Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ tự kỷ

VOV.VN - Các nhà giáo dục hiện cũng gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục trẻ rối loạn phát triển, trẻ tự kỷ.

Ngày 30/10, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Hội đồng giáo dục đặc biệt khu vực Đông Nam Á (SEAMEO SEN), Tổ chức Angels’ Haven (Hàn Quốc), World Human Future (Pháp), Trường Thực hành các nhà tâm vận động (Bỉ), Tổ chức Cứu trợ Mỹ USAID và Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) đã tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về giáo dục trẻ rối loạn phát triển “Đánh giá, can thiệp và xây dựng môi trường giáo dục phù hợp”.

Các em bị hội chứng tự kỷ hòa tấu nhạc cụ trong phần mở đầu chương trình. 

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Mục, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Giáo dục đặc biệt cho biết, theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, Việt Nam có 1.329.000 trẻ em khuyết tật. Theo mức tăng dân số chung, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có khoảng gần 1,5 triệu trẻ khuyết tật, trong đó có nhiều trẻ rối loạn phát triển. Trẻ rối loạn phát triển cũng là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình học tập và phát triển. Bên cạnh đó, các nhà giáo dục cũng gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục trẻ rối loạn phát triển.

Trong bài tham luận tại hội thảo, TS Đinh Nguyễn Thu Trang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trẻ rối loạn phát triển là những trẻ có vấn đề về phát triển như các lĩnh vực phát triển không đồng đều, chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa, có những vấn đề nảy sinh kèm theo như chậm vận động, chậm nhận thức, chậm ngôn ngữ, hạn chế khả năng tương tác… Trẻ có rối loạn phát triển thường kèm theo các vấn đề về hành vi như chạy liên tục, khó tập trung vào một nhiệm vụ, hành vi xâm hại, cắn, đánh người khác khi không được thỏa mãn nhu cầu… Các hành vi ở các mức độ từ nhẹ đến nặng nhưng đều ảnh hưởng đến việc học tập và hòa nhập của trẻ.

Nói về nguyên dân dẫn đến việc trẻ bị rối loạn phát triển, TS Đinh Nguyễn Thu Trang cho rằng mọi hành vi của trẻ rối loạn đều có nguyên nhân nhất định, do đó, nếu muốn giải quyết vấn đề hành vi của trẻ phải giải quyết đúng những nguyên nhân gây ra hành vi của trẻ.

Theo cách tự nhiên, rối loạn phát triển có thể do khiếm khuyết chức năng của hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, các vấn đề như cách giáo dục, môi trường xã hội, các khó khăn trong mối quan hệ tương tác với con người, vấn đề bạo lực học đường, bị trêu chọc ở trường học cũng có thể dẫn tới tình trạng này của trẻ.

Chuyên gia này cũng cho biết, các trị liệu dùng thuốc không có tác dụng làm thay đổi các rối loạn phát triển. Đặc biệt với các vấn đề ở trường học, thì điều quan trọng là cần giáo dục cho các giáo viên và nhân viên trong trường học hiểu đúng về tâm lý của các vấn đề nảy sinh đó.

Cần tăng cường các tương tác giữa các thành viên trong gia đình

Là một dạng của rối loạn phát triển, tình trạng trẻ bị tự kỷ, hay còn gọi là rối loạn phát triển phổ tự kỷ ngày càng gia tăng. 

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập TP. Hồ Chí Minh, cho biết, hiện trung tâm đang nhận hỗ trợ cho hơn 100 trẻ tự kỷ. Trong những năm gần đây, số lượng trẻ đến trung tâm để được hỗ trợ điều trị tự kỷ ngày càng gia tăng.

Ông Nguyễn Thanh Tâm cho rằng, nhịp sống hiện đại khiến nhiều Bố mẹ đang dành quá ít thời gian cho con cái. Có người từng nói rằng, mỗi ngày chỉ dành 30 phút cho con, thậm chí, có ngày khi bố về muộn còn không kịp thấy mặt con. Nhiều gia đình, phó mặc việc trông con cho người giúp việc, trong khi những người này lại không thể hiểu trẻ đang phát triển đến giai đoạn nào. Việc họ làm là giữ an toàn cho trẻ. Khi trẻ khóc, họ có thể mở TV, hay Ipad cho trẻ, vô tình đẩy trẻ rơi vào quá trình giao tiếp một chiều với các thiết bị công nghệ. Vì không có giao tiếp với mọi người, nên quá trình phát triển ngôn ngữ, nhận thức của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nghe âm thanh phỏng vấn chuyên gia tại đây: 

 

 

Chuyên gia này cho rằng, sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ với con cái là rất quan trọng, bố mẹ là chỗ dựa cho con, ngay cả ông bà cũng không thể thay thế.

