Mạng xã hội đang thành cỗ máy kiếm tiền ở Đông Nam Á như thế nào?

Mạng xã hội đang lấy đi rất nhiều nguồn tiền trước đây từng dành cho các kênh quảng cáo truyền thống khác.

Việc hợp tác với những “ngôi sao” trên mạng xã hội đang là một chiến lược kiếm tiền mới rất được ưa chuộng của các công ty quảng cáo ở các nước khu vực Đông Nam Á, một bài bình luận trên Nikkei nhận định.
Ngôi sao mạng xã hội Singapore đăng tải ảnh và dòng trạng thái khi du lịch Nhật - Ảnh: Nikkei
Khi quảng cáo phi truyền thống “ăn” doanh thu của quảng cáo truyền thống
Blogger thời trang và đồng thời được coi như một ngôi sao trên mạng xã hội, Melissa Koh, viết trên Instagram của mình như sau khi cô đi du lịch tại tỉnh Yamagata của Nhật: “Hãy nhìn quanh tôi đi, toàn những điều kỳ diệu”. 
Tài khoản Instagram của cô hiện đang có hơn 220 nghìn người theo dõi, họ luôn chăm chú dõi theo những chuyến du lịch đến nhiều địa điểm khác nhau của cô cũng như để ý xem người mà họ yêu thích đang mặc đồ của hãng nào. Họ vô cùng quan tâm đến các quyết định mua sắm của cô.
Thực ra, chuyến đi đến nhiều tỉnh vùng Đông Bắc nước Nhật của Melissa Koh được ANA, hãng hàng không lớn hàng đầu của Nhật, tài trợ toàn bộ trong một chiến dịch quảng cáo hướng đến khách hàng khu vực Đông Nam Á. 
Khi có những ngôi sao của mạng xã hội đăng tải ảnh đi chơi, trải nghiệm dịch vụ, họ đã tìm được cách tiếp cận hiệu quả và tự nhiên hơn rất nhiều so với các kênh quảng cáo truyền thống. Các số liệu cho thấy số hành khách sử dụng dịch vụ của hãng tăng lên đáng kể.
Đối với các doanh nghiệp trên thế giới, việc tài trợ cho các dòng trạng thái quảng cáo của các ngôi sao mạng xã hội không phải điều gì mới. Thế nhưng phải đến gần đây, hoạt động quảng cáo kiểu này mới trở nên phổ biến tại các nước Đông Nam Á. 
Quảng cáo thông qua tài khoản mạng xã hội của người có sức ảnh hưởng đến đám đông hiện đang chiếm từ 30 đến 40% chi phí quảng cáo tại Thái Lan, cao hơn đáng kể so với con số chỉ 15% cách đây khoảng 3 năm, theo tính toán của công ty quảng cáo Mỹ Ogilvy & Mather. Hay nói cách khác, mức tiền cho các kênh quảng cáo truyền thống đang giảm đi đáng kể khi mạng xã hội lên ngôi.
Người dân Đông Nam Á không mấy thích thú với việc đọc các loại tạp chí thời trang hay du lịch, chính vì vậy, việc quảng bá du lịch hay thời trang đến họ qua các kênh này được đánh giá không mấy hiệu quả. Lượng ấn bản các loại tạp chí trên vì vậy tính trung bình thấp hơn rất nhiều so với tại Trung Quốc hay Nhật. 
Thế nhưng người Đông Nam Á lại rất thích dùng điện thoại di động và theo dõi tin tức trên đó cũng như sử dụng mạng xã hội nhiều. Một công ty quảng cáo của Anh ước tính tỷ lệ sử dụng mạng xã hội tại Brunei, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines hiện lên đến trên 50%. Các công ty quảng cáo lập tức bắt kịp xu thế này và tập trung vào mạng xã hội như một công cụ quảng cáo hữu ích nhắm đến khách hàng khu vực Đông Nam Á.
Những ngôi sao của mạng xã hội và người theo dõi họ thường chia sẻ một số sở thích và giá trị chung. Chính vì vậy khi các ngôi sao đăng tải thông tin về nhãn hàng hay dịch vụ nào đó mà họ trải nghiệm, người hâm mộ họ thường có cảm giác thân quen, theo nghiên cứu được công bố bởi giám đốc trung tâm nghiên cứu cuộc sống ASEAN, ông Goro Hokari.
Việc tài trợ cho các dòng trạng thái quảng cáo cũng giúp cho sản phẩm hay dịch vụ đến được đúng với nhóm dân số mà nó hướng tới, chiến lược này vốn cực kỳ hiệu quả với các sản phẩm như mỹ phẩm, thời trang hay thực phẩm. 
Kênh quảng cáo hiệu quả cho nhiều ngành hàng?
Thành công của biện pháp quảng cáo trên không thể phủ nhận. Tại Thái Lan, dòng sản phẩm Senka chuyên chăm sóc da với mức doanh số đứng thứ 12 của thị trường đã nhanh chóng vươn lên đứng vị trí thứ 5 sau khi Shiseido chạy một chương trình quảng cáo thông qua mạng xã hội như vậy. 
Hãng mỹ phẩm L’Oreal nổi tiếng thế giới cũng đang ký hợp đồng với hàng loạt ngôi sao mạng xã hội trên khắp thế giới để quảng cáo cho mỹ phẩm của hãng. Và chính các cuộc khảo sát ý kiến người tiêu dùng cũng cho thấy họ thích hình thức quảng cáo mới này.
Tại sự kiện Influence Asia mới đây, 252 người được coi như có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng đã được mời đến, con số này cao hơn rất nhiều so với mức 180 vào năm 2015. Cùng lúc đó, các thống kê cho thấy số lượng các dòng trạng thái liên quan đến sự kiện tăng vọt 40%. 
Và không chỉ các công ty trong ngành du lịch hay kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm, nhiều ngân hàng cũng đang hướng tới sử dụng kênh mạng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của mình. 
Ngân hàng DBS của Singapore mới đây đã ký hợp đồng với một số người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng mạng xã hội để thu hút thêm người sử dụng các sản phẩm tài chính của họ.
Việc duy trì uy tín trên mạng xã hội là một thách thức không nhỏ. Có không ít công ty đã dùng chính nhân viên của mình giả làm khách hàng để quảng cáo về sản phẩm. Ngoài ra, từng có không ít người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng mạng xã hội bị kiện vì nói xấu sản phẩm của đối thủ.
Chính phủ Singapore đã ra quy định rằng các dòng trạng thái quảng cáo phải được phân biệt rõ ràng với trạng thái thông thường. Ngoài ra, không ít người sử dụng mạng xã hội có lượng theo dõi cao cũng luôn có quan điểm cực độc lập, vì vậy không dễ để các nhà quảng cáo tiếp cận họ nếu sản phẩm muốn được quảng cáo không thực sự tốt.
Có thể kể đến Starvingtime, một trang chuyên đăng bài nhận xét về dịch vụ các nhà hàng và hướng dẫn cách nấu ăn luôn có quan điểm rất độc lập được điều hành bởi một người đàn ông Thái Lan. Starvingtime có tới 1,3 triệu người theo dõi và đến năm ngoái, Starvingtime đã đăng ký mở công ty, hiện đang có 50 nhân viên làm việc cho trang./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì lý do bảo mật, đừng khoe khoang quá nhiều trên mạng xã hội
Vì lý do bảo mật, đừng khoe khoang quá nhiều trên mạng xã hội

