Châu Âu 2014 căng thẳng trên mọi mặt

VOV.VN - EU chưa tìm ra phương cách hữu hiệu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, lại phải gánh thêm cuộc đối đầu địa chính trị với Nga.

2014 - Năm của những thay đổi bản lề

Với Liên minh châu Âu, 2014 là năm của những thay đổi mang tính bản lề. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu hồi Hè tuy không kết thúc với kịch bản đáng sợ nhất là sự thắng thế của phe bài châu Âu nhưng là lời cảnh tỉnh cho tương lai của khối khi các cử tri thể hiện sự giận dữ và thất vọng của họ bằng cách bỏ phiếu nhiều hơn cho các đảng cực hữu và các phong trào dân túy.

Kỷ luật ngân sách hay thắt lưng buộc bụng không phải là thuốc trị bách bệnh (ảnh minh họa- france24)
Trong bối cảnh đó, đội ngũ lãnh đạo mới của EU đứng trước áp lực lớn phải cải cách. 5 năm đã qua kể từ khi khủng hoảng nợ công nổ ra, các chính sách mà EU áp dụng không mang lại hiệu quả cao. Kỷ luật ngân sách hay thắt lưng buộc bụng… tuy cần thiết song không phải là thuốc trị bách bệnh. Các nền kinh tế triệt để đi theo hướng thực hiện những biện pháp khắc nghiệt này, như Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Italy, tuy không lún sâu thêm vào khủng hoảng nhưng cũng chưa tìm lại được đà tăng trưởng.

Điều đáng ngại hơn, là khủng hoảng có dấu hiệu thể hiện nặng hơn ở hai nền kinh tế đầu tàu của khu vực là Đức và Pháp. Nền kinh tế Pháp trong năm 2014 gần như không tăng trưởng, chỉ ở mức 0,2-0,4%. Các cải cách chậm chạp, thậm chí là thất bại ngay từ khi chưa đưa vào thực hiện, như “Hiệp ước trách nhiệm” với giới chủ, biến Paris thành “con bệnh” của Liên minh châu Âu.

Bên kia sông Rhine, nước Đức cũng lần đầu chứng kiến đà chững lại của nền kinh tế. Tuy không u ám như Pháp nhưng Đức cũng buộc phải hạ thấp dự báo tăng trưởng và đẩy mạnh kế hoạch chi thêm tiền đầu tư công để kích cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Tốc độ cải cách – Chìa khóa của vấn đề

Tin vui sẽ không đến sớm. Trong báo cáo đánh giá cuối năm 2014, OECD vẫn tiếp tục thể hiện sự hoài nghi về đà phục hồi của kinh tế châu Âu. Tăng trưởng 2014 của toàn khối ước tính chỉ là 0,8%, tăng thêm một chút lên 1,1% năm 2015 và dấu hiệu tăng trưởng thực sự sớm nhất cũng phải đến năm 2016 mới quay lại, ở mức 1,7%. Vấn đề lớn nhất, đó là sự phức tạp của khủng hoảng. Quy mô và mức độ khủng hoảng ở mỗi nền kinh tế khác nhau khiến Brussels gần như bất khả thi trong việc đưa ra một định hướng chung cho tất cả. Trong khi ở một số nước, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát là nguy cơ cao, như Pháp, Italy thì ở một vài thành viên khác, nguy cơ lại là giảm phát, khi sức mua của dân chúng bị triệt tiêu nghiêm trọng bởi khủng hoảng kéo dài.

Tốc độ của cải cách, vì thế, là chìa khóa của vấn đề. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, một châu Âu với nhiều tốc độ phát triển kinh tế thì cũng buộc phải có nhiều tốc độ cải cách. Dĩ nhiên, các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp, Anh, Italy phải có trách nhiệm nhiều hơn bởi đây là trụ cột sức mạnh của khu vực. Nhưng các cải cách, thường có tác động xã hội rất lớn, lại là một vấn đề của chủ quyền quốc gia nên tìm ra tiếng nói hài hòa không đơn giản. Đức-Pháp là một ví dụ điển hình.

