Những phụ nữ vượt nghìn hải lý đến với Trường Sa

VOV.VN -Hậu phương lớn của các chiến sỹ là hơn 100 thành viên nữ thuộc Hội LHPN Việt Nam ra Trường Sa trong những ngày tháng Tư lịch sử.

Giữa những ngày tháng 4 lịch sử này, có một đoàn công tác rất đặc biệt đã vượt hơn một nghìn hải lý ra thăm, động viên cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Đặc biệt - bởi họ thực sự là hậu phương lớn; là đại diện cho hàng triệu người mẹ, người chị, người bạn, người em gái của những chiến sỹ Hải quân đang ngày đêm canh giữ biển trời Trường Sa, một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc.

Các mẹ, các chị chính là hơn 100 thành viên nữ thuộc đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam do bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng – Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, ra Trường Sa trên chuyến tàu kiểm ngư KN-490.

Các thành viên đoàn công tác giao lưu văn nghệ với chiến sỹ Trường Sa.

Suốt hải trình 48 tiếng từ cảng Cát Lái – TP HCM đến với Trường Sa, những phụ nữ trên tàu không khỏi bồi hồi, háo hức. Và rồi Song Tử Tây – điểm đến đầu tiên, với một màu xanh mướt đầy sức sống giữa trùng khơi hiện ra trước mũi tàu. Khi ca nô cập đảo, hàng chục “bóng hồng” ùa lên rạng rỡ. Những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm vội vã, những nụ cười tươi rói sạm nắng thắm đượm tình quân dân hòa quyện vào nhau như những người thân lâu ngày gặp lại.

Các chiến sỹ nói rằng, mỗi lần đón đoàn là một lần háo hức, bồi hồi. Nhưng lần này, cảm giác háo hức, xốn xang lại tăng lên gấp bội khi họ được gặp hậu phương lớn là những phụ nữ từ đất liền ra thăm.

Thượng úy Nguyễn Xuân Tình, quê Nông Cống – Thanh Hóa, chính trị viên đảo Đá Nam xúc động: “Nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi là bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng tôi rất may mắn được sự hậu thuẫn rất lớn từ gia đình, nhất là vợ con thường xuyên thăm hỏi, động viên. Được đoàn Hội LHPN Việt Nam ra thăm là niềm vinh dự, tự hào cho anh em chiến sỹ Đá Nam nói riêng, cán bộ chiến sĩ Trường Sa nói chung.

Tới đâu cũng gặp những cái nắm tay, nụ cười rạng rỡ...

Khi các chị đến đây, chúng tôi cảm nhận được hơi ấm không những từ những người mẹ, người chị, người vợ, mà từ cả đất liền đem ra với đảo, làm vơi đi nỗi nhớ nhà, khiến ai cũng xúc động. Đây thực sự là động lực để anh em vững tâm hơn  thực hiện tốt nhiệm vụ. Qua đây, những chiến sỹ Trường Sa cũng gửi lời động viên tới đất liền rằng hãy vững tin, có chúng tôi đang chắc tay súng giữ yên biển trời Tổ quốc”.

Với “lợi thế” là… phụ nữ, các chị đến đảo nào cũng được chào đón nồng hậu, ấm áp với những câu chuyện lúc râm ran, khi thủ thỉ cùng lời ca tiết hát rộn ràng. Chị Đặng Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bình Định, ngoài thăm hỏi các chiến sỹ nói chung, còn dành tình cảm đặc biệt tới những người đồng hương. Và cuộc hội ngộ có nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt vui sướng giữa chị và chiến sỹ Dương Thanh Quý, quê Hoài Thanh, Hoài Nhơn – Bình Định trên đảo Cô Lin càng khẳng định ý chí một lòng, niềm tin son sắt giữa hậu phương và tiền tuyến.

Chị Đặng Thị Hồng Hạnh hứa sẽ trao món quà chiến sỹ Dương Thanh Quý gửi về cho ba mẹ.

Cầm trên tay chiếc áo thể thao Quý gửi về cho ba mẹ ở quê, chị Hồng Hạnh tự hào nói: “Món quà tuy giá trị nhỏ, nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu nặng từ đảo xa. Tôi hứa sẽ trao tận tay ba mẹ em Quý và truyền thông điệp tới gia đình em, rằng em vẫn khỏe mạnh, công tác tốt, môi trường sống rất ổn, anh em ở đây như ruột thịt một nhà. Em Quý cũng như những chiến sỹ trẻ khác, tới Trường Sa đã trưởng thành hơn, sống có lý tưởng hơn. Ba mẹ em hãy yên tâm và hoàn toàn tin tưởng ở con trai”.

