Vụ bé trai 10 tuổi bị bạo hành: Cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm?

VOV.VN - Ngoài sự dã man, vô nhân tính của người cha, còn thấy đâu đó sự vô cảm của những người xung quanh, sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng. 

Những ngày qua, khi dư luận chưa hết bức xúc trước vụ việc bé hơn 1 tháng tuổi bị người giúp việc đánh đập, tung hứng tại Hà Nam; các trẻ tại trường mầm non Mầm Xanh (TP.HCM) bị các cô cho ăn đòn nhiều hơn cơm bữa; hay bé gái 7 tuổi ở Kiên Giang bị cha và mẹ kế dùng thanh sắt nung dí vào người thì mới đây cả xã hội lại một lần nữa phẫn nộ khi chứng kiến ông bố tra tấn con ruột đến rạn sọ não trong suốt 2 năm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Những vụ xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng, diễn ra hàng loạt đang gióng lên hồi chuông báo động về sự nhẫn tâm, vô cảm của những người mang danh là bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Ông Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cho rằng, trong vụ việc cháu bé 10 tuổi bị cha đẻ bạo hành tại Hà Nội cho thấy sự vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó  Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em. 

PV: Mới đây, một bé trai 10 tuổi tại Hà Nội bị bố đẻ đánh đập, hành hạ suốt 2 năm đến mức bị rạn sọ não. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi em tìm cách trốn chạy khỏi gia đình và kể cho ông bà nội biết. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?

Ông Nguyễn Trọng An: Trước hết phải khẳng định đây là hành động không thể chấp nhận được. Bản thân tôi cũng như tất cả những người làm cha làm mẹ, khi nhìn cảnh cháu bé bị bố đẻ đánh trong suốt  2 năm liền đến mức gãy xương sườn, rạn sọ não cảm thấy rất phẫn nộ và vô cùng bức xúc. Tôi không chỉ bức xúc trước sự tàn bạo với trẻ em, mà còn bức xúc bởi đây là hành động của một người cha với con đẻ của chính mình và càng bức xúc hơn khi hành động vô nhân tính này lại ngang nhiên xảy ngay giữa Thủ đô, nơi đầy đủ các ban bệ. Người mẹ đã làm gì, ở đâu, khi bao nhiêu ngày không thấy con, nhưng cũng không tìm kiếm con.

Ngoài ra, trong câu chuyện này còn thấy rất rõ sự vô trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ trẻ em, bảo vệ pháp luật, chính quyền phương và sự thờ ơ của hàng xóm, láng giềng xung quanh. Đây là sự vô trách nhiệm tương tự như trường hợp em bé 13 năm bị chủ quán phở tại Thanh Xuân đánh đập. 

Tại sao những em bé khác đồng trang lứa được đến trường, đi học, vui chơi, trong khi đó, không thấy em bé này đi học, ra ngoài; hàng ngày vẫn nghe thấy những tiếng kêu khóc, nhưng những người xung quanh cũng không có thắc mắc gì.

Tổ dân phố, tháng nào cũng họp chi bộ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên ở đâu mà lại không phát hiện ra sự việc này? Chi hội trong sạch vững mạnh để làm gì, trong khi có những hành động dã man đang diễn ra ngay tại địa phương?

PV: Không chỉ riêng vụ việc của cháu bé 10 tuổi tại Cầu Giấy, thời gian gần đây, còn có hàng loạt các vụ bạo hành khác xảy ra. Đáng ngại, những kẻ thực hiện hành vi dã man với trẻ lại là những người chăm sóc, người thân trong gia đình của trẻ. Đây có phải lý do khiến những người xung quanh khó phát hiện?

Ông Nguyễn Trọng An: Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là pháo đài của gia đình đang dần bị phá vỡ bởi những áp lực từ kinh tế, xã hội. Giáo dục gia đình không được coi trọng, nhiều bậc làm cha mẹ không có kỹ năng giáo dục con cái, lại càng không có kiến thức để bảo vệ con khi còn nhỏ. Khi trẻ lớn lên, nhà trường lại chỉ tập trung chủ yếu vào dạy các kiến thức sách vở nhu Toán, Lý, Hóa, Ngoại Ngữ… mà quên mất giáo dục về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cho các em. 

