đầu nhận thức rằng đồng minh Liên Xô của họ trong ngày hôm nay sớm muộn gì cũng sẽ là đối thủ trong tương lai. Sự khác biệt chính trị giữa một bên là Liên Xô với một bên là Mỹ và Anh là quá lớn, đến mức khó có thể dung hòa được. Sự chia tay đó về sau được gọi là Chiến tranh Lạnh.

Khâm phục trình độ công nghệ quân sự Đức Quốc xã

Bước vào năm 1945, cảm nhận chung khá rõ là phe Đồng minh sẽ giành chiến thắng. Nhưng có một thực tế là nền khoa học Đức vẫn thống trị khía cạnh công nghệ trong Thế chiến 2, mặc dù Đức đang bị thất thế trên chiến trường và hứng chịu nhiều tổn thất và sự khan hiếm thiết bị do các đợt oanh tạc và các chiến dịch phong tỏa của phe Đồng minh.

Bộ chỉ huy Mỹ nhận thức rõ bất chấp thế thượng phong của phe Đồng minh, Đức vẫn tiên tiến hơn Mỹ về công nghệ. Đáng ngạc nhiên, Đức vẫn có khả năng chế tạo ra một loạt các vũ khí và hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm các máy bay chiến đấu phản lực, máy bay chạy bằng tên lửa, tên lửa không đối không, các vũ khí chống tăng thượng hạng, tăng chiến hiện đại... Đức cũng sản xuất được nhiều sản phẩm tổng hợp như nhiên liệu tổng hợp và dầu nhờn tổng hợp.

Tướng Hugh Knerr, Phó Tư lệnh hành chính của lực lượng Không quân chiến lược Mỹ ở châu Âu thừa nhận với sếp của mình là tướng Carl “Tooey” Spaatz rằng “việc thu giữ được các cơ sở khoa học và công nghiệp của Đức đã cho thấy chúng ta lạc hậu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu một cách đáng báo động”.

Tướng Knerr tuyên bố tiếp: “Nếu chúng ta không nắm lấy cơ hội chiếm lĩnh bộ máy và bộ não đã phát triển nó, chúng ta sẽ vẫn bị lạc hậu tới vài năm”.

Tướng Henry H. “Hap” Arnold, tham mưu trưởng Không quân Mỹ, viết cho Bộ trưởng Chiến tranh rằng trong cuộc chiến sắp tới, “nước Mỹ  phải là cường quốc số 1 thế giới về hàng không quân sự”.

Điều thôi thúc Arnold nói vậy là một sự cố mà ông đối mặt trong thời kỳ tham chiến ở Đức hồi Thế chiến 2. Khi đó một nhóm máy bay B-17 của Mỹ đang bay tới Berlin (Đức) thì bị 6 chiếc tiêm kích-ném bom phản lực Me-262 của Đức tấn công. Mỗi chiếc phản lực này được trang bị 60 trái tên lửa R4/M. Chỉ trong vòng vài phút, 14 chiếc B-17 đã bị bắn rơi.

Chiến thắng trên chỉ là một sự kiện đơn lẻ và nhỏ so với toàn cuộc chiến. Nó không cứu được nước Đức khỏi thất bại tổng thể. Nhưng Arnold không thể quên được tầm quan trọng của công nghệ trong chiến thắng của không quân Đức.

Tên lửa R4/M đã được sử dụng 18 tháng trước đó khi Đức đối đầu với các oanh tạc cơ của không quân Mỹ. Nhưng phe Đồng minh tuyệt nhiên không chế tạo nổi một vũ khí tương tự.

Trong khi đó Bộ Không quân Anh cũng có một báo cáo tình báo vắn tắt (đề ngày 26/1/1945) thừa nhận sự vượt trội của công nghệ Đức.

Báo cáo trên có đoạn: “Nhờ tốc độ cao, đối phương có thể sử dụng tiêm kích phản lực vào vai trò oanh tạc cơ mà không sợ hứng chịu đòn đáp trả từ các tiêm kích Đồng minh. Chiếc Me-262 xuất sắc ngang hàng với một tiêm kích đánh chặn”.

Một bản ghi nhớ khác gửi cho Thủ tướng Anh Churchill thừa nhận: “Mỹ và Anh đã bị Đức bỏ xa về mặt công nghệ”.

