Môi trường Điện Biên “kêu cứu” vì ô nhiễm chất thải từ cây dong riềng

VOV.VN - Việc xử lý nghiêm với các cơ sở sản xuất, xả thải gây ô nhiễm môi trường ở Điện Biên vẫn chưa được thực hiện quyết liệt.

Nhiều năm qua, cứ vào dịp từ tháng 9 đến hết tháng 12, khi mùa thu hoạch và chế biến dong riềng đi vào hoạt động thì nguồn xả thải từ các cơ sở chế biến ra môi trường đã khiến cuộc sống của người dân các xã Nà Nhạn, Nà Tấu, Mường Phăng, huyện Điện Biên, Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn.

Bãi chứa nước thải sản xuất của một số cơ sở sản xuất dong riềng tại đây hầu hết đều chỉ là những ao đất nhỏ, không được xử lý che chắn, hoặc có bể chứa nhưng với dung tích cũng hết sức hạn hẹp.

Điều nguy hại là nước thải xả trực tiếp ra hệ thống sông suối khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng, trong khi đây lại là nguồn cung ứng nước sinh hoạt, nước tưới cho hầu hết đồng ruộng, ao nuôi thủy sản của người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên tại con suối Nậm Rốm chảy qua địa bàn các xã Nà Tấu, Nà Nhạn, nước đã chuyển màu đen kịt, bã bọt dong riềng kết váng nổi khắp trên mặt nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Với tần xuất xả thải lớn của hơn 10 cơ sở thu mua, chế biến dong riềng trên địa bàn, hơn ai hết người dân trong khu vực đang phải gánh hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cá biệt có những cơ sở xả thẳng xuống ao đất và tràn luôn ra sông suối gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông Quàng Văn Khôm (người dân bản Nà Tấu 2, xã Nà Tấu) bức xúc: “Trước con suối này sạch sẽ, trong lắm, từ khi các xưởng dong riềng đến hoạt động thì rất bẩn, gây hại sức khỏe của nhân dân. Nước bẩn và thối, cho vào ao, con cá cũng chết. Nước này không dùng được đâu, chúng tôi toàn dùng nước khe cạn ở trên rừng thôi".

Ông Lò Văn Ín (người dân bản Nà Tấu 3, xã Nà Tấu) đề nghị: “Chính quyền không nên cho họ làm nữa, nếu làm thì phải giữ được bã dong riềng không để xảy ra ô nhiễm môi trường”.

Môi trường bị hủy hoại, người dân đang kêu cứu và những nhức nhối về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do xả thải từ sản xuất dong riềng đã hiện rõ trước mắt.

Ghi nhận thực tế tại bãi chứa nước thải sản xuất của một số cơ sở sản xuất dong riềng tại đây, hầu hết đều chỉ là những ao đất nhỏ, không được xử lý che chắn, hoặc có bể chứa nhưng với dung tích cũng hết sức hạn hẹp.

Trong khi mỗi ngày, các cơ sở đều sản xuất từ 25-30 tấn củ dong tươi, tương đương với lượng nước xả ra từ 300 – 400m khối nước.

Mỗi ngày các cơ sở đều sản xuất từ 25 đến 30 tấn củ dong tươi, tương đương với lượng nước xả ra từ 300 – 400 m3 nước.

Nước thải ô nhiễm ngấm thẳng xuống đất hoặc chưa kịp lắng lọc do bể chứa nhỏ nên chỉ khoảng 2 ngày các chủ cơ sở đã phải xả trực tiếp ra môi trường.

Cá biệt có những cơ sở xả thẳng xuống ao đất và tràn luôn ra sông suối gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là khi trao đổi thực tế với chủ một số cơ sở chế biến dong riềng tại đây về quy trình xử lý chất thải, xả thải gây ô nhiễm ra môi trường thì phóng viên lại nhận được những câu trả lời phủ nhận vấn đề này hoặc bao biện bằng những lý do riêng.

Ông Vũ Văn Năm, chủ cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho rằng, nước thải từ cơ sở sản xuất dong riềng ra môi trường chỉ là tương đối, không ảnh hưởng đến người dân.

