ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển đủ thí sinh trong đợt xét tuyển đầu tiên

VOV.VN - ĐH Kinh tế Quốc dân đã tuyển đủ thí sinh trong đợt xét tuyển đầu tiên với 4.818 thí sinh xác nhận sẽ nhập học ở trường.

Trong khi nhiều trường đại học (ĐH) tốp đầu không tuyển đủ thí sinh trong đợt đầu tiên thì ĐH Kinh tế Quốc dân vừa thông báo đã tuyển đủ chỉ tiêu đề ra.

Ông Bùi Đức Triệu, Trường phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh vào trường là 4.800 (trong đó có 25 ngành và 50 chuyên ngành).

Sau nhiều ngày xét tuyển đợt 1, tính đến chiều 19/8, nhà trường đã tiếp nhận 4.818 giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia (bản chính) của thí sinh xác nhận sẽ nhập học ở trường.

Để đạt được đúng chỉ tiêu tuyển sinh ngay từ đợt đầu tiên tuyển sinh, ĐH Kinh tế Quốc dân đã có sự tính toán kỹ lưỡng việc phân luồng chỉ tiêu theo xu hướng chọn ngành nghề mà thí sinh và xã hội đang cần.

Cơ cấu đào tạo của trường phù hợp với nền kinh tế đất nước cũng như việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường không đổ dồn vào những ngành “hot” mà phân dài đều theo tổng thể chung với mục tiêu là đảm bảo chất lượng đào tạo.

Như vậy, với mức điểm chuẩn năm nay, ĐH Kinh tế Quốc dân đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu ngay trong đợt 1.

Trước đó, trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Bùi Đức Triệu cho biết, trong trường hợp thiếu dưới 10% chỉ tiêu tuyển sinh thì có thể ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ không tuyển sinh thêm đợt 2 hay hạ điểm chuẩn để lấy đủ thí sinh.

Như vậy có nghĩa là, với chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ GD-ĐT giao là 4.800, nếu trong đợt 1 xét tuyển mà ĐH Kinh tế Quốc dân thiếu khoảng 300 thí sinh thì nhà trường vẫn có thể không tuyển đợt 2 và sẽ chỉ tiếp nhận 4.500 thí sinh nhập học. Đây không phải là năm đầu tiên, ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện như vậy.

Việc không xét tuyển đợt 2 hay hạ điểm chuẩn nếu không đủ thí sinh trong đợt 1 cũng là sự khẳng định đảm bảo nguồn tuyển sinh đầu vào và chất lượng đào tạo của một trường ĐH tốp đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân.

Năm nay, ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường là Kế toán với mức điểm 25,5 điểm, giảm 0,5 điểm so với năm 2015.

Ngành Quản lý Công và Chính sách học bằng tiếng Anh là một ngành mới với mức điểm 20,55.

Nếu chỉ tính riêng các ngành đã đào tạo từ trước thì ngành có điểm chuẩn thấp nhất năm nay là ngành Toán ứng dụng trong kinh tế với mức điểm 20,64.

So sánh với năm 2015 thì ngành Toán ứng dụng trong kinh tế có mức điểm chuẩn giảm tới 2,5 điểm so với năm ngoái.

Năm ngoái, điểm thấp nhất là 22,75, cao nhất là 26, chênh nhau là 3,25. Năm nay mức chênh lớn hơn, lên tới gần 5 điểm./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét tuyển bổ sung
Nhiều trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét tuyển bổ sung

VOV.VN -Ngày 19/8, hạn cuối cùng các trường đại học nhận hồ sơ trúng tuyển đợt 1 năm 2016. Tại TP HCM, một số ít trường đại học tuyển gần đủ chỉ tiêu.

Nhiều trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét tuyển bổ sung

Nhiều trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét tuyển bổ sung

VOV.VN -Ngày 19/8, hạn cuối cùng các trường đại học nhận hồ sơ trúng tuyển đợt 1 năm 2016. Tại TP HCM, một số ít trường đại học tuyển gần đủ chỉ tiêu.

Đến giờ chót, nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu
Đến giờ chót, nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu

VOV.VN - Tính đến hết ngày 19/8 hầu hết các trường đều chưa tuyển đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1, không ngoại trừ cả các trường lớn.

Đến giờ chót, nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu

Đến giờ chót, nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu

VOV.VN - Tính đến hết ngày 19/8 hầu hết các trường đều chưa tuyển đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1, không ngoại trừ cả các trường lớn.

Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ
Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, phương án thi xét tốt nghiệp và giao quyền xét tuyển ĐH cho các trường chủ động là việc ngành giáo dục nên làm.

Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ

Thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh: Cần “buông” để giao quyền tự chủ

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia, phương án thi xét tốt nghiệp và giao quyền xét tuyển ĐH cho các trường chủ động là việc ngành giáo dục nên làm.

Tách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học: Ý kiến của độc giả
Tách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học: Ý kiến của độc giả

VOV.VN -Nhiều độc giả cho ý kiến về việc tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cũng như quan điểm về đổi mới thi cử…

Tách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học: Ý kiến của độc giả

Tách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học: Ý kiến của độc giả

VOV.VN -Nhiều độc giả cho ý kiến về việc tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cũng như quan điểm về đổi mới thi cử…

Đại tá công an nhắn nhủ nữ sinh 30,5 điểm trượt đại học
Đại tá công an nhắn nhủ nữ sinh 30,5 điểm trượt đại học

"Hãy vứt tâm thư và ngẩng cao đầu" là lời nhắn nhủ của đại tá Nguyễn Tuấn đến Nguyễn Như Quỳnh- thí sinh đạt 30,5 điểm không được xét tuyển vào trường công an.

Đại tá công an nhắn nhủ nữ sinh 30,5 điểm trượt đại học

Đại tá công an nhắn nhủ nữ sinh 30,5 điểm trượt đại học

"Hãy vứt tâm thư và ngẩng cao đầu" là lời nhắn nhủ của đại tá Nguyễn Tuấn đến Nguyễn Như Quỳnh- thí sinh đạt 30,5 điểm không được xét tuyển vào trường công an.

Có nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học?
Có nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học?

VOV.VN -Đa số ý kiến cho rằng, Bộ nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng chứ không nên gộp vào như hiện nay.

Có nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học?

Có nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học?

VOV.VN -Đa số ý kiến cho rằng, Bộ nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng chứ không nên gộp vào như hiện nay.