Những điểm nhấn trên bản đồ kinh tế thế giới năm 2015

VOV.VN - Hoàn tất đàm phán TPP, Nhân dân tệ vào giỏ tiền quốc tế, giá dầu chạm đáy, FED tăng lãi suất… là những điểm nhấn kinh tế thế giới năm 2015.

Hoàn tất đàm phán TPP: Sau hơn 5 năm đàm phán tích cực, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức ký kết vào ngày 5/10 tại Mỹ, mở đường cho khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới. Đây được xem là hiệp định của thế kỷ, quy tụ các quốc gia đang nắm giữ tới 40% GDP toàn cầu, và có thể giúp kinh tế toàn cầu gia tăng thêm 300 tỷ USD mỗi năm.
Nhân dân tệ chính thức vào giỏ tiền quốc tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã quyết định thêm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào giỏ tiền dự trữ quốc tế, còn được gọi là SDR. Trong vòng 5 năm tới, Nhân dân tệ được kỳ vọng sẽ vươn lên mạnh mẽ, và là một thách thức lớn đối với sự thống trị của đồng USD.
FED tăng lãi suất: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 0 đến 0,25% lên 0,25% đến 0,5%, chấm dứt thời kỳ hỗ trợ đối với kinh tế Mỹ. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của FED kể từ khi Ngân hàng trung ương Mỹ đưa lãi suất xuống gần 0% vào năm 2008. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng lãi suất USD của FED sẽ tác động đến tất cả các khoản vay, kể cả tài khoản tiết kiệm.
Ảnh hưởng lớn từ sự leo thang của USD: Theo các chuyên gia, quyết định tăng lãi suất USD của FED sớm hay muộn cũng sẽ chứng kiến sự thay đổi trên thị trường tài chính thế giới. Lãi suất tăng, khiến đồng USD có xu hướng mạnh lên, USD sẽ là đồng tiền tăng mạnh nhất so với tất cả các loại tiền tệ khác. Do tăng lãi suất, khiến giá đồng USD tăng lên, điều này cũng có nghĩa là chi phí đi vay cao hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, trong đó có nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, nhất là các “con nợ” vay bằng đồng USD.
Kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc đều suy thoái: Trái với lo ngại ban đầu, nền kinh tế lớn thứ hai châu Á cuối cùng cũng thoát khỏi suy thoái về mặt kỹ thuật, khi đạt mức tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc có mức tăng trưởng quý III thấp nhất trong 6 năm sau, nhiều khu vực thậm chí còn tăng trưởng âm. Nếu so với thời hoàng kim có mức tăng trưởng luôn đạt 2 con số, mức tăng của nền kinh tế Trung Quốc năm nay được cho là rơi vào trạng thái báo động.
Kinh tế Mỹ khởi sắc: Năm 2015 đánh dấu sự phục hồi của kinh tế Mỹ bất chấp đà suy thoái ở nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản. Mỹ kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng vào năm 2016 dao động ở gần 2,5%. Trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp đang từ hơn 9,8% hồi tháng 5/2009 rơi xuống còn 5%. Chỉ riêng trong tháng 10/2012 nước Mỹ đã tạo ra được thêm 271.000 việc làm. Đây là thành tích cao nhất trong năm.
Giá dầu chìm sâu dưới đáy 11 năm: Giá dầu thô trên thế giới hiện ở mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ qua do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung lại tiếp tục dư thừa, đặc biệt khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc:Chứng khoán Trung Quốc lao dốc nghiêm trọng khiến nhà đầu tư bán tháo, ôm tiền “chạy” khỏi thị trường này. Các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc Shanghai Composite Index thiết lập mức đỉnh cao nhất lịch sử. Nhưng chỉ một tháng sau đó, chứng khoán nước này mất một nửa số điểm tích lũy, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2007, xóa sạch thành quả tăng điểm từ đầu năm. Sự lao dốc này khiến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới điêu đứng.
Lo Hy Lạp vỡ nợ, giới đầu tư tháo chạy khỏi đồng Euro: Kinh tế Hy Lạp bị chìm trong bóng đen sau khi hàng loạt đàm phán với các chủ nợ quốc tế rơi vào ngõ cụt, khiến quốc gia này khó vượt được “cửa tử”, đứng trước bờ vực phá sản, và có nguy cơ phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Hy Lạp đã phải áp dụng biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ toàn hệ thống ngân hàng và tạm thời đóng cửa tất cả các ngân hàng trong vòng 1 tuần.
Vụ bê bối gian lận khí thải của Volkswagen: Hãng sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu Volkswagen của Đức bị phanh phui vụ gian lận khí thải khi hãng này thiết kế phần mềm để đánh lừa các biện pháp đo lường khí thải trên các dòng xe chạy dầu diesel. Đây là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử xe hơi Đức, khiến hãng Volkswagen phair thu hồi hàng triệu xe và đứng trước nguy cơ đối mặt với án phạt hàng chục tỷ USD.
Zimbabwe đổi tiền: Trong nỗ lực ngăn chặn siêu lạm phát, Chính phủ Zimbabwe đã thực hiện chiến dịch khai tử đồng nội tệ. Theo đó, muốn đổi 1 USD, người dân nước này phải bỏ ra tới 35 triệu tỷ đô la Zimbabwe. Tuy nhiên, chiến dịch này vấp phải sự phản đối của nhiều người dân, những triệu tỷ phú nghèo đói của Zimbabwe, với lý do mức quy đổi không hợp lý./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều gì xảy ra khi Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế?
Điều gì xảy ra khi Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế?