“Thực ra mà nói nghĩ cho cùng, nó cũng chỉ là nước củ dong xả ra thôi, còn kiểm tra có gì độc hại trong đó thì chúng tôi cũng chưa nắm được. Chúng tôi cũng chỉ nghĩ làm sao xả ra môi trường tương đối một tý thôi chứ chẳng nghĩ gì là nó ảnh hưởng quá đến bà con nhiều quá”, ông Lò Văn Tươi nói.

Một số chủ cơ sở khác thì có công nhận việc xả thải ra gây ô nhiễm môi trường của mình là sai, tuy nhiên nguyên nhân được lý giải là do không đủ điều kiện, nguồn vốn để thực hiện.

Ông Lò Văn Tươi, chủ cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn xã Nà Tấu nói: “Các cơ sở làm thì tất nhiên nước cũng phải có đổi màu một ít, nói chung nó vẫn có ảnh hưởng, nhưng mà các cơ sở cũng khắc phục hết mức, nói chung cũng còn vào khoảng 20% thôi thì nó mới ra suối, đổi màu".

Trước những phản ánh, ghi nhận thực tế của phóng viên VOV, qua trao đổi với lãnh đạo tỉnh Điện Biên được biết, đây là vấn đề nhức nhối đã xảy ra nhiều năm qua và sẽ được tỉnh tiếp thu, khẩn trương thực hiện các giải pháp để cứu lấy môi trường, đảm bảo cuộc sống người dân.

Vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường từ sản xuất dong riềng gắn với phát triển kinh tế hiện trở thành bài toán nan giải với các địa phương nêu trên.

Trồng cây dong riềng theo nguyện vọng của nhân dân là điều mà chính quyền các địa phương vẫn khuyến khích. Tuy nhiên, quản lý giá cả đảm bảo quyền lợi cho người dân và siết chặt quản lý trong công tác kiểm tra vấn đề sản xuất gây ô nhiễm môi trường thì lại đang được chính quyền các xã này thực hiện rất lỏng lẻo, không kiên quyết.

Theo chính quyền xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, vào đầu vụ năm nào cũng yêu cầu các cơ sở sơ chế ký cam kết bảo vệ môi trường, đồng thời thành lập các tổ kiểm tra thường xuyên để xử lý vi phạm.

Thế nhưng, sau nhiều năm vẫn chưa giải quyết được triệt để và cũng không thể cấm hẳn được.

Trước những hệ lụy đối với môi trường, chính quyền địa phương này cho biết cũng sẽ giữ vững những diện tích đang có, không mở rộng thêm.

Đối với giải pháp mà các chủ cơ sở đề xuất cho thuê thêm đất nông nghiệp để đào ao chứa bã thải thì không khả thi vì đây là đất ruộng 2 vụ. 

Ông Giàng A Chợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nói: “Xã cũng thấy rằng nước xanh nước đen, bã thải, nước thải cũng chảy ra suối sẽ bị ô nhiễm, nhìn cũng đã cảm thấy không tốt rồi. Năm nào cũng thành lập đoàn đi kiểm tra, một số xưởng chưa thực hiện nghiêm túc theo cam kết thì lập biên bản và để tạm dừng hoặc sửa chữa như thế thôi, còn cấm hẳn thì xã cũng chưa cấm được”.

Trong năm 2017, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Điện Biên đã nhiều lần tổ chức phối hợp với chính quyền các xã mời các hộ dân chế biến dong riềng tuyên truyền các giải pháp bảo vệ môi trường.

Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành xử phạt nhiều lần khi phát hiện các cơ sở không đảm bảo trong quá trình xả thải. Thế nhưng mức xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe, còn ý thức chấp hành của các chủ cơ sở vẫn rất thấp.

Trung tá Nguyễn Tuấn Bắc, Phó trưởng Phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, đây cũng chính là những bất cập lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường từ sản xuất dong riềng vẫn diễn ra dai dẳng trong nhiều năm trở lại đây.

Theo Trung tá Bắc, trong xử lý cũng có những vướng mắc khi lực lượng công an chỉ kiểm tra và xử lý sai phạm, còn để tạo ra một quy trình xử lý đảm bảo thì các cơ quan nhà nước phải vào cuộc.

Cây dong riềng bén rễ trên địa bàn các xã đã gần 10 năm qua. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng mới chỉ xuất hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Mỗi khi đến mùa thu hoạch là môi trường lại “cầu cứu” trước vấn nạn ô nhiễm.

