Cao Bằng cần nhìn lại kết quả xây dựng nông thôn mới

VOV.VN -Theo Chủ tịch Quốc hội, sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, tại Cao Bằng, bình quân số tiêu chí đạt được 6,46%/xã, đây là kết quả còn thấp.

“Điều khó nhất của Cao Bằng hiện nay là kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới, đây là áp lực rất lớn. Cho nên, Cao Bằng phải đánh giá sâu sắc, nghiêm túc để rút ra những giải pháp cho thời gian tới” - đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng vào chiều nay (21/6).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.

Tỉnh Cao Bằng có 177 xã/199 xã, phường, thị trấn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sau 5 năm thực hiện, bình quân số tiêu chí đạt được 6,46% tiêu chí/xã. Đây là kết quả còn thấp so với các địa phương khác trong cả nước. Bởi theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho đến nay, bình quân tiêu chí/xã là 12,9 tiêu chí. Như vậy, Cao Bằng chưa bằng một nửa của mức bình quân này. 

Hiện, tỉnh Cao Bằng có 176/177 xã được phê duyệt đồ án quy hoạch xã nông thôn mới. Đa số các đề án đều được các xã công bố quy hoạch, tuyên truyền đến cho người dân biết. Tuy nhiên, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, chia cắt, nên khó quy hoạch dân cư thành xóm tập trung, bố trí khu trung tâm xã để xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là việc xây dựng đúng theo tiêu chí của nông thôn mới.

Khó phân vùng sản xuất và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật như điện, nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi… Cụ thể, chỉ có 5/177 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông; 54/177 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi; 2/177 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa. 

Cũng theo báo cáo, tỉnh Cao Bằng chỉ có 5 tiêu chí đạt trên 50% như điện nông thôn; chợ nông thôn; tiêu chí về hệ thống bưu điện và bưu chính viễn thông; tiêu chí về an ninh trật tự xã hội; tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị.  

Phát biểu về kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, 5 năm qua, Cao Bằng chỉ có 2 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và năm nay cố gắng phấn đấu 4 xã nữa. Như vậy chỉ có 6 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đây là một khó khăn của Cao Bằng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Như thế, đến 2020 chúng ta khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Theo tôi, Cao Bằng phải đánh giá sâu sắc, nghiêm túc để rút ra những giải pháp cho thời gian tới. Nhất là đặt trong cái chung của các địa phương về lĩnh vực này. Chúng ta phải so với các địa phương cũng có kinh tế - xã hội, điểm xuất phát họ làm được, chúng ta phải nghiêm túc”. 

Về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng, theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư tỉnh Cao Bằng, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng có bước phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng khá. Sản xuất nông nghiệp chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Do Cao Bằng có đường biên giới khá dài nên việc phát triển kinh tế biên mậu, kinh tế cửa khẩu có tác động tích cực. 

Trong chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa nông, hải sản từ hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Cao Bằng có ý tưởng sẽ kết nối giao thông quốc tế từ khu vực Tây Nam, Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng ra biển. Cụ thể, sẽ đề xuất với các đối tác Trung Quốc kết nối giao thông đường bộ từ Trùng Khánh qua các tỉnh Tây Nam tới Bách Sắt – Cao Bằng – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng theo dọc đường Hồ Chí Minh tới Quảng Trị, theo đường sắt xuyên á tới các nước ASEAN. Đây là kết nối ngắn nhất ra biển đối với các  tỉnh thuộc khu vực Tây Nam, Trung Quốc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, Cao Bằng có ưu điểm là năng động, sáng tạo để tìm cái mới, đột phá phát triển kinh tế. Những kế hoạch này phải được nghiên cứu kĩ và nằm trong mục tiêu trung hạn. 

Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng kiến nghị hỗ trợ về vốn, ngân sách nhà nước hàng năm, trung hạn 5 năm 2016-2020; bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các xã để thực hiện nông thôn mới…

Với những kiến nghị của Cao Bằng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân cho rằng: “Vốn cho nông thôn mới thì theo tiêu chí, chính sách nhà nước đã ban hành, nhưng do  nguồn lực yếu, nên nhu cầu của các địa phương về lĩnh vực này là cần thiết. Trách nhiệm Quốc hội khi xem xét phân bổ nguồn lực của ngân sách nhà nước, nguồn lực trái phiếu chính phủ thì sẽ cân nhắc, quyết định để tăng thêm chung cho cả nước chứ không phải riêng cho Cao Bằng”.  

Những kiến nghị nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn được Chính phủ trình trước Quốc hội. Quốc hội sẽ nghiêm túc, có trách nhiệm khi thẩm tra các dự án đầu tư công tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nợ đọng ​xây dựng cơ bản​ trên 44 tỉ đồng
Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nợ đọng ​xây dựng cơ bản​ trên 44 tỉ đồng

VOV.VN - Để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, tỉnh Bình Định yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công

Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nợ đọng ​xây dựng cơ bản​ trên 44 tỉ đồng

Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nợ đọng ​xây dựng cơ bản​ trên 44 tỉ đồng

VOV.VN - Để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, tỉnh Bình Định yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công

Thủ tướng: Cần nhân rộng mô hình nông thôn mới xã Hải Hà - Nam Định
Thủ tướng: Cần nhân rộng mô hình nông thôn mới xã Hải Hà - Nam Định

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và cho rằng cần nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Hà, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Thủ tướng: Cần nhân rộng mô hình nông thôn mới xã Hải Hà - Nam Định

Thủ tướng: Cần nhân rộng mô hình nông thôn mới xã Hải Hà - Nam Định

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và cho rằng cần nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Hà, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới lên tới hơn 10.000 tỉ đồng
Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới lên tới hơn 10.000 tỉ đồng

Cần sớm có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn về nguồn vốn đầu tư, nhất là xóa bỏ bệnh thành tích trong quá trình xây dựng nông mới.

Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới lên tới hơn 10.000 tỉ đồng

Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới lên tới hơn 10.000 tỉ đồng

Cần sớm có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn về nguồn vốn đầu tư, nhất là xóa bỏ bệnh thành tích trong quá trình xây dựng nông mới.