Mỹ chọn ngoại giao hay đối đầu quân sự với Triều Tiên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia kỳ cựu của Mỹ, đàm phán, ngoại giao là giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề Triều Tiên đang bế tắc.

Trong bối cảnh Triều Tiên vẫn kiên quyết theo đuổi các vũ khí tối tân, một nhóm sáu nhân vật có uy tín tại Mỹ đã gửi một tâm thư đến Tổng thống Trump kêu gọi sử dụng con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề này.

 Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên qua truyền hình. Ảnh: Getty Images/AFP

Vào ngày 4/7, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), gây ra làn sóng phản đối của cộng đồng quốc tế. Mỹ xác nhận vụ phóng thử ICBM đánh dấu một bước tiến lớn của Triều Tiên trong nỗ lực phát triển tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ. Kể từ đầu năm ngoái, Bình Nhưỡng đã tiến hành liên tiếp các vụ phóng thử tên lửa, khiến bầu không khí trên Bán đảo Triều Tiên trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng sức ép đối với Trung Quốc để nước này sử dụng tầm ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao của mình với Triều Tiên nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng ngừng các hoạt động tên lửa và hạt nhân.

Một vài ngày trước, một nhóm sáu nhà ngoại giao và chính trị gia cấp cao của Mỹ đã cùng đặt bút ký vào một lá thư gửi đến Tổng thống Trump về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên và thuyết phục ông Trump rằng không có giải pháp nào ngoài con đường ngoại giao để tìm ra lối thoát cho tình hình đang bế tắc.

Các tác giả của bức thư này là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William J.Perry, cựu Ngoại trưởng Mỹ George P. Shultz, cựu nghị sỹ Mỹ Richard G.Lugar, nguyên Thống đốc Bang New Mexico Bill Richardson, nhà khoa học nguyên tử Siegried Hecker thuộc trường Đại học Stanford và ông Robert L. Gallucci, Giáo sư Đặc cách giảng dạy bộ môn Ngành Ngoại giao thuộc trường Đại học Georgetown.

Nhà báo Esther Felden thuộc Hãng Phát thanh và Truyền hình Quốc tế Đức (DW) đã có cuộc trò chuyện với ông Gallucci, nguyên trưởng phái đoàn đàm phán của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên vào năm 1994, về vấn đề này. Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, ông Galluci đã nói về thông điệp ông và các chuyên gia khác muốn chuyển tải đến ngài tổng thống cũng như tác động tiềm tàng của vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

DW: Triều Tiên kiên định với con đường của mình và đang tiến hành triển khai một loại tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới đất Mỹ. Hành động khiêu khích mới nhất này có ý nghĩa gì đối với tình hình vốn đã căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington?

Robert L. Gallucci: Theo tôi, hành động này rõ ràng cho thấy giới lãnh đạo Triều Tiên có ý đồ duy trì sức ép đối với Mỹ và còn có thể đối với các nước khác trong khu vực như Hàn Quốc và Nhật. Có lẽ, đây là chiến thuật mà Triều Tiến sử dụng nhằm đạt được một số nhượng bộ như giảm tần suất tiến hành các hoạt động diễn tập quân sự chung giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Tôi không cho rằng đó là hành động ngẫu nhiên và vụ thử ICBM lần này diễn ra đúng vào thời điểm nước Mỹ đang chuẩn bị kỷ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7. Hành động này còn nhằm mục tiêu thể hiện lập trường của mình bằng cách không phản ứng đối với những tuyên bố và các biện pháp quân sự mà Mỹ và các nước đồng minh tiến hành trong khu vực để cho người dân Triều Tiên thấy rằng hành động của Mỹ và các nước đồng minh đang làm là khiêu khích và không thể chấp nhận.

Hai từ "khiêu khích” và "không thể chấp nhận” nghe chừng không để lại tác động mạnh mẽ so với những gì Triều Tiên đang làm.