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán thiếu chính xác, dẫn đến xác định sai hướng điều trị cũng khiến tình trạng tự kỷ của nhiều trẻ thêm trầm trọng.

Theo Giám đốc trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập TP. Hồ Chí Minh, 2 năm đầu đời là thời gian phát triển các lĩnh vực của trẻ, đây là giai đoạn chỉ có thể theo dõi, chứ chưa thể đưa ra kết luận trẻ tự kỷ hay không. Sau 3 tuổi, những phán đoán này mới có thể chính xác. 

Trên thế giới, để đưa ra phán đoán cuối cùng về tình trạng này của trẻ, phải thông qua đánh giá của bác sỹ tâm thần nhi, nhà tâm lý trị liệu và nhà giáo dục đặc biệt. “Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phát hiện sớm lại rất có vấn đề, những người đưa ra kết luận về tình trạng của trẻ, không phải bác sỹ tâm thần nhi. Hơn nữa, thời gian trẻ tiếp xúc với bác sỹ quá ngắn, chỉ từ 15-30 phút, với thời gian này, chưa thể phán đoán chính xác”, ông Tâm cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, việc bố mẹ không chấp nhận ngay việc con bị tự kỷ, dẫn đến kéo dài thời gian, khiến trẻ chậm được điều trị, mất đi những cơ hội tốt. Bên cạnh đó, việc điều trị không đúng phương pháp cũng khiến các phụ huynh và trẻ em khốn đốn, lao đao khi tiền mất tật mang.

Các chuyên gia cho rằng, việc sớm phát hiện, chẩn đoán chính xác các dạng rối loạn phát triển của trẻ, sớm điều trị sẽ giúp cải thiện tốt hơn tình trạng của các trẻ bị rối loạn phát triển nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những dấu hiệu về căn bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần biết
Những dấu hiệu về căn bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần biết

VOV.VN - Bệnh tự kỷ là những rối loạn bất thường trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Những dấu hiệu về căn bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần biết

Những dấu hiệu về căn bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần biết

VOV.VN - Bệnh tự kỷ là những rối loạn bất thường trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ.

Cơ hội điều trị cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ bằng y học cổ truyền
Cơ hội điều trị cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ bằng y học cổ truyền

VOV.VN - Điều trị bệnh tử kỷ bằng phương pháp thủy châm, điện châm và cấy chỉ được Bệnh viện châm cứu Trung ương áp dụng từ năm 2013 và cho hiệu quả đáng kể.

Cơ hội điều trị cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ bằng y học cổ truyền

Cơ hội điều trị cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ bằng y học cổ truyền

VOV.VN - Điều trị bệnh tử kỷ bằng phương pháp thủy châm, điện châm và cấy chỉ được Bệnh viện châm cứu Trung ương áp dụng từ năm 2013 và cho hiệu quả đáng kể.

Hành trình của cậu bé tự kỷ trở thành kỷ lục gia xiếc Việt Nam
Hành trình của cậu bé tự kỷ trở thành kỷ lục gia xiếc Việt Nam

VOV.VN - Qua hơn 3 chăm chỉ luyện tập, cậu bé tự kỷ Nguyễn Khôi Nguyên đã trở thành một nghệ sĩ xiếc tài năng và có thể hòa nhập với cuộc sống.

Hành trình của cậu bé tự kỷ trở thành kỷ lục gia xiếc Việt Nam

Hành trình của cậu bé tự kỷ trở thành kỷ lục gia xiếc Việt Nam

VOV.VN - Qua hơn 3 chăm chỉ luyện tập, cậu bé tự kỷ Nguyễn Khôi Nguyên đã trở thành một nghệ sĩ xiếc tài năng và có thể hòa nhập với cuộc sống.