Bộ Công an chỉ đạo thanh tra, làm rõ trách nhiệm vụ tàu vỏ thép

VOV.VN - Bộ Công an họp báo trả lời báo chí về vấn đề liên quan đến nhà báo Nguyễn Duy Phong, vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong, khởi tố vụ bắt người ở Đồng Tâm

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2017.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ Công an đã trả lời nhiều câu hỏi của báo chí về vụ bắt giữ ông Nguyễn Duy Phong, Trưởng Ban bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam; việc khởi tố vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội và các kết quả điều tra ban đầu vụ chạy thận làm chết nhiều người ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình…

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2017.

Vụ 8 người tử vong khi chạy thận: Công tác điều tra khách quan

Về vụ chạy thận làm chết 8 người ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, qua quá trình điều tra, các đơn vị chức năng gồm Viện Khoa học hình sự, văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra cùng Công an Hoà Bình đã làm rõ các cá nhân sai phạm.

Trong đó, bị can Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp khi bảo trì các máy chạy thận nên bị khởi tố về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp.

Đối với Trần Văn Sơn là cán bộ phòng vật tư, trang thiết bị y tế của bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, có trách nhiệm liên hệ với các công ty sửa chữa thiết bị nhưng thiếu trách nhiệm trong việc nhận bàn giao các máy. Vì vậy, công an khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu qủa nghiêm trọng.

Riêng bác sĩ Hoàng Công Lương, làm việc tại khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện này là người chỉ định việc thực hiện điều trị hôm xảy ra sự việc. Do thiếu kiểm tra đã cho y lệnh nên bị khởi tố tội vi phạm quy định khám chữa bệnh.

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến nêu rõ, đây mới là tài liệu điều tra ban đầu, trong quá trình điều tra còn làm rõ xem liên quan đến ai nữa, có đủ điều kiện xử lý hình sự hay hành chính sẽ xem xét khách quan.

"Mới là điều tra ban đầu chúng tôi thấy cơ quan điều tra của Hòa Bình đã khởi tố như thế là khách quan. Chúng tôi tuân thủ chỉ đạo của Bộ Công an đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên phải làm hết sức khách quan, có liên quan đến quản lý nhà nước” - Trung tướng Đỗ Kim Tuyến nói.

Hoàn thành việc khắc phục sự cố 20 tàu vỏ thép trong 2 tháng

Về những sai phạm trong việc đóng tàu vỏ thép cho ngư dân Bình Định, Thiếu tướng Nguyễn Văn Dư, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật (Bộ Công an) cho biết, Bộ đã chỉ đạo thanh tra, làm rõ trách nhiệm của Công ty Nam Triệu (thuộc Bộ Công an) là đơn vị đóng 20 tàu vỏ thép cho ngư dân tỉnh Bình Định.

Ngay khi dư luận phản ánh về chất lượng số tàu cá này, Tổng cục Hậu cần – kỹ thuật đã chỉ đạo Công ty Nam Triệu kiểm tra, ưu tiên khắc phục hư hỏng để tàu có thể ra khơi, ngư dân tiếp tục bám biển. Sau khi phát hiện động cơ sai chủng loại, công ty Nam Triệu đã làm việc với đại diện hãng Dosan ở Việt Nam, ký hợp đồng khắc phục toàn bộ số sai sót này.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Dư cho biết: “Trong tháng 7 và 8 sẽ hoàn thành toàn bộ việc xử lý khắc phục sự cố này. Về việc xử lý, chúng tôi chỉ đạo công ty Nam Triệu thanh tra, rà soát toàn bộ quá trình sản xuất tàu, phát hiện, nếu có sai phạm thì xử lý đúng theo quy định. Hiện nay ưu tiên khắc phục nhanh để các tàu đi vào hoạt động”.

Nhà báo Nguyễn Duy Phòng thừa nhận việc nhận tiền

Về vụ việc cơ quan Công an thành phố Yên Bái khởi tố điều tra, tạm giữ, tạm giam ông Nguyễn Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, cho biết, báo cáo ban đầu của Công an Yên Bái cho thấy, ngày 16/6, ông Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh và có nêu một số vi phạm của Sở này; đồng thời, cung cấp thông tin phối hợp giải quyết.

Tại đây, phóng viên Duy Phong có yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu đồng. Tại thời điểm đó, do ông Sáng chưa đủ tiền nên mới chỉ chuyển 100 triệu, sau đó chuyển 100 triệu nữa. Đến 22/6, ông Phong bị phát hiện, bắt giữ và thừa nhận việc nhận tiền từ ngày 16/6.

Về câu hỏi có nên để Bộ Công an điều tra vụ việc này không? Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho rằng, trước hết thẩm quyền điều tra là của Công an Yên Bái. Nếu chuyển lên Bộ Công an phải trong trường hợp phải hết sức phức tạp. Bộ Công an hiện đã cử cơ quan điều tra của Bộ tiến hành giám sát, chỉ đạo Công an Yên Bái điều tra khách quan trong việc điều tra và kết luận hành vi này.

Thanh tra việc công an bắt người ở Đồng Tâm

Về vụ bắt giữ người trái pháp luật, cố ý hủy hoại tài sản ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, việc khởi tố hình sự nhằm tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cố ý hủy hoại tài sản để điều tra xử lý theo đúng trình tự pháp luật.

Còn liên quan đến việc cơ quan công an bắt giữ người đúng sai thế nào, Bộ Công an đã có quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra làm rõ. Khi nào có kết quả thanh tra, kiểm tra thì sẽ công bố công khai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị Interpol bắt giữ dẫn độ Vũ Đình Duy về Việt Nam
Đề nghị Interpol bắt giữ dẫn độ Vũ Đình Duy về Việt Nam

“Sau khi xác định Vũ Đình Duy bỏ trốn, Bộ Công an đã đề nghị Tổ chức Interpol bắt giữ và dẫn độ Duy về Việt Nam”, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết.

Đề nghị Interpol bắt giữ dẫn độ Vũ Đình Duy về Việt Nam

Đề nghị Interpol bắt giữ dẫn độ Vũ Đình Duy về Việt Nam

“Sau khi xác định Vũ Đình Duy bỏ trốn, Bộ Công an đã đề nghị Tổ chức Interpol bắt giữ và dẫn độ Duy về Việt Nam”, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết.

Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận 200 triệu của Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái
Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận 200 triệu của Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái

VOV.VN - Bộ Công an thông tin, trước khi bị bắt, nhà báo Lê Duy Phong đã nhận 200 triệu của Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái.

Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận 200 triệu của Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái

Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận 200 triệu của Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái

VOV.VN - Bộ Công an thông tin, trước khi bị bắt, nhà báo Lê Duy Phong đã nhận 200 triệu của Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái.

Bộ Công an thông tin về vụ bắt nhà báo Lê Duy Phong
Bộ Công an thông tin về vụ bắt nhà báo Lê Duy Phong

VOV.VN - Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận số tiền 200 triệu đồng từ Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái. 

Bộ Công an thông tin về vụ bắt nhà báo Lê Duy Phong

Bộ Công an thông tin về vụ bắt nhà báo Lê Duy Phong

VOV.VN - Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận số tiền 200 triệu đồng từ Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái. 

Có thể khởi tố thêm nhiều người vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong
Có thể khởi tố thêm nhiều người vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết vụ việc được điều tra thận trọng, khách quan và có thể còn bắt thêm nhiều người khác.

Có thể khởi tố thêm nhiều người vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Có thể khởi tố thêm nhiều người vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết vụ việc được điều tra thận trọng, khách quan và có thể còn bắt thêm nhiều người khác.