Nợ công Việt Nam đang là 787,9 USD/người dân

(VOV)-Lúc 13h00 hôm nay (17/1), đồng hồ nợ công toàn cầu báo chỉ số trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công 787,9 USD.

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 13h00 (giờ Việt Nam) hôm nay (17/1), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 49.767 tỷ USD.

 Hồi tháng 9/2012, số liệu mà Economist đưa ra, tổng mức nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Cụ thể, lúc 15h30 ngày 4/9, nợ công của Việt Nam vào khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, tăng 11,2% so với năm 2011. Mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam đang là 756,9 USD. Còn nợ công toàn cầu 48.771 tỷ USD. Đến 13h (giờ Việt Nam) ngày 28/9/2012, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD.

Tại thời điểm tháng 9/2012, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong dự báo tính đến 31/12/2012 nợ công sẽ là 58,4% GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP). Và dự báo năm 2015 mức nợ sẽ lên tới 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài và Chính phủ dưới 50%. Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là 13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Giữa tháng 11/2012, theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công và nợ Chính phủ của Việt Nam vẫn ở trong ngưỡng an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011 - 2020 là dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).

Ngày 21/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, xử lý rủi ro và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.

Mục tiêu quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công; đảm bảo không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.

Về nguyên tắc xử lý rủi ro, chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan. Các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Quy chế này cũng quy định việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thỏa thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nợ của DNNN đang đe dọa tới nợ công của Việt Nam.
Nợ của DNNN đang đe dọa tới nợ công của Việt Nam.

Một cảnh báo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã cảnh báo tín dụng khu vực DNNN đang nổi lên đe dọa đối với nợ công của Việt Nam.

Nợ của DNNN đang đe dọa tới nợ công của Việt Nam.

Nợ của DNNN đang đe dọa tới nợ công của Việt Nam.

Một cảnh báo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã cảnh báo tín dụng khu vực DNNN đang nổi lên đe dọa đối với nợ công của Việt Nam.

Nợ công bình quân của Việt Nam là 762,2 USD/người
Nợ công bình quân của Việt Nam là 762,2 USD/người

(VOV) - Theo đồng hồ nợ công toàn cầu, lúc 13h hôm nay (28/9), trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công trên 760 USD.

Nợ công bình quân của Việt Nam là 762,2 USD/người

Nợ công bình quân của Việt Nam là 762,2 USD/người

(VOV) - Theo đồng hồ nợ công toàn cầu, lúc 13h hôm nay (28/9), trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công trên 760 USD.

Siết quy chế xử lý rủi ro đối với nợ công
Siết quy chế xử lý rủi ro đối với nợ công

Theo đó, nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công.

Siết quy chế xử lý rủi ro đối với nợ công

Siết quy chế xử lý rủi ro đối với nợ công

Theo đó, nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công.

Nợ công sẽ không vượt quá 60% GDP
Nợ công sẽ không vượt quá 60% GDP

Mục tiêu này được đặt ra đến năm 2030 trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Nợ công sẽ không vượt quá 60% GDP

Nợ công sẽ không vượt quá 60% GDP

Mục tiêu này được đặt ra đến năm 2030 trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vừa được Thủ tướng phê duyệt.