DW: Tổng thống Trump đã "phản pháo” trên mạng Twitter khi nói về lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un "Có phải gã này không có việc gì tốt hơn để làm với vợ của mình?" và "Thật khó tin rằng Hàn Quốc và Nhật sẽ chịu đựng điều này lâu hơn." Theo ông, đoạn tin dài 140 ký tự này có phải là một cách phù hợp để tháo gỡ một trong những điểm bốc cháy nguy hiểm nhất trên thế giới?

Robert L. Gallucci: Câu hỏi của anh gợi ý tôi nên đánh giá về sự phù hợp trong những phản hồi của Tổng thống của chúng tôi đối với vấn đề này. Tôi nghĩ, nhiều người Mỹ, trong đó có cả tôi đang cố gắng điều chỉnh để thích ứng với Tổng thống mới và cái cách mà ông ta tương tác với các nhà lãnh đạo quốc tế cũng như báo chí Mỹ và các cơ quan khác. Phản ứng về những vấn đề này trên Twitter chí ít là điều khác lạ. Song ngài Tổng thống đã từng nói đây là biện pháp truyền đạt thông tin của ông, ít nhất là thỉnh thoảng. Tôi không cho rằng mình muốn đi quá giới hạn đó. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ đây là cách làm khác thường.

Điều đáng chú ý trong những thông điệp của Tổng thống Trump trên Twitter thực tế liên quan đến những ngôn từ mà ông ta đã sử dụng khi nói về các liên minh NATO và làm dấy lên câu hỏi liệu các nước liên minh này về lâu dài sẽ tiếp tục chấp nhận hoạt động dạng này của triều Tiên hay không. Đây là điều tôi hy vọng các nước thành viên NATO không nên quyết định một cách đơn độc mà cần quyết định có sự tham vấn với Mỹ. Và chúng ta cần cùng nhau quyết định đưa ra một phản ứng thận trọng, khôn ngoan đối với Triều Tiên.

DW: Vào tuần trước, ông cùng với 5 chuyên gia nổi tiếng khác, trong đó các cựu Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng cũng như một nhà khoa học nguyên tử nổi tiếng, người đã từng đến thăm cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, đã ký vào một bức thư gửi ông Trump, thúc giục ngài Tổng thống bắt đầu con đường hội đàm với Triều Tiên. Trong bối cảnh vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, bức tâm thư này dường như đến đúng thời điểm. Song điều gì đã khiến ông tán thành ký bức thư này?

Robert L. Gallucci: Chúng tôi không soạn thảo bức thư này mà chỉ được mời thông qua nó. Tất cả chúng tôi đã đọc nó một cách kỹ lưỡng trước khi đặt bút ký. Điều đó nói lên rằng tôi hoàn toàn chia sẻ tinh thần của bức thư này và tôi vui mừng được tham gia cũng những con người khác mà tôi vô cùng kính trọng.

Qua bức thư này, chúng tôi hy vọng Tổng thống Mỹ thấy tính trầm trọng của tình hình và cân nhắc những biện pháp đối phó với Triều Tiên mà cuối cùng có thể dẫn đến thương lượng và giải toả tình hình căng thẳng hiện nay.

Nếu điều này không được thực hiện trong tương lai gần thì chúng ta có nguy cơ thấy khả năng đối đầu gia tăng và dẫn tới các hoạt động quân sự thường thấy trên Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi e ngại đó sẽ là một chiến tranh mới trên Bán đảo Triều Tiên và hy vọng rằng điều này có thể tránh khỏi.

DW: Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên, theo ông tình hình này nguy hiểm như thế nào?

Robert L. Gallucci: Có khả năng tình hình này có thể chuyển biến rất nhanh theo hướng rất tồi tệ. Cơ cấu tương tác hiện nay là Triều Tiên đã cho thấy rõ ràng rằng họ muốn phát triển ICBM. Chúng ta đã chứng kiến một loạt các vụ thử vũ khí này. Song Tổng thống Trump đã nhấn mạnh sẽ không để điều đó xảy ra và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Matties tuyên bố rủi ro đó hầu như phụ thuộc vào chúng ta.