VOV.VN - Trong vòng 5 năm tới, Nhân dân tệ sẽ vươn lên mạnh mẽ, và là một thách thức lớn đối với sự thống trị của đồng USD.

Điều gì xảy ra khi Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế?

Điều gì xảy ra khi Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế?

VOV.VN - Trong vòng 5 năm tới, Nhân dân tệ sẽ vươn lên mạnh mẽ, và là một thách thức lớn đối với sự thống trị của đồng USD.

Hội nhập TPP: Doanh nghiệp vẫn kịp tăng năng lực cạnh tranh
Hội nhập TPP: Doanh nghiệp vẫn kịp tăng năng lực cạnh tranh

VOV.VN - Thời gian từ nay đến năm 2018 được đánh giá là rất cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho những ngành sản xuất còn yếu kém.

Hội nhập TPP: Doanh nghiệp vẫn kịp tăng năng lực cạnh tranh

Hội nhập TPP: Doanh nghiệp vẫn kịp tăng năng lực cạnh tranh

VOV.VN - Thời gian từ nay đến năm 2018 được đánh giá là rất cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho những ngành sản xuất còn yếu kém.

TPP thúc đẩy Việt Nam phát triển nền kinh tế sáng tạo hơn
TPP thúc đẩy Việt Nam phát triển nền kinh tế sáng tạo hơn

VOV.VN -Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy Việt Nam phát triển nền kinh tế cạnh tranh và sáng tạo hơn.

TPP thúc đẩy Việt Nam phát triển nền kinh tế sáng tạo hơn

TPP thúc đẩy Việt Nam phát triển nền kinh tế sáng tạo hơn

VOV.VN -Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy Việt Nam phát triển nền kinh tế cạnh tranh và sáng tạo hơn.

Trung Quốc "phá giá" Nhân dân tệ xuống thấp nhất trong hơn 4 năm qua
Trung Quốc "phá giá" Nhân dân tệ xuống thấp nhất trong hơn 4 năm qua

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng, xu thế của đồng Nhân dân tệ đi theo hướng thị trường hoá.

Trung Quốc "phá giá" Nhân dân tệ xuống thấp nhất trong hơn 4 năm qua

Trung Quốc "phá giá" Nhân dân tệ xuống thấp nhất trong hơn 4 năm qua

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng, xu thế của đồng Nhân dân tệ đi theo hướng thị trường hoá.

FED tăng lãi suất tác động thế nào đến tài chính toàn cầu?
FED tăng lãi suất tác động thế nào đến tài chính toàn cầu?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng lãi suất USD của FED sẽ tác động đến tất cả các khoản vay, kể cả tài khoản tiết kiệm.

FED tăng lãi suất tác động thế nào đến tài chính toàn cầu?

FED tăng lãi suất tác động thế nào đến tài chính toàn cầu?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng lãi suất USD của FED sẽ tác động đến tất cả các khoản vay, kể cả tài khoản tiết kiệm.