Khaisilk thừa nhận 50% khăn lụa là hàng Trung Quốc

Hiện sản phẩm khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm 50% sản phẩm khăn lụa đang kinh doanh tại các cửa hàng hệ thống Khaisilk.

Khăn Khaisilk “made in China” và cắt mác
Sự việc bắt đầu từ ngày 23/10, trên trang Facebook cá nhân Đặng Như Quỳnh đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “Made in China”.
Liên hệ với anh Quỳnh, anh cho biết trước đó, ngày 17/10, Công ty V. (công ty gia đình nhà anh Quỳnh) đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng.
Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có 1 chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”. Công ty cho kiểm tra toàn bộ lô hàng và phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.
Khăn lụa bày bán tại một cửa hàng Khaisilk ở Lotte Legend (TP.HCM).
Công ty V. đã lập biên bản ghi nhận sự việc và yêu cầu phía Khaisilk 113 Hàng Gai làm rõ những vấn đề như: "Khăn lụa này có thuộc thương hiệu Khaisilk hay xuất xứ từ Trung Quốc? Khăn thực chất làm từ chất liệu thế nào? Tại sao trên 1 chiếc khăn lại có hai mác, 1 Made in China và 1 mác mang thương hiệu Khaisilk?".
Ngày 19/10, ông Trần Văn Cương, phụ trách cửa hàng Khaisilk Hà Nội, đã khẳng định các mẫu khăn lụa công ty anh Quỳnh mua từ cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai là thuộc thương hiệu Khaisilk và khẳng định "Chất liệu khăn được làm từ 100% lụa tơ tằm".
Về nguyên nhân 1 chiếc khăn có 2 mác Made in China và Made in Việt Nam, phía Khaisilk giải thích: Do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 khăn cho khách hàng vì thiếu 1 chiếc đã lấy ngay trên máy may đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ. Đây là đơn hàng Khaisilk đang sản xuất 350 chiếc cho khách hàng tại Hong Kong (Trung Quốc), may riêng nhãn mác "Made in China" theo yêu cầu của khách.
Anh Quỳnh thông tin thêm, sau khi bài viết của anh nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận, phía Khaisilk đã chủ động liên lạc và “nhờ” anh Quỳnh gỡ bài đăng trên trang Facebook cá nhân nhưng anh từ chối. Ngay sau đó, một khách hàng khác đến từ Hà Nội, anh L. cũng khẳng định mình gặp phải tình trạng tương tự và chia sẻ trên Facebook cá nhân.
Nhập hàng Trung Quốc đóng mác Khaisilk
Chiều muộn ngày 25/10, ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã có trao đổi xung quanh sự việc 1 chiếc khăn 2 nhãn mác trong đó có nhãn mác xuất xứ Trung Quốc.
“Trước hết tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng vì định vị không rõ ràng về sản phẩm”, ông Khải nói và giải thích, vào những năm 1990, khi ngành dệt lụa của Việt Nam bị suy thoái, ông thấy sản phẩm lụa của Trung Quốc cũng rất đẹp nên tính chuyện mang về Việt Nam kinh doanh, giống như các thương hiệu lớn của thế giới như Zara, H&M vẫn đặt hàng từ Trung Quốc và bán khắp nơi trên thế giới dưới thương hiệu của họ.
Quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo. Vì vậy, hiện sản phẩm khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm 50% sản phẩm khăn lụa đang kinh doanh tại các cửa hàng hệ thống Khaisilk.
Tuy nhiên, ông Khải cho rằng, do cửa hàng ở xa, hoạt động dưới pháp nhân khác nên việc quản lý chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó sau này, Tập đoàn Khaisilk có rất nhiều lĩnh vực khác như nhà hàng, bất động sản, trung tâm thương mại... nên khăn lụa chỉ còn là một phần nhỏ trong kinh doanh nên bản thân ông có phần lơ là. Đặc biệt, việc không tách bạch sản phẩm đặt hàng từ Trung Quốc với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tạo nên sự cố này.
Ông Khải cam kết: “Chúng tôi sẽ thu hồi toàn bộ lô sản phẩm này và xây dựng lại việc quản lý sản phẩm và thương hiệu chặt chẽ hơn. Sau khi thu hồi toàn bộ hàng, chúng tôi cam kết sẽ thay đổi việc tách bạch trong hoạt động ghi nhãn xuất xứ của hai loại riêng biệt, gồm sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc theo hướng kinh doanh của các thương hiệu lớn. Với việc này, tôi biết thương hiệu đã bị ảnh hưởng và đây là cái giá phải trả. Chúng tôi sẽ cố gắng để thay đổi và vực dậy, lấy lại niềm tin của khách hàng.
Thương hiệu lụa Khaisilk ra đời vào cuối những năm 1980 tại Hà Nội nhắm tới phân khúc khách hàng cao cấp. Giá một chiếc khăn từ vài trăm tới vài triệu đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái
Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái

VOV.VN -Theo Vinastas, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết.

Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái

Người tiêu dùng khó đối phó với hàng giả và hàng nhái

VOV.VN -Theo Vinastas, có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái mà không biết.

Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam
Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam

VOV.VN - Nhận lời mời của Nhà sách Nhã Nam, tác giả Shaun Rein đến Việt Nam và sẽ có cuộc giao lưu với độc giả.

Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam

Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam

VOV.VN - Nhận lời mời của Nhà sách Nhã Nam, tác giả Shaun Rein đến Việt Nam và sẽ có cuộc giao lưu với độc giả.

Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse
Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse

VOV.VN -Cơ quan Hải quan Hải Phòng phát hiện 10 container, bên trong có hàng chục ngàn đôi giày nhãn hiệu Adidas và Converse xuất xứ Trung Quốc.

Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse

Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse

VOV.VN -Cơ quan Hải quan Hải Phòng phát hiện 10 container, bên trong có hàng chục ngàn đôi giày nhãn hiệu Adidas và Converse xuất xứ Trung Quốc.