Chị Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh chợt nhận ra hình bóng con trai mình khi gặp những chiến sỹ tuổi 20 ngoài đảo. Chị tự nhủ phải giáo dục con mình hơn nữa về tình yêu Tổ quốc, về chí trai, về những gì mắt thấy tai nghe nơi đầu sóng ngọn gió; gửi trọn niềm tin ở thế hệ trẻ, những người đang viết tiếp trang sử oai hùng của Hải quân Việt Nam. “Lần đầu Mẹ đến Trường Sa/Mang ra Tình cảm, gửi về Niềm tin” – là câu thơ “xuất thần” của anh Phạm Đức Khương – Cục Dự trữ khu vực Hải Hưng khi chứng kiến phút giây đoàn viên này.

Được thăm, lắng nghe, chia sẻ tâm tư cùng các chiến sỹ tại 10 đảo, điểm đóng quân và nhà giàn DK1; được nghe báo cáo và tận mắt chứng kiến cuộc sống, học tập, công tác trên đảo, tất cả các chị đều thêm cảm phục, yêu mến và tin tưởng vào Hải quân nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng nói chung. Nhiều chị cho rằng khi con trai mình lớn lên sẽ sàng sàng động viên con ra đảo. Bởi Trường Sa thực sự là một ngôi trường lớn để giáo dục nhân cách, trải nghiệm, khẳng định bản lĩnh của con người.

Thắm tình quân dân trên đảo Trường Sa.

Thay mặt đoàn công tác, phát biểu với quân và dân thị trấn Trường Sa trong chuyến công tác đầy ý nghĩa này, bà Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào về các anh. Hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ giữa đại dương mênh mông – những người mang trong mình tình yêu rất mãnh liệt và đang thực hiện lời căn dặn của Bác: Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó.

Đến thăm đảo, chúng tôi cũng vô cùng xúc động trước tình yêu Tổ quốc, ý chí kiên cường và tình quân dân thắm thiết của tất cả các cán bộ chiến sỹ và người dân trước những khó khăn còn bộn bề nơi đảo xa. Xin được cảm ơn các anh và nhân dân trên đảo”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ luôn hướng về các anh, sẽ luôn ở bên cạnh các anh. Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển đảo là nghĩa vụ thiêng liêng, là mệnh lệnh của trái tim, không chỉ của những người lính mà của tất cả người dân Việt Nam".

“Chiến sỹ Trường Sa viết tiếp bài ca về những tấm gương anh Bộ đội cụ Hồ. Đem chí trai giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta”. Chia tay Trường Sa, những người phụ nữ ra đảo cảm nhận sâu sắc hơn lời bài hát Khúc quân ca Trường Sa và điều đó sẽ còn vang vọng và lan tỏa trong trái tim mỗi người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung "Đảo trưởng" xuất sắc nhất ở Trường Sa
Chân dung "Đảo trưởng" xuất sắc nhất ở Trường Sa

VOV.VN - Đã có 25 năm công tác trong Quân chủng Hải quân, phần lớn thời gian của cuộc đời Trung tá Hoàng Minh Sơn đều gắn bó với biển đảo.

Chân dung "Đảo trưởng" xuất sắc nhất ở Trường Sa

Chân dung "Đảo trưởng" xuất sắc nhất ở Trường Sa

VOV.VN - Đã có 25 năm công tác trong Quân chủng Hải quân, phần lớn thời gian của cuộc đời Trung tá Hoàng Minh Sơn đều gắn bó với biển đảo.

Bác sỹ Trường Sa với những ca mổ “cân não” nơi đảo tiền tiêu
Bác sỹ Trường Sa với những ca mổ “cân não” nơi đảo tiền tiêu

VOV.VN -Khi tiếp nhận bệnh nhân, nhiều ca đã nguy kịch do phải đưa từ biển về, các bác sỹ ở Trường Sa không được phép do dự, dù cơ sở còn thiếu thốn.

Bác sỹ Trường Sa với những ca mổ “cân não” nơi đảo tiền tiêu

Bác sỹ Trường Sa với những ca mổ “cân não” nơi đảo tiền tiêu

VOV.VN -Khi tiếp nhận bệnh nhân, nhiều ca đã nguy kịch do phải đưa từ biển về, các bác sỹ ở Trường Sa không được phép do dự, dù cơ sở còn thiếu thốn.

Hàng trăm tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Hàng trăm tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

VOV.VN - Hàng trăm tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại một Triển lãm bản đồ, tư liệu diễn ra ở Quảng Nam

Hàng trăm tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Hàng trăm tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

VOV.VN - Hàng trăm tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại một Triển lãm bản đồ, tư liệu diễn ra ở Quảng Nam

Ngân hàng máu sống “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa
Ngân hàng máu sống “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa

VOV.VN - Ngân hàng máu sống hoàn toàn thiết thực và hiệu quả, nhất là tại Trường Sa trong điều kiện cấp cứu khẩn cấp bệnh nhân cần truyền máu. 

Ngân hàng máu sống “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa

Ngân hàng máu sống “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa

VOV.VN - Ngân hàng máu sống hoàn toàn thiết thực và hiệu quả, nhất là tại Trường Sa trong điều kiện cấp cứu khẩn cấp bệnh nhân cần truyền máu.