Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

VOV.VN - Bán hàng trà đá tại vỉa hè, bị Công an phường tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh và xử phạt hành chính 200.000 đồng...

- Bạn L.A.H hỏi: Gia đình tôi có nhà nằm trên tuyến phố cấm bán hàng nhưng vì muốn kiếm thêm thu nhập nên gia đình tôi vẫn bán trà đá vào buổi tối tại góc vỉa hè trước cửa nhà. Vào tối ngày 10/07/2016, Công an phường đã tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh (bàn, ghế nhựa, hàng hóa) và xử phạt vi phạm hành chính 200.000 đồng vì hành vi lấn chiếm lề đường để buôn bán nhưng không lập biên bản. Công an phường làm như vậy có đúng quy định pháp luật hay không?

- Luật sư trả lời: 
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu gia đình bạn có bán hàng trà đá tại vỉa hè và bị Công an phường tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh và xử phạt hành chính 200.000 đồng mà không lập biên bản vi phạm. Bạn không rõ Công an phường làm như vậy có đúng theo quy định pháp luật hay không? Chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013   quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì: ““1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này...”

Gia đình bạn đã có hành vi bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Do đó, v việc Công an phường xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 200.000 đồng là hoàn toàn có cơ sở.  

Thứ hai, theo khoản 8 Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì: “8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra...”

Theo quy định trên, thì cơ quan công an không có quyền thu tang vật, và các đồ dùng và công cụ cho việc thực hiện việc bán hàng nước của mẹ bạn bởi không có quy định nào cho phép điều này.

Thứ ba, khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: “...5...Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.”

Như vậy, việc Công an thu giữ tang vật mà không lập biên bản là vi phạm quy định pháp luật.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ tổng đài TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006511 để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Tư pháp lên tiếng về Điều 292, Bộ luật Hình sự năm 2015
Bộ Tư pháp lên tiếng về Điều 292, Bộ luật Hình sự năm 2015

VOV.VN - Bộ Tư pháp sẽ nghiêm túc nghiên cứu kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp khi cho rằng Điều 292 BLHS 2015 là "rào cản" với sức sáng tạo.

Bộ Tư pháp lên tiếng về Điều 292, Bộ luật Hình sự năm 2015

Bộ Tư pháp lên tiếng về Điều 292, Bộ luật Hình sự năm 2015

VOV.VN - Bộ Tư pháp sẽ nghiêm túc nghiên cứu kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp khi cho rằng Điều 292 BLHS 2015 là "rào cản" với sức sáng tạo.

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

VOV.VN - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ sẽ có thể bị công an phạt với mức 200.000 đồng

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

VOV.VN - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ sẽ có thể bị công an phạt với mức 200.000 đồng