Hậu quả thương tâm từ những cuộc hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN - Vợ chồng chị Nay Hnhuan có 5  người con thì 3 cháu không biết nói, 1 cháu bị phù thận bẩm sinh, qua đời khi vừa tròn 11 tuổi.

Ở nhiều vùng nông thôn của tỉnh Gia Lai, người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn giữ hủ tục kết hôn cận huyết thống, với việc anh em con cô, dì, chú, bác ruột lấy nhau. Sự lạc hậu trong quan niệm về hôn nhân ở đây đang gây những hậu quả rất thương tâm.

Vợ chồng chị Nay Hnhuan bên những đứa con bất hạnh của mình

Vợ chồng anh Rcom Brăch và chị Nay Hnhuan, dân tộc Ja-rai, ở làng Rưng Ma Đoan, xã Ia Bol, thị xã Ayun Pa, là anh em con cô, con cậu ruột. Với người dân Ja-rai, cận huyết 1 đời, nhưng khác họ, thì lấy nhau vẫn là bình thường. Và hậu quả của sự bình thường này là trong 5  người con được sinh ra, có tới 3 không biết nói, 1 người con khác bị phù thận bẩm sinh, qua đời khi vừa tròn 11 tuổi. Những đứa con lại sức khỏe rất kém, nay ốm, mai đau.

Nhìn những đứa con tội nghiệp của mình, chị Nay Hnhuan hối hận nói: “Theo phong tục của người Ja Rai, lấy nhau cận huyết thống sau này nuôi bố mẹ tốt hơn, không phải chia tài sản cho người ngoài. Hồi trước mình không biết, nên mới lấy nhau cận huyết thống. Hậu quả là đẻ ra 3 đứa con bị câm. Sau này không dám cho con cái kết hôn cận huyết thống nữa.”

Đáng buồn hơn ở làng Rưng Ma Đoan, có những cặp vợ chồng đều là giáo viên, nhưng vẫn kết hôn cận huyết thống, như anh Siu Phu và chị Nay H’Pler. Trong đó, anh Siu Phu tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn, nhưng khi vừa ra trường, đã nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, kết hôn với người em con nhà cô ruột. Hiện nay, vợ chồng Siu Phu sinh được 3 người con, 1 cháu đã qua đời khi vừa lọt lòng, cô con gái út bị mắc bệnh tim bẩm sinh.

Mọi sai lầm giờ đã không thể sửa chữa được, anh Siu Phu buồn rầu nói:  “Theo phong tục của người Ja-rai từ xưa, họ lấy như vậy thì mình cũng cưới như thế. Mình ra trường xong, học xong đại học thì cũng theo như người ta thì cũng lấy như vậy. Lấy bên bác với bên cô. Trên sách báo, ti vi người ta cũng có nói, nhưng mình lỡ lấy rồi thì mình phải chấp nhận. Bây giờ hiện đại hóa, mình tránh tình trạng đó.”

Hiện nay, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai có gần 37 nghìn người, trong đó, 48% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê năm 2013 của Trung tâm dân số Kế hoạch hóa gia đình thị xã Ayun Pa, đối với độ tuổi sinh năm 1972 đến 1991, trên địa bàn có 34 cuộc hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thể cao hơn rất nhiều, bởi rất nhiều người vẫn cho rằng, kết hôn cận huyết thống là làm theo phong tục, không có gì sai, như chị Nay H’Pler, vợ của thầy giáo Siu Phu: “Con của cô hoặc bác thì họ cho phép lấy nhau. Cùng họ thì họ cấm, không cho lấy nhau. Theo phong tục ngày xưa thì mình theo như vậy thôi. Cảm thấy thích nhau thì lấy nhau, bây giờ họ vẫn lấy nhau như hồi xưa vậy thôi.”

Để ngăn chặn hôn nhân cận huyết phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, ngành chức năng thị xã A Yun Pa, tỉnh Gia Lai đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ.

Theo ông Trần Trọng Chức, Phó Giám đốc Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình thị xã Ayun Pa, mặc dù công tác này gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự kiên trì thực hiện, việc ngăn chặn hôn nhân cận huyết ở địa phương sau mỗi năm lại thêm những kết quả nhất định: “Phong tục tập quán đã ăn sâu vào gốc rễ của người dân nên việc thực hiện tuyên truyền cũng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ truyền thông dân số thực hiện phương châm mưa dầm thấm lâu, nói 1 lần không được thì nói nhiều lần. Công tác tuyên truyền ở cơ sở thường diễn ra vào ban đêm. Chúng tôi tư vấn tại nhà và tư vấn nhóm để cho người dân hiểu về tác hại của hôn nhân cận huyết, ảnh hưởng tới kinh tế gia đình và chăm sóc con cái. Tình trạng hôn nhân cận huyết giảm dần theo hàng năm.”

A Yun Pa là một trong 2 thị xã của tỉnh Gia Lai, với hạ tầng thông tin rất đầy đủ, truyền hình, internet, điện thoại di động, đã phủ khắp các xã, phường, thôn làng. Vậy mà hôn nhân cận huyết, với những hệ luỵ đau lòng vẫn đang tồn tại dai dẳng. Đây là một bất hợp lý mà bất cứ gốc rễ hủ tục nào cũng khó có thể lấy ra làm lý do khách quan. Chính quyền và ngành chức năng thị xã cần rà soát lại chương trình truyền thông dân số của mình để có cách tuyên truyền thuyết phục hơn, sớm xoá bỏ hôn nhân cận huyết tại địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống - câu chuyện ăn sâu, bám rễ
Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống - câu chuyện ăn sâu, bám rễ

(VOV) -Kết hôn cận huyêt thống, dẫn đến trẻ em sinh ra mắc các bệnh bạch tạng dị dạng, tan huyết bẩm sinh

Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống - câu chuyện ăn sâu, bám rễ

Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống - câu chuyện ăn sâu, bám rễ

(VOV) -Kết hôn cận huyêt thống, dẫn đến trẻ em sinh ra mắc các bệnh bạch tạng dị dạng, tan huyết bẩm sinh

Báo động tình trạng kết hôn cận huyết tại Cao Bằng
Báo động tình trạng kết hôn cận huyết tại Cao Bằng

 Nếu như năm 2006 tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng chỉ chiếm 0,58% thì đến nay con số này đã lên đến hơn 12%.

Báo động tình trạng kết hôn cận huyết tại Cao Bằng

Báo động tình trạng kết hôn cận huyết tại Cao Bằng

 Nếu như năm 2006 tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng chỉ chiếm 0,58% thì đến nay con số này đã lên đến hơn 12%.

Báo động về hôn nhân cận huyết thống
Báo động về hôn nhân cận huyết thống

Ở Lào Cai, có hàng trăm cặp kết hôn cận huyết thống: con bá lấy con dì, con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu…  

Báo động về hôn nhân cận huyết thống

Báo động về hôn nhân cận huyết thống

Ở Lào Cai, có hàng trăm cặp kết hôn cận huyết thống: con bá lấy con dì, con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu…  

Lai Châu khó thực hiện giảm 30%/năm cặp kết hôn cận huyết
Lai Châu khó thực hiện giảm 30%/năm cặp kết hôn cận huyết

(VOV) -Kết hôn cận huyết thống là thực trạng nhức nhối ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lai Châu hiện nay.

Lai Châu khó thực hiện giảm 30%/năm cặp kết hôn cận huyết

Lai Châu khó thực hiện giảm 30%/năm cặp kết hôn cận huyết

(VOV) -Kết hôn cận huyết thống là thực trạng nhức nhối ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lai Châu hiện nay.