Giá trị pháp lý của bản sao: có thay thế được bản chính không?

VOV.VN - Bản sao y bản chính (như giấy khai sinh) không thể được dùng để làm chứng thực bản sao được 

- Bạn đọc Mai Thu Hà (Q.Thanh Xuân, HN) hỏi:

Em là sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị tham dự kì thi tuyển công chức vào Tổng cục thống kê. Vậy cho em hỏi bản sao y bản chính  có giá trị pháp lý như bản chính phải không? Và em có thể dùng giấy tờ đã được chứng nhận sao y bản chính (như giấy khai sinh) để làm chứng thực bản sao được không ?

- Luật sư trả lời:

Theo thông tin chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng chị không rõ về giá trị pháp lý của bản sao y bản chính so với bản chính và có thể dùng giấy tờ đã được chứng nhận sao y bản chính (như giấy khai sinh) để làm chứng thực bản sao được không? Chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì:

“2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Hơn nữa, theo Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì:

Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính

1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Như vậy, chị có thể hiểu bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị pháp lý như bản chính trong trường hợp sử dụng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch. Và bản sao y bản chính (như giấy khai sinh) không thể được dùng để làm chứng thực bản sao được mà chị phải sử dụng bản chính để thực hiện chứng thực bản sao.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ tổng đài TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006511 để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

VOV.VN - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ sẽ có thể bị công an phạt với mức 200.000 đồng

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

VOV.VN - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ sẽ có thể bị công an phạt với mức 200.000 đồng

Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?
Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

VOV.VN - Bán hàng trà đá tại vỉa hè, bị Công an phường tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh và xử phạt hành chính 200.000 đồng...

Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

VOV.VN - Bán hàng trà đá tại vỉa hè, bị Công an phường tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh và xử phạt hành chính 200.000 đồng...

Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?
Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Bạn của bạn đã chửi và đánh nhau với hai sinh viên cùng trường. Nghĩa là, hai bạn đã có hành vi gây mất trật tự tại nơi công cộng – trường học...

Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?

Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Bạn của bạn đã chửi và đánh nhau với hai sinh viên cùng trường. Nghĩa là, hai bạn đã có hành vi gây mất trật tự tại nơi công cộng – trường học...