Tuyển sinh đại học 2016: Thí sinh không nên chọn “bừa” ngành nghề

VOV.VN - Thí sinh nên chọn ngành theo năng lực và thị trường lao động, không nên chọn "bừa" ngành nghề để miễn sao là đỗ đại học.

Chỉ còn hơn hai tháng nữa các học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ tham gia Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016. Tuy nhiên, hiện nhiều thí sinh vẫn loay hoay trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

Các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần căn cứ vào năng lực, sở thích và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động chứ không chỉ căn cứ vào điểm thi để chọn ngành, chọn trường.

Theo các chuyên gia, từ năm 2015, thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sau khi đã có điểm thi nên cơ hội trúng tuyển cũng cao hơn. Tuy nhiên, do các em có nhiều cơ hội lựa chọn ngành, trường theo điểm thi cũng dẫn đến xác xuất lựa chọn sai ngành, nghề nhiều hơn.

Vấn đề chung là thí sinh hay tìm hiểu thông tin và lựa chọn theo tên một ngành, nghề cụ thể. Khi mở rộng ra lĩnh vực đào tạo chuyên môn của ngành, nghề đó thì kỹ năng lựa chọn của thí sinh rất yếu, dẫn đến sự lựa chọn sai.

Thí sinh nên chọn ngành học theo năng lực và thị trường lao động (ảnh minh họa)

Ông Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng đào tạo đại học, Trường Đại học Thủy lợi cho rằng: “Để có sự lựa chọn đúng, các em cần chú ý tới sở trường và khả năng của mình. Việc đầu tiên là các em phải cân nhắc thật kỹ vì khi nộp hồ sơ xét tuyển là lúc có điểm thi rồi nên phải nghiên cứu thật kỹ là điểm của mình những trường nào có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, thí sinh phải biết được có năng lực thực sự về chuyên môn gì. Các em cũng phải nuôi niềm đam mê chứ không nhất thiết là phải vào đại học bằng mọi giá mà quên đi đam mê của mình”.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo đại học, Đại học Bách khoa cho biết, năm 2016, trong đợt 1, các thí sinh sẽ không được thay đổi nguyện vọng khi xét tuyển nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn ngành, chọn trường. Ngoài căn cứ vào điểm thi, các em phải xác định được lĩnh vực nghề nghiệp rõ ràng; tìm hiểu kỹ về uy tín, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, điểm chuẩn của trường đó… thì mới nộp hồ sơ: “Khi đăng ký xét tuyển, các em cần tìm hiểu kỹ các nhóm ngành đào tạo và điểm trúng tuyển năm 2015 để có được một khả năng trúng tuyển cao vào một ngành đào tạo mà các em mong muốn. Một số ngành đào tạo không được coi là hot của một số trường hiện nay thì lại có sức hút khá lớn đối với thị trường nhân lực chất lượng cao".

Để tìm hiểu việc này, các em có thể truy cập vào trang thông tin tuyển sinh của các trường, đặc biệt là các trường đào tạo về khoa học công nghệ, các em có thể được tư vấn kịp thời hoặc cập nhật về thông tin xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển vào các ngành mà các em mong muốn”- ông Phong Điền lưu ý.

Qua các đợt tư vấn tuyển sinh của Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức gần đây cho thấy, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn còn đặt mục tiêu quan trọng là đỗ vào một trường đại học chứ không phải chọn nghề. Vì vậy, phụ huynh cũng không dành nhiều thời gian tìm hiểu về nghề nghiệp, về xu hướng việc làm và những lĩnh vực liên quan để tư vấn cho con, mà chỉ đầu tư cho con học tập, cốt để trúng tuyển đại học, cao đẳng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, đây là quan niệm chưa đúng, dễ dẫn đến việc lựa chọn sai ngành nghề, hoặc ngành nghề đó không phù hợp với năng lực và sở thích của các em. Việc chọn ngành khi đăng ký xét tuyển phải gắn liền với nghề nghiệp mà các em muốn làm và nhu cầu nhân lực của xã hội.

Các em cần phải có cân nhắc thận trọng, phải căn cứ vào khả năng, sở trường vào điều kiện gia đình, vào những điều kiện mà các trường có thể đáp ứng cho các em và đặc biệt là phải tìm hiểu xem liệu sau 4-5 năm nữa thì ngành mình đăng ký học tập sẽ có nhu cầu như thế nào.

Các em phải cân nhắc, tham khảo ý kiến ngay từ bây giờ chứ không phải đến lúc có kết quả thi rồi mới suy nghĩ và đặc biệt là không nên chạy theo xu hướng là theo mốt, học theo bạn bè, theo xu hướng là thấy hot ngành nào thì đăng ký ngành đó sau này sẽ rất khó khăn cho các em.

Cũng theo các chuyên gia, khi chọn ngành đăng ký xét tuyển, thí sinh nên tìm hiểu rộng hơn về ngành, nghề, chọn công việc mình thích làm chứ không nên chọn theo kiểu cứ học đại học là tốt. Khi thí sinh đã xác định được mình muốn làm nghề gì thì việc chọn trường nào để đăng ký xét tuyển sẽ dễ dàng hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xét tuyển đại học bằng học bạ THPT: Liệu có xảy ra tiêu cực?
Xét tuyển đại học bằng học bạ THPT: Liệu có xảy ra tiêu cực?

VOV.VN- Xét tuyển bằng học bạ sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn thí sinh nhưng đang khiến xã hội lo ngại có thể xảy ra tiêu cực.

Xét tuyển đại học bằng học bạ THPT: Liệu có xảy ra tiêu cực?

Xét tuyển đại học bằng học bạ THPT: Liệu có xảy ra tiêu cực?

VOV.VN- Xét tuyển bằng học bạ sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các trường ĐH, CĐ tuyển chọn thí sinh nhưng đang khiến xã hội lo ngại có thể xảy ra tiêu cực.

Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT
Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT

VOV.VN - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 được tổ chức từ ngày 1-4/7. Thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn.

Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT

VOV.VN - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 được tổ chức từ ngày 1-4/7. Thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn.

Quy định mới dành cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào đại học
Quy định mới dành cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào đại học

VOV.VN -Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng có thể đăng ký tuyển thẳng vào tối đa 2 trường đại học.

Quy định mới dành cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào đại học

Quy định mới dành cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng vào đại học

VOV.VN -Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng có thể đăng ký tuyển thẳng vào tối đa 2 trường đại học.

Tuyển sinh đại học năm 2016: Những điều thí sinh không được làm
Tuyển sinh đại học năm 2016: Những điều thí sinh không được làm

VOV.VN - Tuyển sinh đại học năm 2016, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong các đợt xét tuyển và phải cân nhắc khi xét tuyển theo nhóm.

Tuyển sinh đại học năm 2016: Những điều thí sinh không được làm

Tuyển sinh đại học năm 2016: Những điều thí sinh không được làm

VOV.VN - Tuyển sinh đại học năm 2016, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong các đợt xét tuyển và phải cân nhắc khi xét tuyển theo nhóm.

Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 có gì đặc biệt?
Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 có gì đặc biệt?

VOV.VN- Đề thi THPT Quốc gia 2016 chủ yếu trong chương trình lớp 12, yêu cầu học sinh bày tỏ chính kiến về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 có gì đặc biệt?

Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 có gì đặc biệt?

VOV.VN- Đề thi THPT Quốc gia 2016 chủ yếu trong chương trình lớp 12, yêu cầu học sinh bày tỏ chính kiến về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.