Để bảo vệ dữ liệu cá nhân, chuyên gia bảo mật khuyên người dùng đừng khoe khoang quá nhiều trên mạng xã hội.

Vì lý do bảo mật, đừng khoe khoang quá nhiều trên mạng xã hội

Vì lý do bảo mật, đừng khoe khoang quá nhiều trên mạng xã hội

Để bảo vệ dữ liệu cá nhân, chuyên gia bảo mật khuyên người dùng đừng khoe khoang quá nhiều trên mạng xã hội.

Đừng bao giờ chia sẻ những điều này trên mạng xã hội
Đừng bao giờ chia sẻ những điều này trên mạng xã hội

VOV.VN -Mạng xã hội là phương tiện nhanh nhất để kết nối thế giới nhưng không đồng nghĩa với việc bất cứ thông tin nào bạn cũng chia sẻ cho cả thế giới biết.

Đừng bao giờ chia sẻ những điều này trên mạng xã hội

Đừng bao giờ chia sẻ những điều này trên mạng xã hội

VOV.VN -Mạng xã hội là phương tiện nhanh nhất để kết nối thế giới nhưng không đồng nghĩa với việc bất cứ thông tin nào bạn cũng chia sẻ cho cả thế giới biết.

Làm thế nào để thu thuế bán hàng trên mạng xã hội Facebook?
Làm thế nào để thu thuế bán hàng trên mạng xã hội Facebook?

VOV.VN - Nếu muốn thu thuế qua mạng xã hội phải nghiên cứu kỹ các điều luật cũng như quy định khác nhau, không chỉ ở Việt Nam mà cả quốc tế.

Làm thế nào để thu thuế bán hàng trên mạng xã hội Facebook?

Làm thế nào để thu thuế bán hàng trên mạng xã hội Facebook?

VOV.VN - Nếu muốn thu thuế qua mạng xã hội phải nghiên cứu kỹ các điều luật cũng như quy định khác nhau, không chỉ ở Việt Nam mà cả quốc tế.

Kinh doanh trên Facebook, mạng xã hội sẽ sớm phải nộp thuế
Kinh doanh trên Facebook, mạng xã hội sẽ sớm phải nộp thuế

VOV.VN - Việc thu thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như Facebook là có cơ sở. 

Kinh doanh trên Facebook, mạng xã hội sẽ sớm phải nộp thuế

Kinh doanh trên Facebook, mạng xã hội sẽ sớm phải nộp thuế

VOV.VN - Việc thu thuế hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như Facebook là có cơ sở. 

Băn khoăn việc đăng ảnh con lên mạng xã hội sẽ bị phạt
Băn khoăn việc đăng ảnh con lên mạng xã hội sẽ bị phạt

VOV.VN - Theo Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực từ 1/6/2017, việc cha mẹ đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng có thể vi phạm pháp luật. 

Băn khoăn việc đăng ảnh con lên mạng xã hội sẽ bị phạt

Băn khoăn việc đăng ảnh con lên mạng xã hội sẽ bị phạt

VOV.VN - Theo Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực từ 1/6/2017, việc cha mẹ đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng có thể vi phạm pháp luật.