Độc đáo với robot và xe tự lái ở Moscow

VOV.VN - Trong thế kỷ 21, robot và phương tiện giao thông không người người lái không còn là khoa học viễn tưởng nữa mà đã hiện hữu ở nước Nga.

Với chi phí đầu tư vào công nghệ robot lên đến 14,5 tỷ USD mỗi năm, Nga trở thành một trong những trung tâm robot hàng đầu thế giới.

Mẫu xe tải Kamaz không người lái của Nga

Trường đại học khoa học kỹ thuật quốc gia MISIS (NUST MISIS) – một trong những trường đào tạo công nghệ hàng đầu của Nga – đã nắm bắt cơ hội phát triển một trung tâm nghiên cứu và sản xuất robot mang tầm cỡ quốc tế.

Các chuyên gia của trường đại học này sẽ không chỉ phát triển những mô hình robot thế hệ tương lai mà còn tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, các phương tiện giao thông không người lái, cũng như các vật liệu tiên tiến sử dụng trong ngành chế tạo.

Hiệu trưởng trường đại học NUST MISIS – bà Alevtina Chernikova -  chia sẻ với hãng thông tấn quốc tế của Nga Rossiya Segodnya về các thông tin liên quan đến trung tâm công nghệ này, tập trung vào mục tiêu, hiện trạng và các dự án trong tương lai.

Hãng thông tấn Rossiya Segodnya: Xin bà cho biết chi tiết về trung tâm công nghệ robot thông minh của trường đại học NUST MISIS? Ai là nhà sáng lập trung tâm này? Mục đích là gì? Và chi phí ra sao, thưa bà?

Bà Alevtina Chernikova: Quyết định thành lập trung tâm này được công bố vào cuối tháng 10/2015 tại một cuộc họp ở Naberezhnye Chelny, dưới sự điều hành của Bộ trưởng Khoa hoạc và Giáo dục Nga - Dmitry Livanov. Mục đích của việc thành lập trung tâm công nghệ thông minh này là để phát triển hệ thống trí tuệ độc lập và là một thành tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 6, nhằm xây dựng một mạng lưới phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và kinh doanh, đồng thời đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp robot, giúp ngành giáo dục nước Nga tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị và uy tín trên trường quốc tế.

Công việc của chúng tôi duwak trên hướng tiếp cận đa ngành với nhiều đối tác quốc tế để phát triển các dự án robot tiên tiến nhất ở Nga, trong đó có bionics (công nghệ phỏng sinh học), biometrics (công nghệ sinh trắc học), cognitive technology (công nghệ về nhận thức), và nanorobots (công nghệ na-nô).

Các công ty như KAMAZ, Tatneft, Soyuz-Agro và Cognitive Technologies cũng tích cực tham gia đóng góp và vào xây dựng trung tâm công nghệ này. Dự án thành lập trung tâm được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Giáo Dục Nga, với chi phí lên tới 1 tỷ rúp trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.

Hãng thông tấn Rossiya Segodnya: Thưa bà, tại sao trung tâm này lại do trường đại học NUST MISIS thành lập?

Bà Alevtina Chernikova: Trường đại học NUST MISIS có thế mạnh về công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ phát triển trí tuệ nhân tạo đến phát triển các vật liệu công nghệ cao cho tới sản xuất robot thế hệ mới. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng công nghệ của trường cũng đóng vai trò quan trọng cho việc thành lập trung tâm. Đặc biết, các dự án công nghệ thường phải dùng đến các thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm  để kiểm tra các kết quả nghiên cứu, và đây là thế mạnh của chúng tôi.

Hãng thông tấn Rossiya Segodnya: Vậy bà có thể chua sẻ về các ưu tiên trong chương trình nghiên cứu của trường được không, thưa bà?

Bà Alevtina Chernikova: Các công việc liên quan đến dự án cơ bản của trung tâm đang được tiến hành, trong đó bao gồm việc phát triển các phương tiện không người lái (ví dụ như mẫu xe tải tự lái KAMAZ). Sản phẩm xe không người lái KAMAZ là kết quả hợp tác giữa hãng công nghệ Cognitive Technologies và trường đại học NUST MISIS. Một dự án nữa có tên gọi Virtual Testing Grounds (Cơ sở kiểm tra ảo) cũng sẽ sớm được thực hiện tại trung tâm công nghệ robotics của trường với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Giáo dục.

Việc thử nghiệm và tinh chỉnh bộ máy toán học là một vấn đề lớn đối với ngành công nghiệp chế tạo các mẫu xe không người lái. Các đối tác của chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp như xây dựng căn cứ kiểm tra ảo, trong đó có phần mềm điều khiển từ xa trong các tình huống giao thông phức tạp hay trong điều kiện thời tiết không thuận lợi để phòng tránh tai nạn. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn bên cạnh đòi hỏi phải cắt giảm chi phí kiểm tra và đương đầu với hàng loạt các tình huống giao thông phức tạp trên thực tế.

Hãng thông tấn Rossiya Segodnya: Theo bà, đâu là cơ sở áp dụng thiết thực của công nghệ sử dụng trong xe tự lái KAMAZ?