Berlin và Paris là hai đầu não của nền kinh tế châu Âu, và trên thực tế, có trọng lượng chỉ huy cao hơn Brussels. Nhưng hiện tại, Berlin và Paris đang không hài lòng với tốc độ cải cách của nhau. Thủ tướng Đức, Angela Merkel chỉ trích Pháp “cải cách chưa đủ mạnh và nhanh chóng” thì các chính trị gia Pháp lại đáp trả bằng việc chế nhạo rằng “nước Đức nên quan tâm đến việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang xuống cấp nghiêm trọng và dân số già hóa hơn là chỉ trích nước Pháp”.

Đến khi nào thì châu Âu tìm ra một con đường chung cho các vấn đề kinh tế? Đó là câu hỏi khó mà 5 năm qua các nước thành viên EU chưa trả lời được và cũng khó có kỳ vọng nó sẽ sớm được trả lời trong tương lai gần. Bởi lẽ, các chính sách mà Brussels áp đặt, như “quy tắc vàng” về thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP, về liên minh ngân hàng, về chống các thiên đường thuế… không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng thuận khi lợi ích quốc gia của mỗi thành viên khác nhau. Nước Anh gần như đứng ngoài các nỗ lực của khối vì muốn giữ London như một trung tâm tài chính bất khả xâm phạm, Pháp không thể cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 3% trước 2017 với lý do phải ưu tiên tăng trưởng, hay đến như Luxembourg của tân Chủ tịch EU Jean Claude-Juncker, vốn là cựu Thủ tướng Luxembourg trong gần 2 thập kỷ, cũng có lý để biện hộ cho riêng mình khi nổ ra scandal Luxleaks. Tìm lại đà tăng trưởng kinh tế, vì thế, có lẽ trước hết là câu chuyện về nỗ lực của từng quốc gia thành viên EU, hơn là sự phối hợp tổng thể của cả khu vực.

Sức mạnh bị nghi ngờ

Khi kinh tế ảm đạm, các vấn đề xã hội trong nội bộ các nước thành viên bùng nổ, điều đương nhiên là EU sẽ không thể có một sức mạnh đối ngoại có trọng lượng. 2014 là năm mà vai trò của EU như một nhân tố an ninh và đối ngoại tầm thế giới bị thử thách nghiêm trọng khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang khiến sự đối đầu giữa EU với Nga trở nên nghiêm trọng nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Cuộc đọ sức địa chính trị này đặt lên vai EU một gánh nặng to lớn. Sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi đầu năm, EU, cùng với Mỹ, đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt lớn chưa từng có lên Nga. Quan hệ Nga-EU xuống dốc nghiêm trọng. Đó là một cuộc đối đầu mà cả hai đều thiệt hại. Kinh tế Nga suy sụp và kinh tế châu Âu cũng phải hứng chịu mất mát không nhỏ từ những biện pháp trừng phạt trả đũa của Nga và từ bất ổn trong môi trường đầu tư tại Nga, thị trường mà rất nhiều doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt từ Đức, đã đầu tư rất nhiều trong những năm qua.

Rất khó đánh giá liệu EU sẽ có thể tiến xa đến đâu trong căng thẳng chính trị hiện nay với Nga. EU không có quan điểm cứng rắn như Mỹ. Bên cạnh những nước quyết liệt với Nga như Anh, Ba Lan, các nước Baltic, cũng có không ít thành viên EU như Italy, Hungary hay Bulgaria ủng hộ cho việc tìm giải pháp chính trị để gỡ căng thẳng thay cho đối đầu.

Hai nước quan trọng nhất là Pháp và Đức phát đi các tín hiệu hòa hoãn. Thủ tướng Đức, Angela Merkel, dù công khai chỉ trích Nga, nhưng vẫn chưa cắt đứt liên lạc cá nhân với ông Putin và luôn để ngỏ khả năng hòa giải. Tổng thống Pháp Hollande, nước đang vướng mắc với Nga về việc chuyển giao hai tàu chiến hiện đại, cũng thúc đẩy các nỗ lực cá nhân qua việc điện đàm, thậm chí ghé thăm Moscow để bàn thảo với ông Putin.

