Doanh nghiệp cần chính quyền “chung thuỷ“

VOV.VN - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, ngoài việc nhất quán trong chính sách, chính quyền cần có sự "chung thuỷ" đối với doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo "Làm gì để môi trường đầu tư - kinh doanh minh bạch, ổn định?" tổ chức tại Hà Nội sáng nay (3/6), ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, vấn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, ổn định là vấn đề mới nhưng cũng là vấn đề muôn thủa.

Hội thảo - Tọa đàm "Làm gì để môi trường đầu tư - kinh doanh minh bạch, ổn định?" diễn ra tại Hà Nội sáng 3/6

Tăng sức hút đối với doanh nghiệp

Ông Lộc cho biết, Việt Nam đang khởi động cải cách lần thứ 2 trong nền kinh tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo những tiêu chuẩn và thông lệ phổ biến trên thế giới.

Theo Chủ tịch VCCI, kinh tế tư nhân chính là động lực, Nhà nước có vai trò quan trọng trong tạo môi trường, còn làm kinh doanh là sự nghiệp của toàn dân.

Đề cập yêu cầu thúc đẩy khởi nghiệp, nâng cao vai trò cạnh tranh của nền kinh tế, ông Lộc khẳng định: "Đây là 3 trụ cột trong định hướng xây dựng thể chế trong thời gian tới... Chúng ta cần xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo đúng chuẩn mực ASEAN trước tiên, sau đó mới đến chuẩn mực của thế giới".

Theo ông Lộc, mặc dù có nhiều thay đổi về môi trường kinh doanh, nhưng Việt Nam vẫn đang là địa điểm đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ. Thị trường Việt Nam đang hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ chính trị xã hội ổn định, quy mô thị trường tương đối lớn, kết nối vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chi phí lao động thấp.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI đánh giá, so với thế giới, môi trường kinh doanh Việt Nam còn phức tạp, chi phí chính thức và phi chính thức còn cao. Ông Lộc đặt câu hỏi: "Tại sao xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh dù tiến bộ nhưng vẫn thuộc nền kinh tế ở mức trung bình? Nên cần tiếp tục cải cách thể chế".

Vẫn còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh"

Khảo sát của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, còn nhiều điều kiện kinh doanh vẫn có thể bỏ được. VCCI bình xét còn 24 điều kiện kinh doanh không hợp lý, cần được cắt bỏ.

Môi trường kinh doanh Việt Nam có cải thiện nhưng còn chậm (Ảnh minh họa: KT)

Ông Lộc dẫn chứng: "Bộ Công Thương từng tuyên bố hàng trăm điều kiện kinh doanh sẽ được xem xét, tuy nhiên sau khi bỏ đi quy hoạch xuất khẩu gạo, fomandehit,.. sau đó gần như không triển khai.Các bộ ngành khác cũng tương tự như vậy".

"Tôi nghĩ còn nhiều quy định về điều kiện kinh doanh bất lợp lý vẫn tồn tại. Tôi nghe thấy có nhiều việc không chỉ doanh nghiệp mà các cơ quan quản lý đều cho rằng bất hợp lý nhưng bảo rằng pháp luật quy định như vậy thì chúng ta phải thực hiện. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị mỗi kì họp Quốc hội nên hình thành một luật sửa đổi nhiều luật, đôi khi chỉ sửa một điều trong luật...", ông Lộc nêu quan điểm.

Ông Lộc cho biết, ông từng nêu một số điều kiện kinh doanh phi lí như mũ bảo hiểm, đóng tàu.... Tôi cho rằng cần phải sửa đổi, nhìn ra ASEAN họ làm như thế nào thì chúng ta cần làm như vậy. Sửa đổi hệ pháp luật kinh doanh phải làm mạnh mẽ hơn. Thực tế, tình trạng "trên nóng dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe" một phần do ý thức, năng lực cán bộ nhưng có nguy hiểm hơn quy định pháp luật giải thích kiểu gì cũng được, mỗi nơi giải thích một kiểu, mỗi công chức giải thích một kiểu, khó khăn cho người làm kinh doanh.