Thống chế không quân Anh Charles Portal tiên đoán từ ngày 26/1/1945: “Nếu Đức không bị đánh bại trước tháng 7/1945, họ sẽ thống trị trong các cuộc không chiến trên bầu trời nước Đức”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung điệp viên đào hoa giúp Liên Xô đánh bại phát xít Đức
Chân dung điệp viên đào hoa giúp Liên Xô đánh bại phát xít Đức

VOV.VN - Một điệp viên Xô viết mang 2 dòng máu Nga và Đức đã lập chiến công lớn trong Thế chiến 2: Thông báo chính xác việc Đức sẽ tấn công Liên Xô.

Chân dung điệp viên đào hoa giúp Liên Xô đánh bại phát xít Đức

Chân dung điệp viên đào hoa giúp Liên Xô đánh bại phát xít Đức

VOV.VN - Một điệp viên Xô viết mang 2 dòng máu Nga và Đức đã lập chiến công lớn trong Thế chiến 2: Thông báo chính xác việc Đức sẽ tấn công Liên Xô.

Hồ sơ mật: Phương Tây nhiệt tình hỗ trợ Hitler tiêu diệt Liên Xô
Hồ sơ mật: Phương Tây nhiệt tình hỗ trợ Hitler tiêu diệt Liên Xô

VOV.VN - Bỏ mặc lời kêu gọi của Liên Xô, phương Tây hỗ trợ cho Hitler bằng nhiều hình thức khác nhau với hy vọng y sẽ phát động chiến tranh tiêu diệt Liên Xô.

Hồ sơ mật: Phương Tây nhiệt tình hỗ trợ Hitler tiêu diệt Liên Xô

Hồ sơ mật: Phương Tây nhiệt tình hỗ trợ Hitler tiêu diệt Liên Xô

VOV.VN - Bỏ mặc lời kêu gọi của Liên Xô, phương Tây hỗ trợ cho Hitler bằng nhiều hình thức khác nhau với hy vọng y sẽ phát động chiến tranh tiêu diệt Liên Xô.

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu
Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

VOV.VN - Sau khi trở lại chiến đấu, phi công tiêm kích Mỹ Gabby đã xông xáo tham gia nhiều trận không chiến táo bạo, bắn hạ hàng chục máy bay phát xít Đức.

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

Phi công Mỹ giao chiến với phi công phát xít Đức trên bầu trời châu Âu

VOV.VN - Sau khi trở lại chiến đấu, phi công tiêm kích Mỹ Gabby đã xông xáo tham gia nhiều trận không chiến táo bạo, bắn hạ hàng chục máy bay phát xít Đức.

Vì sao không quân Liên Xô thất bại trước phát xít Đức năm 1941?
Vì sao không quân Liên Xô thất bại trước phát xít Đức năm 1941?

VOV.VN - Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô vào năm 1941, cả lục quân và không quân Xô viết đều hứng chịu thất bại nặng nề trong giai đoạn đầu.

Vì sao không quân Liên Xô thất bại trước phát xít Đức năm 1941?

Vì sao không quân Liên Xô thất bại trước phát xít Đức năm 1941?

VOV.VN - Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô vào năm 1941, cả lục quân và không quân Xô viết đều hứng chịu thất bại nặng nề trong giai đoạn đầu.

Ảnh: Quân đội phát xít Đức hung hãn tấn công trên chiến trường Tây Âu
Ảnh: Quân đội phát xít Đức hung hãn tấn công trên chiến trường Tây Âu

VOV.VN - Nhờ hỏa lực mạnh, mức cơ giới hóa cao và chiến thuật “chớp nhoáng”, quân đội phát xít Đức đã mau chóng chọc thủng phòng tuyến hàng loạt nước Tây Âu.

Ảnh: Quân đội phát xít Đức hung hãn tấn công trên chiến trường Tây Âu

Ảnh: Quân đội phát xít Đức hung hãn tấn công trên chiến trường Tây Âu

VOV.VN - Nhờ hỏa lực mạnh, mức cơ giới hóa cao và chiến thuật “chớp nhoáng”, quân đội phát xít Đức đã mau chóng chọc thủng phòng tuyến hàng loạt nước Tây Âu.