Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Tránh “đánh bùn sang ao“

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, văn bản pháp lý về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã đầy đủ nhưng quá trình thực thi chưa tốt.

Hôm nay (28/6), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo "Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thực chất và hiệu quả". Hội thảo nhằm điểm lại tình hình tái cơ cấu, trong đó, trọng tâm là cổ phần hóa doanh nghiệp cũng như đưa ra đề xuất, ý kiến tham vấn cho công tác này trong thời gian tới.

(Ảnh minh họa: KT)

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả chưa cao. Năm 2015, trong 128 doanh nghiệp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) chỉ bán được 36% số cổ phần chào bán. Sau chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nhà nước vẫn nắm giữ 81% vốn điều lệ trong các doanh nghiệp. 5 tháng đầu năm nay, chỉ cổ phần hoá được 15 doanh nghiệp nhà nước.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, văn bản pháp lý về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã đầy đủ nhưng quá trình thực thi chưa tốt. Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước sau khi thu hồi cần đầu tư phát triển hợp lý, chứ nếu tiếp tục đầu tư sang doanh nghiệp nhà nước khác sẽ là "đánh bùn sang ao".

Lý giải nguyên nhân của việc cổ phần hóa còn chậm và kém hiệu quả thời gian qua, TS. Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế cho rằng, cổ phần hóa nhưng tỷ lệ cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa chiếm tỷ trọng rất lớn, nên các nhà đầu tư muốn mua cổ phần đôi khi vẫn e ngại, bởi thực chất doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn được quản lý như doanh nghiệp nhà nước trước đấy. Việc quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam chưa theo thông lệ tốt của quốc tế từ hội đồng quản trị đến ban kiểm soát...

Trong giai đoạn 2011 - 2015, cả nước có 8 doanh nghiệp nhà nước thua lỗ phải phá sản. Từ năm 2016 đến nay, có thêm 1 doanh nghiệp nhà nước phải phá sản. Tuy nhiên, số lượng này là quá ít so với toàn bộ doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, cần phải phá sản.
Bên cạnh đó, trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mô hình chuyển doanh nghiệp nhà nước về Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước (SCIC) rất tốt nhưng quá trình thực thi còn nhiều vướng mắc. Dù luật đã quy định rõ ràng nhưng khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, cơ quan quản lý có những văn bản dưới luật cho phép doanh nghiệp giữ lại, không chuyển về Tổng công ty đầu tư vốn nhà nước. Hơn nữa, gánh nặng nợ quốc gia thông qua vay của doanh nghiệp nhà nước chưa có dấu hiệu cải thiện. Mà nguyên nhân là do lợi ích của việc quản lý tài sản nhà nước quá lớn nên nhiều cá nhân không muốn thay đổi, thậm chí trì hoãn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thực chất và hiệu quả, ông Phạm Đức Trung, Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp không thuộc diện nhà nước nắm giữ cổ phần thì nên đặt mục tiêu và phê duyệt phương án làm sao bán hết cổ phần của nhà nước tại các doanh nghiệp này.

"Chúng ta đặt ra mục tiêu là nắm giữ tại 4 doanh nghiệp trên 65% vốn điều lệ thì chỉ nên đề ra phương án cụ thể là nắm giữ 65%, còn lại phải bán hết 35%. Đối với doanh nghiệp không thuộc diện nắm giữ hoặc dưới 50% thì phải đề ra mục tiêu bán hết", ông Trung gợi ý.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhấn mạnh, cần đưa hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất, toàn diện trong thời gian; trong đó, cần quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm. Đặc biệt, là giải quyết đối với những doanh nghiệp lớn thua lỗ có nguy cơ đổ vỡ cao kết hợp phòng tránh thất thoát, tham nhũng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào cho hiệu quả?
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào cho hiệu quả?

VOV.VN - Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đang nhận được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào cho hiệu quả?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào cho hiệu quả?

VOV.VN - Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đang nhận được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản
Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đủ khả năng trả nợ thì cho phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản

Doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì cho phá sản

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đủ khả năng trả nợ thì cho phá sản theo quy định của pháp luật tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém
Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém

VOV.VN - Nên giao cho một cơ quan thực hiện chức năng chuyển đổi sở hữu các DNNN thay vì từng ngành và từng doanh nghiệp thực hiện.

Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém

Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém

VOV.VN - Nên giao cho một cơ quan thực hiện chức năng chuyển đổi sở hữu các DNNN thay vì từng ngành và từng doanh nghiệp thực hiện.

Chỉ còn 103 doanh nghiệp Nhà nước trong 3 năm tới
Chỉ còn 103 doanh nghiệp Nhà nước trong 3 năm tới

Theo đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016-2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp.

Chỉ còn 103 doanh nghiệp Nhà nước trong 3 năm tới

Chỉ còn 103 doanh nghiệp Nhà nước trong 3 năm tới

Theo đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016-2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém: Hòa cả làng?
Phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém: Hòa cả làng?

VOV.VN - Theo chuyên gia, cho phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém xong không phải là hết chuyện mà cần xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra yếu kém đó. 

Phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém: Hòa cả làng?

Phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém: Hòa cả làng?

VOV.VN - Theo chuyên gia, cho phá sản doanh nghiệp nhà nước yếu kém xong không phải là hết chuyện mà cần xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra yếu kém đó.