Trước những phản ánh, ghi nhận thực tế của phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam, qua trao đổi với lãnh đạo tỉnh Điện Biên được biết: đây là vấn đề nhức nhối đã xảy ra nhiều năm qua và sẽ được tỉnh tiếp thu, khẩn trương thực hiện các giải pháp để cứu lấy môi trường, đảm bảo cuộc sống người dân. 

Ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết: “Rong riềng này chất thải rất độc hại, nhiều năm rồi vẫn để tiếp tục thế này. Các cơ sở có bể, có ao chứa nước thải nhưng bể bé sẽ tràn hết ra là đương nhiên. Về phía tỉnh sẽ chỉ đạo sát sao việc này, sẽ phải chấm dứt hành động xả thải. Chúng tôi sẽ yêu cầu cảnh sát môi trường, cơ quan bảo vệ môi trường của tỉnh tiến hành xử lý ngay và phù hợp”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chậm khắc phục ô nhiễm môi trường sau vụ cháy ở Tiền Giang
Chậm khắc phục ô nhiễm môi trường sau vụ cháy ở Tiền Giang

VOV.VN - Nhiều đơn vị đã bị phê bình khi chậm xử lý vấn đề môi trường sau vụ cháy cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật tại Tiền Giang.

Chậm khắc phục ô nhiễm môi trường sau vụ cháy ở Tiền Giang

Chậm khắc phục ô nhiễm môi trường sau vụ cháy ở Tiền Giang

VOV.VN - Nhiều đơn vị đã bị phê bình khi chậm xử lý vấn đề môi trường sau vụ cháy cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật tại Tiền Giang.

Lo ngại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ Nhiệt điện Duyên Hải
Lo ngại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ Nhiệt điện Duyên Hải

VOV.VN -Tro bay và xỉ than từ nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đang là nỗi lo của người dân và chính quyền địa phương vì ô nhiễm môi trường.

Lo ngại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ Nhiệt điện Duyên Hải

Lo ngại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ Nhiệt điện Duyên Hải

VOV.VN -Tro bay và xỉ than từ nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đang là nỗi lo của người dân và chính quyền địa phương vì ô nhiễm môi trường.

Đà Nẵng nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bãi biển
Đà Nẵng nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bãi biển

VOV.VN -Từ nay đến cuối năm 2019, thành phố Đà Nẵng triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải tại các bãi biển.

Đà Nẵng nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bãi biển

Đà Nẵng nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường bãi biển

VOV.VN -Từ nay đến cuối năm 2019, thành phố Đà Nẵng triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải tại các bãi biển.

Ô nhiễm môi trường sau vụ cháy kho thuốc bảo vệ thực vật ở Tiền Giang
Ô nhiễm môi trường sau vụ cháy kho thuốc bảo vệ thực vật ở Tiền Giang

VOV.VN -Khu dân cư xung quanh vụ cháy vẫn còn nồng nặc mùi thuốc trừ sâu làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục hộ dân lân cận.

Ô nhiễm môi trường sau vụ cháy kho thuốc bảo vệ thực vật ở Tiền Giang

Ô nhiễm môi trường sau vụ cháy kho thuốc bảo vệ thực vật ở Tiền Giang

VOV.VN -Khu dân cư xung quanh vụ cháy vẫn còn nồng nặc mùi thuốc trừ sâu làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục hộ dân lân cận.

Báo động ô nhiễm môi trường tại các chợ đầu mối ở TP HCM
Báo động ô nhiễm môi trường tại các chợ đầu mối ở TP HCM

VOV.VN - Là nơi tập trung khối lượng hàng hóa hàng trăm tấn mỗi ngày nên thời gian gần đây, nhiều chợ đầu mối ở TP HCM đang bị ô nhiễm nặng nề. 

Báo động ô nhiễm môi trường tại các chợ đầu mối ở TP HCM

Báo động ô nhiễm môi trường tại các chợ đầu mối ở TP HCM

VOV.VN - Là nơi tập trung khối lượng hàng hóa hàng trăm tấn mỗi ngày nên thời gian gần đây, nhiều chợ đầu mối ở TP HCM đang bị ô nhiễm nặng nề.