Xóa nợ thuế không quy định thành chính sách thường xuyên

VOV.VN - Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về xóa nợ thuế, tiền chậm nộp của DNNN, bổ sung vào Nghị quyết về Dự toán ngân sách năm 2016.

Theo quy định hiện hành, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối tượng hộ gia đình, người nộp thuế có mức từ 50.000 đồng/năm trở xuống rất lớn. Số liệu thống kê năm 2014 có 12,6 triệu hộ gia đình có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp từ 50.000 đồng trở xuống với tổng số thuế trong toàn quốc 159,6 tỉ đồng; trong đó cơ bản là những hộ còn nhiều khó khăn.

Không miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dưới 50.000 đồng/năm

Trước thực trạng này, Chính phủ đề nghị bổ sung Điều 61 Luật quản lý thuế quy định miễn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế phải nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

Chính phủ cho rằng, quy định này sẽ công bằng hơn khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, tham gia các hiệp định FTA đã cam kết thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có giá trị thuế phải nộp 50.000 đồng/tờ khai hải quan; đồng thời giảm thủ tục hành chính kê khai, nộp thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung lực lượng để quản lý có hiệu quả các nguồn thu ngân sách, đấu tranh chống thất thu, chống chuyển giá tốt hơn.

Đồng thời, quy định cũng phù hợp với quy định hiện hành chỉ thực hiện thu thuế (GTGT, thu nhập cá nhân) đối với hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên, khi đó hộ kinh doanh phải nộp tối thiểu là 1,5 triệu đồng/năm, tương đương 125.000 đồng/ tháng.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề xuất chỉ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với DNNN trong khoảng thời gian được giới hạn trước ngày 31/12/2015. (Ảnh minh họa: KT)
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (TCNS), đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với Dự thảo luật việc miễn kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có mức nộp dưới 50.000 đồng/năm nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho công tác hành thu.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc quy định chế độ thu không chỉ là số thu nhiều hay ít mà nhằm góp phần nâng cao ý thức của người dân đóng góp cho cộng đồng và tăng cường công tác quản lý đất đai. Do vậy, Ủy ban TCNS chưa nhất trí với đề nghị của Chính phủ.

Xóa nợ thuế, tiền chậm nộp của DNNN trước ngày 31/12/2015

Đề xuất của Chính phủ cho phép xóa nợ thuế đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để góp phần thúc đẩy thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, giao, bán, khoán, sắp xếp lại với các trường hợp: DNNN thuộc danh sách sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hiện có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế của DNNN, được xem xét xóa nợ thuế ở mức để giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện sắp xếp lại DNNN tại thời điểm thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại.

DNNN đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê cơ quan có thẩm quyền chưa xác định số thuế nợ trong giá trị của doanh nghiệp và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt này.

DNNN đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh mà nguồn tài chính còn lại không đủ để thanh toán nợ thuế theo quy định của pháp luật có liên quan.

Để góp phần thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN, Luật thuế quy định việc quản lý và xử lý những khoản nợ thuế của DNNN mà doanh nghiệp đang có lỗ lũy kế lớn hơn số nợ thuế, để doanh nghiệp đủ điều kiện vốn chủ sở hữu để thực hiện cổ phần hóa.

Đồng thời, đối với những doanh nghiệp cổ phần hiện nay có số nợ thuế phát sinh từ trước thời điểm cổ phần hóa, do khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa số nợ thuế chưa được tính trong giá trị doanh nghiệp, nên các cổ đông, nhà đầu tư hiện nay không có trách nhiệm thực hiện các khoản nợ.

Đối với đề xuất này, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí xoá các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế là DNNN thuộc danh sách cổ phần hóa, giao bán, sáp nhập, sắp xếp lại do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như Dự thảo luật, nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN theo đúng chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc quy định như Dự thảo luật sẽ dẫn đến trường hợp các doanh nghiệp hiện nay chưa đến thời điểm thực hiện cổ phần hóa, cố tình chây ì, chậm nộp tiền thuế để tăng số nợ thuế lớn hơn số lỗ lũy kế của doanh nghiệp hoặc cố tình không kê khai số thuế nợ trong giá trị của doanh nghiệp để được hưởng chính sách xóa nợ thuế của Nhà nước.

Vì vậy, chỉ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với DNNN trong khoảng thời gian được giới hạn trước ngày 31/12/2015, không nên quy định trong Luật thành một chính sách thường xuyên. Theo đó, đây là nội dung mang tính cá biệt, nên đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp của DNNN và bổ sung vào Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2016.

Về quy định xóa tiền nợ thuế đối với trường hợp DNNN đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu, khi xác định giá trị doanh nghiệp chưa xác định số thuế nợ trong giá trị của doanh nghiệp và pháp nhân mới, không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt này, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, đây là các DNNN đã cổ phần hóa nhưng khi cổ phần hóa không xác định số nợ thuế trong giá trị của doanh nghiệp, việc quy định pháp nhân mới chịu trách nhiệm và nghĩa vụ đối với khoản nợ thuế này là chưa hợp lý. Song đây cũng là vấn đề tồn tại, cần rút kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban TCNS và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội không nhất trí với quy định trên và cho rằng. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, nguyên tắc khi cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu thì công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của Công ty được chuyển đổi.

Vì vậy, quy định về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp đối với DNNN đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xóa nợ thuế khó đòi phát sinh trước ngày 1/7/2007
Xóa nợ thuế khó đòi phát sinh trước ngày 1/7/2007

VOV.VN - Bao gồm các khoản tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh từ khoản tiền thuế, tiền phạt.

Xóa nợ thuế khó đòi phát sinh trước ngày 1/7/2007

Xóa nợ thuế khó đòi phát sinh trước ngày 1/7/2007

VOV.VN - Bao gồm các khoản tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh từ khoản tiền thuế, tiền phạt.

Xóa nợ thuế, tiền phạt từ 10 tỷ đồng phải xin Thủ tướng
Xóa nợ thuế, tiền phạt từ 10 tỷ đồng phải xin Thủ tướng

VOV.VN-Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước 1/7/2007

Xóa nợ thuế, tiền phạt từ 10 tỷ đồng phải xin Thủ tướng

Xóa nợ thuế, tiền phạt từ 10 tỷ đồng phải xin Thủ tướng

VOV.VN-Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước 1/7/2007

Doanh nghiệp Nhà nước sẽ được xóa nợ thuế 1.000 tỷ đồng?
Doanh nghiệp Nhà nước sẽ được xóa nợ thuế 1.000 tỷ đồng?

Bộ Tài chính đang đề nghị xoá nợ thuế cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đã bỏ trốn, mất tích quá lâu không xác minh được.

Doanh nghiệp Nhà nước sẽ được xóa nợ thuế 1.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp Nhà nước sẽ được xóa nợ thuế 1.000 tỷ đồng?

Bộ Tài chính đang đề nghị xoá nợ thuế cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đã bỏ trốn, mất tích quá lâu không xác minh được.

Xóa nợ thuế khó đòi làm lành mạnh hóa công tác quản lý?
Xóa nợ thuế khó đòi làm lành mạnh hóa công tác quản lý?

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa không phải gánh chịu những khó khăn, khoản lỗ do doanh nghiệp trước đó gây ra.

Xóa nợ thuế khó đòi làm lành mạnh hóa công tác quản lý?

Xóa nợ thuế khó đòi làm lành mạnh hóa công tác quản lý?

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa không phải gánh chịu những khó khăn, khoản lỗ do doanh nghiệp trước đó gây ra.