Bà Alevtina Chernikova: Hiển nhiên là công nghệ tự lái sẽ được sử dụng trong việc bảo trì nhà ở hay các dịch vụ tiện ích như dọn dẹp đường phố, cắt xén cỏ… Ngành nông nghiệp cũng có thể ứng dụng tốt các sáng kiến này trong tương lai, ví dụ như máy cày tự lái, máy thu hoạch hoa màu…, giúp giảm sức người. Bên cạnh đó, công nghệ robot cũng có thể ứng dụng để phát triển hệ thống vận chuyển công cộng... Chúng ta cũng đã có làn đường dành riêng cho xe buýt và một số phương tiện giao thông công cộng khác, vì thế triển vọng dành cho xe tự lái khá tươi sáng. Thực tế, các ứng dụng công nghệ nhân tạo thay thế con người còn có thể được triển khai sang một số lĩnh vực khác như hàng không, kho vận và thiết bị đầu cuối…

Ngày nay, robot không chỉ được dùng trong phạm vi hẹp như chỉ phát tiếng nói, các chương trình kỹ thuật số, các công cụ điều khiển…, mà còn được dùng trong các tình huống phức tạp hơn như dọn dẹp phòng hay lễ tân…

Robot không chỉ bắt chước con người về hành động mà còn mô phỏng được cả về hành vi, thái độ, và robot sẽ càng ngày càng giống con người, mặc dù không thể nào hoàn toàn thay thế con người được.

Khi đạt đến đỉnh cao, robot có thể thực hiện hầu hết các hoạt động của con người và được gọi là “siêu robot”,  giống như một bản sao của con người. Khi đi vắng, chủ nhà có thể “sai” robot thực hiện các thao tác giao tiếp như trả lời điện thoại, hoặc làm các công việc nội trợ như nấu nướng, giặt giũ, lau dọn nhà cửa...

Hãng thông tấn Rossiya Segodnya: Các dự án áp dụng công nghệ robot chủ yếu là dựa trên nghiên cứu căn bản. Và đâu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu công nghệ vượt bậc này thưa bà?

Bà Alevtina Chernikova: Vấn đề chính ở đây là hệ thống robot hiện đại chính là sự tự động hóa. Nếu robot không có nguồn năng lượng thì cũng không làm được gì cả. Vì thế việc có được nguồn năng lượng đảm bảo luôn là vấn đề trọng tâm. Trường đại học NUST MISIS là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc phát triển các loại vật liệu tiên tiến, có thể sản sinh ra năng lượng, ví dụ như các mô-đun nhiệt điện, các tế bào nhiên liệu hydro và các hợp chất siêu nhẹ khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ có cuộc đua xe đầu tiên giữa người và robot
Sẽ có cuộc đua xe đầu tiên giữa người và robot

VOV.VN - Tay đua huyền thoại Valentino Rossi rất có thể sẽ bước vào cuộc tranh tài tốc độ đầu tiên trong lịch sử với… robot vào năm 2017.

Sẽ có cuộc đua xe đầu tiên giữa người và robot

Sẽ có cuộc đua xe đầu tiên giữa người và robot

VOV.VN - Tay đua huyền thoại Valentino Rossi rất có thể sẽ bước vào cuộc tranh tài tốc độ đầu tiên trong lịch sử với… robot vào năm 2017.

Robot sẽ dần thay thế nhân lực trong quân đội Nga?
Robot sẽ dần thay thế nhân lực trong quân đội Nga?

VOV.VN - Ngày càng có nhiều robot được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga thay thế công việc trước đây do con người đảm nhận.

Robot sẽ dần thay thế nhân lực trong quân đội Nga?

Robot sẽ dần thay thế nhân lực trong quân đội Nga?

VOV.VN - Ngày càng có nhiều robot được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga thay thế công việc trước đây do con người đảm nhận.

Cửa hàng đầu tiên ở Nhật “tuyển” robot làm nhân viên
Cửa hàng đầu tiên ở Nhật “tuyển” robot làm nhân viên

VOV.VN - Công ty SoftBank của Nhật Bản vừa thông báo sẽ mở chuỗi cửa hàng sản phẩm và dịch vụ di động với 100% nhân viên bán hàng là robot.

Cửa hàng đầu tiên ở Nhật “tuyển” robot làm nhân viên

Cửa hàng đầu tiên ở Nhật “tuyển” robot làm nhân viên

VOV.VN - Công ty SoftBank của Nhật Bản vừa thông báo sẽ mở chuỗi cửa hàng sản phẩm và dịch vụ di động với 100% nhân viên bán hàng là robot.

Smartphone hình robot từ Sharp được bán với giá 1.810 USD
Smartphone hình robot từ Sharp được bán với giá 1.810 USD

VOV.VN - Sau khi giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10/2015, Sharp xác nhận sẽ chính thức bán RoBoHoN ra thị trường trong tháng tới với giá 1.810 USD.

Smartphone hình robot từ Sharp được bán với giá 1.810 USD

Smartphone hình robot từ Sharp được bán với giá 1.810 USD

VOV.VN - Sau khi giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10/2015, Sharp xác nhận sẽ chính thức bán RoBoHoN ra thị trường trong tháng tới với giá 1.810 USD.

Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc
Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang lo ngại bị lạc hậu so với Nga và Trung Quốc về công nghệ robot sát thủ sử dụng trên chiến trường.

Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc

Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang lo ngại bị lạc hậu so với Nga và Trung Quốc về công nghệ robot sát thủ sử dụng trên chiến trường.