Phát triển kinh tế xã hội 2016: Coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Để đạt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2016 đạt 6,7%; GDP bình quân đầu người khoảng 2.450 USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 tăng dưới 5%. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm và năm 2016 bằng khoảng 31% GDP. Bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2016 là 4,95% GDP.

Đẩy mạnh hỗ trợ nông nghiệp và doanh nghiệp

Đánh giá về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua lần này, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP HCM) cho rằng, Nghị quyết đã tập hợp ý kiến của tất cả Đại biểu Quốc hội nên đã được các đại biểu thông qua với tỷ lệ cao, tạo sự đồng thuận lớn. Các chỉ tiêu được thông qua đều trong mức độ khả thi và phù hợp. Đặc biệt, trong đó Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp bao quát được hết các vấn đề nổi lên của kinh tế - xã hội, chất lượng tăng trưởng, an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm tải bệnh viện…

“Trong nhóm những giải pháp này tôi đặc biệt chú ý đến giải pháp có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Cuối năm 2015, chúng ta tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Với một thị trường 600 triệu dân, đi đến thị trường chung thống nhất nên ta tự do hóa về hàng hóa vốn, đầu tư và lao động kỹ năng. Do đó, doanh nghiệp trong nước bên cạnh cơ hội mở ra một thị trường là những thách thức không nhỏ”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết.

 

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP HCM) cho rằng, 
Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ
và hỗ trợ cho DNNVV.
Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, những thách thức này thường rơi vào doanh nghiệp nhỏ yếu thế, cụ thể là hộ nông dân, DNNVV. Một trong những vấn đề là làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, muốn vậy Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ và hỗ trợ cho DNNVV.

“Tôi vẫn đeo đuổi một gói hỗ trợ cho DNNVV, trong đó phải tập trung vào hỗ trợ vốn, lãi suất để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và lãi suất thấp. Đổi mới công nghệ để hiện đại hóa máy móc thiết bị. Có như vậy mới giải quyết được bài toán căn cơ là cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Cũng theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, thời gian qua doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ và mua sắm máy móc thiết bị, nhưng họ lo lắng lãi suất cao, lo ngại lạm phát quay trở lại sẽ khiến lãi suất tăng nên không dám vay vốn. Trong khi doanh nghiệp đầu tư trung dài hạn, nếu lãi suất đảo chiều thì sẽ rủi ro. Do đó, doanh nghiệp vẫn còn nhiều e ngại và cần có một chính sách ổn định về lãi suất.

Kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội 2016, Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định: Năm 2016 sẽ có những bước đột phá mới, vì trong thời gian qua nước ta đã giành nhiều thời gian cho ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế, với nền tảng vững chắc đó, thể chế đã hoàn thiện và kinh tế vĩ mô ổn định, chúng ta sẽ có sự tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 và đảm bảo tính bền vững.

Tăng cường thực hiện kỷ luật ngân sách

Liên quan đến Dự toán Ngân sách Nhà nước sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày mai (11/11), Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, năm 2016 vấn đề ngân sách sẽ lành mạnh hơn khi chúng ta đang nỗ lực tái cơ cấu. Dự kiến năm tới bội chi ngân sách sẽ ở mức 4,95%, tức là vào khoảng 254.000 tỷ đồng.

“Trên tinh thần dung chính sách tài khóa chặt chẽ và thực hiện kỷ luật ngân sách, đồng thời Quốc hội tăng cường công tác thanh tra giám sát, đặc biệt trong chi tiêu công, ủng hộ xã hội hóa dịch vụ công thì ta sẽ giảm tải số lượng người hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, ưu tiên cho đầu tư phát triển trong giai đoạn tới”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ rõ.

Cùng đánh giá về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016, Đại biểu Bùi Đức Thụ (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, dự thảo mới trình Quốc hội thông qua đã kiên quyết thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết, cấp bách, các khoản chi kém hiệu quả lãng phí như xây dựng trụ sở, tượng đài hay chi khánh tiết lễ hội, mua sắm ô tô, quản lý sử dụng xe công…

“Tất cả các khoản chi chưa thật cần thiết đều phải cắt giảm. Trách nhiệm của người đứng dầu trong quản lý điều hành ngân sách phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo phân cấp. Trong bối cảnh hiện nay cũng như trong những năm tới, việc cân đối ngân sách Nhà nước hết sức căng thăng, áp lực tăng nợ công, bội chi rất lớn nên phải tăng cường quản lý, xác định thời điểm, quy mô, cơ cấu nguồn vốn đầu tư như thế nào cho hợp lý để đảm bảo an ninh tài chính”, Đại biểu Bùi Đức Thụ chỉ rõ.

Đại biểu Bùi Đức Thụ cũng cho biết, theo dự thảo này, Quốc hội giao các bộ ngành, địa phương tính toán ngân sách được giao để bố trí nguồn tăng lương. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số bộ ngành, địa phương nghèo, ngân sách khó khăn.

Theo đó thì Quốc hội sẽ quyết định từ ngày 1/1/2016 thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, người trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời hạn công tác trước 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở.

Đặc biệt, Quốc hội cũng sẽ quyết định cho việc tăng lương cơ sở từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng (tăng 5%) đối với cán bộ công chức, lực lượng vũ trang; bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số từ 2.34 trở xuống không giảm. Riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục tăng 8% như năm 2015./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phát triển kinh tế- xã hội
Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phát triển kinh tế- xã hội

VOV.VN - Các đại biểu hài lòng với kết quả chung đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần xem xét khắc phục.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phát triển kinh tế- xã hội

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phát triển kinh tế- xã hội

VOV.VN - Các đại biểu hài lòng với kết quả chung đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần xem xét khắc phục.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội 2016
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội 2016

VOV.VN - Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; thảo luận về chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội 2016

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội 2016

VOV.VN - Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; thảo luận về chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

 Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách
Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách

VOV.VN - Hôm nay (3/11), Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường bàn về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện ngân sách và phát hành trái phiếu…

 Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách

Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách

VOV.VN - Hôm nay (3/11), Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường bàn về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện ngân sách và phát hành trái phiếu…