Hội nghị SOM 2 APEC 2017: “Nóng” chủ đề đô thị hóa bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập, các thành viên APEC phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý, phát triển đô thị bền vững.

Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ hai (SOM 2) đã diễn ra Đối thoại APEC về đô thị hóa bền vững, dưới sự chủ trì của Chủ tịch APEC 2017 Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Chủ tịch APEC 2017 Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi đối thoại ngày 14/5 tại Hà Nội

Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, đô thị hóa đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế thành viên APEC. Cùng với xu thế đô thị hóa và vai trò quan trọng của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế xã hội là các vấn đề và thách thức to lớn đòi hỏi các thành viên APEC phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý, phát triển đô thị.

Ông Bùi Thanh Sơn đề nghị các nền kinh tế thành viên APEC cần có các chiến lược, giải pháp đa ngành, liên kết nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý đô thị; giải quyết vấn đề và thúc đẩy sáng tạo hướng tới phát triển bền vững, bao trùm; chính sách phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững; liên kết vùng trong phát triển đô thị; phát triển nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu, các mô hình phát triển năng lượng hiệu quả và tăng trưởng xanh...

Chia sẻ về thực tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016). Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, như: Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Sự phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Vấn đề di cư thiếu kiểm soát, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị- nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên... và các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao…

Theo bà Phan Thị Mỹ Linh, quản lý quá trình chuyển đổi đô thị là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nền kinh tế trong khu vực APEC, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác động của biến đổi khí hậu. Đây cũng là những thách thức lớn cho tiến trình phát triển tiếp theo của Việt Nam nói riêng cũng như các nền kinh tế thành viên APEC nói chung...

Đối thoại APEC về đô thị hóa bền vững.

Tại buổi đối thoại, các đại biểu tham dự đã xác định một số trở ngại tác động tới tính hiệu quả của đô thị hóa bền vững. Theo đó, nhiều chính sách đất đai của các nền kinh tế thành viên APEC tác động không tốt với việc chuyển nhượng đất, giao dịch, sử dụng đất hiệu quả; chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. Hệ thống phân loại đô thị không xem xét các chỉ tiêu quan trọng như mật độ dân số và các liên kết để thúc đẩy tăng trưởng.

Việc thiếu sự điều phối và gắn kết phát triển cơ sở hạ tầng; chưa quan tâm đầy đủ đến việc kết nối kinh tế nông thôn – đô thị; chính sách “hộ khẩu” tạo ra tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhập cư trong tiếp cận cơ hội việc làm và các dịch vụ xã hội cũng là các vấn đề cần được quan tâm giải quyết hơn. Các đại biểu cho rằng, APEC cần tạo động lực mới cho quá trình đô thị hóa phát triển bền vững, từ đó có thể thu được nhiều lợi ích hơn.

Các giải pháp được đưa ra như: nâng cấp thể chế, cải tạo cơ sở hạ tầng; cải cách thị trường đất đai bằng giải pháp tăng cường hệ thống đăng ký, định giá đất dựa vào thị trường; phát triển danh mục các thành phố nhằm cân bằng đô thị hóa trên phạm vi quốc gia; tăng cường hợp tác trong quy hoạch và chính sách ở cấp Trung ương và địa phương; phát triển hệ thống giao thông và dịch vụ kho vận; lồng ghép thúc đẩy lợi ích tích tụ kinh tế của thành phố và nông thôn...

Theo thống kê, hiện đang có khoảng 1,8 tỷ người (khoảng 60% dân số) trong khu vực sống tại đô thị. Dự kiến dân số sống trong đô thị vào năm 2050 sẽ là 2,4 tỷ người, tăng 33%. Một số nền kinh tế sẽ đô thị hóa trên 80%, trong khi các nền kinh tế khác cũng tiếp tục đô thị hóa nhanh chóng và sẽ có tới 14/37 siêu đô thị của thế giới nằm trong khu vực APEC./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam
APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC cam kết cùng Việt Nam đóng góp thiết thực vào thành công chung của năm APEC 2017.

APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam

APEC ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC 2017 tại Việt Nam

VOV.VN - Các nền kinh tế thành viên APEC cam kết cùng Việt Nam đóng góp thiết thực vào thành công chung của năm APEC 2017.

Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp
Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

VOV.VN - Diễn đàn APEC là dịp cho Việt Nam nắm bắt xu hướng kinh tế toàn cầu cũng như xu thế, mô hình quản trị và tìm kiếm cơ hội hợp tác...

Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Năm APEC 2017: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

VOV.VN - Diễn đàn APEC là dịp cho Việt Nam nắm bắt xu hướng kinh tế toàn cầu cũng như xu thế, mô hình quản trị và tìm kiếm cơ hội hợp tác...

APEC: Nâng cao vai trò và quyền năng kinh tế của phụ nữ
APEC: Nâng cao vai trò và quyền năng kinh tế của phụ nữ

VOV.VN - Nhiều phụ nữ gặp phải rào cản từ những công việc nội trợ, việc gia đình nên họ không thể tham gia vào các hoạt động kinh tế.

APEC: Nâng cao vai trò và quyền năng kinh tế của phụ nữ

APEC: Nâng cao vai trò và quyền năng kinh tế của phụ nữ

VOV.VN - Nhiều phụ nữ gặp phải rào cản từ những công việc nội trợ, việc gia đình nên họ không thể tham gia vào các hoạt động kinh tế.

Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai
Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai

VOV.VN - Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC "vẽ" bức tranh định hình APEC hướng tới 2020 và tương lai.

Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai

Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC vẽ bức họa tương lai

VOV.VN - Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC "vẽ" bức tranh định hình APEC hướng tới 2020 và tương lai.

APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số
APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số

VOV.VN - Công nghệ số một mặt đem lại nhiều cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức cho lực lượng lao động.

APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số

APEC sẵn sàng đón nhận cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ số

VOV.VN - Công nghệ số một mặt đem lại nhiều cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức cho lực lượng lao động.