Châu Âu không nhượng bộ Nga, nhưng cũng không muốn biến Nga thành kẻ thù. Chỉ có điều, giống như sự yếu ớt từ trước, EU chưa hiện diện như một khối thống nhất về an ninh và đối ngoại. Trong năm 2014, EU có một Cao ủy phụ trách đối ngoại mới (bà Morgherini, cựu Ngoại trưởng Italy), người không được đánh giá cao về kinh nghiệm và cũng bị nghi ngờ vì không có một chiến lược lâu dài nào để biến EU thành một thực thể an ninh, đối ngoại vững mạnh như mong muốn.

Giữa tham vọng trở thành một nhân tố chủ chốt của trật tự thế giới và thực lực đang bị sụt giảm vì khủng hoảng kinh tế, EU buộc phải tìm ra một con đường. Nền tảng cơ bản để EU vững mạnh là sự thịnh vượng kinh tế và các giá trị. Cả hai đều đang bị thử thách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây
Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

Ukraine trong thế giằng co Đông - Tây

VOV.VN - Hỗn loạn diễn ra ở Ukraine phản ánh cả sự đấu đá giằng xé trong nội bộ nước này lẫn sự giằng co giữa Nga và phương Tây.

Tân Tổng thư ký NATO: Ẩn số với châu Âu
Tân Tổng thư ký NATO: Ẩn số với châu Âu

VOV.VN - Ông Stoltenberg nhậm chức trong bối cảnh châu Âu và thế giới ngổn ngang nhiều vấn đề an ninh, có chiều hướng diễn biến, đan xen phức tạp.

Tân Tổng thư ký NATO: Ẩn số với châu Âu

Tân Tổng thư ký NATO: Ẩn số với châu Âu

VOV.VN - Ông Stoltenberg nhậm chức trong bối cảnh châu Âu và thế giới ngổn ngang nhiều vấn đề an ninh, có chiều hướng diễn biến, đan xen phức tạp.

Vì sao Hungary đe dọa rút khỏi Liên minh Châu Âu?
Vì sao Hungary đe dọa rút khỏi Liên minh Châu Âu?

VOV.VN - Mới đây Chủ tịch Quốc hội Hungary đã đe dọa sẽ rút khỏi EU nếu EU can thiệp quá sâu vào công việc của Hungary.

Vì sao Hungary đe dọa rút khỏi Liên minh Châu Âu?

Vì sao Hungary đe dọa rút khỏi Liên minh Châu Âu?

VOV.VN - Mới đây Chủ tịch Quốc hội Hungary đã đe dọa sẽ rút khỏi EU nếu EU can thiệp quá sâu vào công việc của Hungary.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?
Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

Vì sao Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine nữa?

VOV.VN - Cây bút của New York Times bình phẩm về khả năng can thiệp của Nga và mối quan hệ giữa ông Putin và ông Yanukovych.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine
Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

Toàn cảnh trận chiến đường phố đẫm máu tại Kiev, Ukraine

VOV.VN - Biểu tình kéo dài trong vài tháng đã tạo ra đột biến khi phe biểu tình kiểm soát được thủ đô, Quốc hội và văn phòng Tổng thống.

Châu Âu “loay hoay” tìm lời giải cho vấn đề ly khai
Châu Âu “loay hoay” tìm lời giải cho vấn đề ly khai

VOV.VN - Phương Tây không phải bao giờ cũng nhất quán trong chính sách của họ đối với vấn đề ly khai.

Châu Âu “loay hoay” tìm lời giải cho vấn đề ly khai

Châu Âu “loay hoay” tìm lời giải cho vấn đề ly khai

VOV.VN - Phương Tây không phải bao giờ cũng nhất quán trong chính sách của họ đối với vấn đề ly khai.

Châu Âu nín thở chờ câu trả lời của Scotland về việc tách khỏi Anh
Châu Âu nín thở chờ câu trả lời của Scotland về việc tách khỏi Anh

VOV.VN - Báo chí Anh, Pháp và nhiều nước đặc biệt là báo điện tử, đang thức trắng theo dõi diễn biến ở Scotland.

Châu Âu nín thở chờ câu trả lời của Scotland về việc tách khỏi Anh

Châu Âu nín thở chờ câu trả lời của Scotland về việc tách khỏi Anh

VOV.VN - Báo chí Anh, Pháp và nhiều nước đặc biệt là báo điện tử, đang thức trắng theo dõi diễn biến ở Scotland.