Vì thế sự đối đầu, hay nhất cơ cấu một sự đối đầu như vậy về một ý nghĩa nào đó đã được tuyên bố. Phía Triều Tiên toan tính thử ICBM và Mỹ tính kế ngăn chặn điều này. Và đó là một dạng xung đột mà dường như đối với nhiều người chúng ta có thể leo thang thành một cuộc đối đầu vũ trang.

DW: Cuối bức thư, ông có nói về "một cánh cửa cơ hội” - thậm chí có thể là cơ hội cuối cùng - để ngưng các chương trình vũ khí của Triều Tiên. Ông vẫn thấy cơ hội này còn bỏ ngỏ sau những gì mới diễn ra?

Robert L. Gallucci: Vụ thử ICBM theo tôi không chắc chắn. Thậm chí nếu đó đúng là một vụ thử ICBM, tình thế không phải không thể cứu vãn trừ phi một trong các bên quyết định cho rằng có thể cứu vãn và ra tay hành động, gây ra thương vong và dẫn tới sự căng thẳng leo thang. Tình hình thế không phải là không thể cứu vãn, chắc chắn khi các bên quyết định muốn cùng ngồi vào bàn đàm phán, ít nhất nó đàm phán về sự thương lượng nếu không muốn tiến hành ngay các cuộc thương lượng. Đây sẽ là một bước đi đúng hướng.

DW: Ông có đề cập rằng Tổng thống Mỹ cần phải cử đặc phái viên cấp cao đến Triều Tiên và để đổi lấy các cuộc đàm phán, Bình Nhưỡng cần tuyên bố ngưng các cuộc thử vũ khí hạt nhân và đạn đạo. Ông đánh giá khả năng này như thế nào?

Robert L. Gallucci: Một vài điểm đáng chú ý ở đây là: Trước hết, không ai muốn tiến hành thương lượng khi đối phương liên tục gây sức ép. Điều đó sẽ bất lợi khi cần giành sự ủng hộ trong nước để tiến hành đàm phán và tồi tệ nếu một bên thương thuyết toan tính chiếm ưu thế trong quá trình thương lượng.

Tôi có chút ít kinh nghiệm về vấn đề này và những gì chúng tôi đã tuyên bố 25 năm trước khi tiến hành thương lượng Hiệp định khung đã được nhất trí với Triều Tiên đó là trong quá trình thương lượng, chúng tôi không mong muốn đối phương đẩy mạnh chương trình vũ khí của mình. Vì thế, khi cả hai bên thương lượng, Triều Tiên không được tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân.

Ý nguyện thư của chúng tôi cũng như vậy. Hay nói cách khác, chúng tôi không muốn người Triều Tiên bước vào bàn thương lượng theo cách mà khi hai bên đang đàm phán mà một bên tiếp tục chế tạo. Đó là không phải một ý tưởng tốt. Khi đàm phán, cả hai bên cần phải nhất trí rằng chuyện đó sẽ không xảy ra.

Điều thứ hai, tôi nghĩ bất cứ ai lắng nghe và tin vào những tuyên bố của Triều Tiên rằng họ là một quốc gia vũ khí nguyên tử và sẽ luôn là vậy và sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ bối rối trước quan điểm của tôi. Người Triều Tiên vẫn thường rất hay nói về các vụ việc và sử dụng trạng từ "không bao giờ” song sau đó lại khôn ngoan giải quyết một sự vụ. Vì thế, tôi muốn nói rằng khi chúng ta nói về lập trường của Triều Tiên, chúng ta cần phải hiểu rằng họ hay coi trọng vấn đề song không có nghĩa là vấn đề không thể thương lượng.

Tôi sẽ không tham dự vào cuộc đàm phán với Triều Tiên trừ phi có một khả năng là cuối các cuộc đàm phán này, Bán đảo Triều Tiên sẽ không còn vũ khí hạt nhân. Đó là mục tiêu thương lượng của chúng ta hay ít nhất là mục tiêu đối với bên chúng ta. Người Triều Tiên có lập trường của mình. Tôi không cho rằng có bất kỳ lý do để nhìn nhận mọi tuyên bố của Triều Tiên là bất di bất dịch.