Ngoài ra, theo Chủ tịch VCCI, trong thời gian qua, trong chi phí kinh doanh, chúng ta không chỉ nói tới chi phí thấp mà còn nói tới rủi ro thấp. Khi nói tới việc trên nóng dưới lạnh" thờ ơ vô cảm" thì không chỉ cấp địa phương mà còn ở cấp bộ ngành trung ương. "Thủ tướng quyết liệt nhưng xuống tới cấp bộ, ngành địa phương thì nó nguội đi rồi," ông Lộc nói.

Vì thế, ông Lộc nhấn mạnh: Cần sự nhất quán và việc thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ cở mọi cấp. Không phải chỉ có việc nhất quán chính sách mà còn cần tới sự "chung thuỷ" của chính quyền đối với doanh nghiệp.

"Khi kêu gọi doanh nghiệp đầu tư dự án, nhiều nơi cơ quan không thực sự "chung thuỷ" với doanh nghiệp khi thay đổi chủ trương, do "lợi ích nhóm" làm ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, đẩy họ vào tình thế khó khăn," ông Lộc nêu thực tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam

VOV.VN -Có đến 71,5% đại diện doanh nghiệp châu Âu mô tả tình hình kinh doanh hiện tại của họ tại Việt Nam là "xuất sắc" và "tốt".

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam

VOV.VN -Có đến 71,5% đại diện doanh nghiệp châu Âu mô tả tình hình kinh doanh hiện tại của họ tại Việt Nam là "xuất sắc" và "tốt".

Việt Nam tăng 9 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh
Việt Nam tăng 9 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh

VOV.VN -Theo Báo cáo Doing Business 2017 của WB, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 63,83 trên thang 100.

Việt Nam tăng 9 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh

Việt Nam tăng 9 bậc xếp hạng môi trường kinh doanh

VOV.VN -Theo Báo cáo Doing Business 2017 của WB, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 63,83 trên thang 100.

Môi trường kinh doanh Việt Nam dần cải thiện, rào cản ít đi
Môi trường kinh doanh Việt Nam dần cải thiện, rào cản ít đi

VOV.VN - Theo kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa về môi trường kinh doanh Việt Nam 2015, rào cản đang ít đi, môi trường kinh doanh sáng dần lên.

Môi trường kinh doanh Việt Nam dần cải thiện, rào cản ít đi

Môi trường kinh doanh Việt Nam dần cải thiện, rào cản ít đi

VOV.VN - Theo kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa về môi trường kinh doanh Việt Nam 2015, rào cản đang ít đi, môi trường kinh doanh sáng dần lên.

Môi trường kinh doanh Việt Nam thua xa Thái Lan, Singapore, Malaysia
Môi trường kinh doanh Việt Nam thua xa Thái Lan, Singapore, Malaysia

VOV.VN-2 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, hiện nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan, Singapore, Singapore, Malaysia.

Môi trường kinh doanh Việt Nam thua xa Thái Lan, Singapore, Malaysia

Môi trường kinh doanh Việt Nam thua xa Thái Lan, Singapore, Malaysia

VOV.VN-2 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, hiện nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan, Singapore, Singapore, Malaysia.

Cải thiện môi trường kinh doanh ngay từ tư duy của cán bộ, công chức
Cải thiện môi trường kinh doanh ngay từ tư duy của cán bộ, công chức

VOV.VN - Để chính sách xóa bỏ sự khác biệt giữa văn bản với thực thi cần phải thay đổi được tư duy hành động của đội ngũ cán bộ công chức.

Cải thiện môi trường kinh doanh ngay từ tư duy của cán bộ, công chức

Cải thiện môi trường kinh doanh ngay từ tư duy của cán bộ, công chức

VOV.VN - Để chính sách xóa bỏ sự khác biệt giữa văn bản với thực thi cần phải thay đổi được tư duy hành động của đội ngũ cán bộ công chức.