Bên cạnh đó, quan niệm “yêu cho roi cho vọt” đã tồn tại trong tâm thức của người Việt từ rất lâu. Hàng chục năm nay chúng ta đã tuyên truyền giáo dục “Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng, roi vọt không làm trẻ lên người”, đã có những chiến dịch truyền thông, nhưng  đã là chiến dịch thì chỉ bùng lên như mọt ngọn sóng mà thiếu hẳn đi  sự sâu sát trong giáo dục cộng đồng, giáo dục gia đình. Chúng ta phải làm sao để giáo dục cho cả những người trưởng thành về tình yêu con người, kỹ năng không dùng đòn roi khi dạy dỗ con cái.

Ngoài ra, việc luật pháp xử chưa nghiêm túc, trách nhiệm của những người bảo vệ pháp luật chưa đến nơi đến trốn, nhiều trường hợp phải đợi đến Chủ tịch nước hay Thủ tướng Chính phủ ra lệnh mới xử lý. Đây là câu chuyện của sự không thượng tôn pháp luật.

PV: Để bảo vệ trẻ em khỏi nạn bạo hành, theo ông cần có những biện pháp cụ thể nào?

 Ông Nguyễn Trọng An: Đầu tiên là vai trò của gia đình, cụ thể là vai trò của cha mẹ đối với con cái, trẻ nhỏ. Cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc mang đến cho trẻ tình yêu thương, sự hiểu biết và đáp ứng những nhu cầu của trẻ.Cuộc sống gia đình sẽ tốt hơn nếu các bậc cha mẹ phối hợp cùng chuyên gia và áp dụng những cách mà giáo viên hay các chuyên gia kiến nghị để chăm sóc trẻ về thể chất và nuôi dưỡng trẻ về tinh thần.

Để thực hiện được điều này, trước hết trong từng gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội (Cán bộ XH, CTV bảo vệ trẻ em..) cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về bảo vệ chăm sóc trẻ em, nêu cao lòng nhân ái và tình thương đối với con trẻ. Trong đó, giáo dục gia đình là quan trọng hàng đầu.
Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ cho trẻ trong vấn đề bạo hành.

Tiếp đến, Luật pháp phải thực sự nghiêm minh. Chúng ta đã xây dựng Luật trẻ em và trong Luật Hình sự cũng đã quy định về các vấn đề liên quan đến xâm hại trẻ em. Song đến nay vẫn chưa có điều luật cụ thể xử phạt đối với những hành vi gây ra tổn thương tinh thần của trẻ em, cụ thể là mức độ trầm trọng ra sao, xử phạt thế nào cho tương ứng thì vẫn chưa có. 

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều hơn trước.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực nghiệm hiện trường vụ bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi ở HN
Thực nghiệm hiện trường vụ bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi ở HN

VOV.VN - Cảnh sát đã đưa đối tượng Nam về phòng trọ ở phường Nghĩa Đô để thực nghiệm điều tra, làm rõ việc anh này có dấu hiệu hành hạ con trai 10 tuổi.

Thực nghiệm hiện trường vụ bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi ở HN

Thực nghiệm hiện trường vụ bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi ở HN

VOV.VN - Cảnh sát đã đưa đối tượng Nam về phòng trọ ở phường Nghĩa Đô để thực nghiệm điều tra, làm rõ việc anh này có dấu hiệu hành hạ con trai 10 tuổi.

Bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi đối diện mức án nào?
Bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi đối diện mức án nào?

VOV.VN - Theo luật sư, hành vi bạo hành dã man con trai 10 tuổi của Trần Hoài Nam là vô nhân đạo, có thể đối diện án phạt tù.

Bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi đối diện mức án nào?

Bố đẻ bạo hành dã man con trai 10 tuổi đối diện mức án nào?

VOV.VN - Theo luật sư, hành vi bạo hành dã man con trai 10 tuổi của Trần Hoài Nam là vô nhân đạo, có thể đối diện án phạt tù.