DW: Trong quá khứ, một vài nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã tham gia các cuộc thương lượng với Triều Tiên. Theo ông, hiện nay ai có thể là người thích hợp đứng ra làm đại diện cho chính quyền của ông Trump tiến hành thương lượng với Bình Nhưỡng?

Robert L. Gallucci: Cần phải có ai đó đại diện tiếng nói của chính quyền Mỹ hoặc ai đó đại diện cho cộng đồng quốc tế để thay mặt Mỹ đàm phán với Triều Tiên. Tôi nghĩ một đặc phái viên cấp cao là một ý tưởng tốt song tôi chưa nghĩ ra ai cả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga ngăn cản Liên Hợp Quốc lên án Triều Tiên thử tên lửa
Nga ngăn cản Liên Hợp Quốc lên án Triều Tiên thử tên lửa

VOV.VN - Nga đã lên tiếng phản đối việc Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ thử tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên.

Nga ngăn cản Liên Hợp Quốc lên án Triều Tiên thử tên lửa

Nga ngăn cản Liên Hợp Quốc lên án Triều Tiên thử tên lửa

VOV.VN - Nga đã lên tiếng phản đối việc Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ thử tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên.

Hạt nhân Triều Tiên - vấn đề hóc búa tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hạt nhân Triều Tiên - vấn đề hóc búa tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục trở thành vấn đề nóng trong phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/7.

Hạt nhân Triều Tiên - vấn đề hóc búa tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Hạt nhân Triều Tiên - vấn đề hóc búa tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục trở thành vấn đề nóng trong phiên họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/7.

Triều Tiên lên tiếng đáp trả hải quân Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên lên tiếng đáp trả hải quân Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên hôm 11/4 đã lên tiếng tố cáo việc quân đội Mỹ triển khai một cụm tàu tấn công tới bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên lên tiếng đáp trả hải quân Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên lên tiếng đáp trả hải quân Mỹ điều tới bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Triều Tiên hôm 11/4 đã lên tiếng tố cáo việc quân đội Mỹ triển khai một cụm tàu tấn công tới bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh
Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

VOV.VN - Theo KCNA, các hoạt động quân sự của Mỹ đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến gần hơn bờ vực chiến tranh.

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

Triều Tiên tố Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên tới gần miệng hố chiến tranh

VOV.VN - Theo KCNA, các hoạt động quân sự của Mỹ đang đẩy bán đảo Triều Tiên đến gần hơn bờ vực chiến tranh.

Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?
Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên ngỏ ý muốn gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?

Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên ngỏ ý muốn gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Bán đảo Triều Tiên lại dậy sóng vì vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên lại dậy sóng vì vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngay lập tức phản ứng sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sáng ngày 22/3.

Bán đảo Triều Tiên lại dậy sóng vì vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên lại dậy sóng vì vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngay lập tức phản ứng sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sáng ngày 22/3.

Việt Nam quan ngại việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo
Việt Nam quan ngại việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Việt Nam hết sức quan ngại trước việc CHDCND Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hỏa Tinh 14 ngày 04/7/2017.

Việt Nam quan ngại việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Việt Nam quan ngại việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Việt Nam hết sức quan ngại trước việc CHDCND Triều Tiên tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hỏa Tinh 14 ngày 04/7/2017.

Tổng thống Mỹ cam kết “hành động cực kỳ cứng rắn” với Triều Tiên
Tổng thống Mỹ cam kết “hành động cực kỳ cứng rắn” với Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/7 đã tuyên bố sẽ “hành động cực kỳ cứng rắn” với Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất của nước này.

Tổng thống Mỹ cam kết “hành động cực kỳ cứng rắn” với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ cam kết “hành động cực kỳ cứng rắn” với Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/7 đã tuyên bố sẽ “hành động cực kỳ cứng rắn” với Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất của nước này.