Các ngân hàng quốc tế đứng ngồi không yên vì “Brexit cứng”

VOV.VN - Nhiều ngân hàng quốc tế đã bắt đầu tính tới việc chuyển hoạt động ra khỏi Anh sang các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU).

Động thái này diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố muốn “cắt đứt hoàn toàn” với khối này khi lựa chọn kịch bản “Brexit cứng”, thay vì phương án “Brexit mềm” (tức là Anh sẽ tiếp tục ở lại thị trường chung Châu Âu).

Thị trường tài chính, tiền tệ đang theo dõi sát sao từng diễn biến của tiến trình Brexit. Ảnh: AFP.

“Brexit cứng” để tìm kiếm cơ hội mới

Thủ tướng Anh Theresa May quyết định theo đuổi phương án “Brexit cứng” đồng nghĩa với việc “Xứ sở Sương mù” không muốn tìm kiếm một cơ chế thành viên hợp tác hay thành viên một phần của EU.

Thay vào đó, Anh sẽ hoàn toàn đứng ngoài EU như một đối tác độc lập và bình đẳng. Bà Theresa May cũng ngỏ ý muốn hợp tác với các quốc gia khác khi cam kết sẵn sàng ký kết các thỏa thuận mới với các nước trên thế giới.

Với quyết định “Brexit cứng”, Anh có thể toàn quyền kiểm soát dòng người nhập cư vào nước này. Anh sẽ tự do tìm kiếm một thỏa thuận thương mại mà nước này mong muốn với EU. Và hơn hết, sự tự chủ này cũng có thể sẽ mang lại cho Anh những cơ hội mới, những “người bạn mới”, những đối tác tiềm năng mới.

Nhưng “Brexit cứng” cũng mang lại những mất mát không nhỏ

Dẫu vậy, bên cạnh những cái “được”, các nhà quan sát cũng cảnh báo những cái “mất” không hề nhỏ từ quyết định này. Một điều đáng lo ngại là kịch bản “Brexit cứng” có nguy cơ khắc sâu thêm mâu thuẫn trong lòng Vương quốc Anh.

 “Brexit cứng” là việc nước Anh sẽ không xây dựng một tư cách thành viên đặc biệt trong khối thị trường chung EU và không có các ưu đãi thương mại. Mất đi quyền tiếp cận thị trường chung đồng nghĩa với việc vị trí trung tâm tài chính số 1 thế giới của Anh cũng sụp đổ.

Và như vậy, với việc Anh rời khối thị trường chung, các ngân hàng đang hoạt động tại khu tài chính London cũng bị mất quyền thị thực cho phép dễ dàng tiếp cận hoạt động tài chính trên khắp EU như hiện nay.

Đó là những lý do vì sao nhiều ngân hàng đang “rục rịch” chuyển khỏi Anh vì Brexit. Hàng loạt ngân hàng và các hãng dịch vụ tài chính có trụ sở ở Anh đã chuẩn bị để chuyển hàng nghìn việc làm và hoạt động đến EU, nhằm đảm bảo họ có thể tiếp tục kinh doanh tại 27 nước thành viên còn lại của khối.

HSBC, ngân hàng lớn nhất Anh, cho hay họ có thể dời 1.000 việc làm đến Paris (Pháp).

Đến 1.000 trong tổng số 5.000 nhân viên thuộc ngân hàng UBS ở Anh cũng sẽ được chuyển về châu Âu.

Hai ngân hàng lớn của Mỹ là Morgan Stanley và Citibank đang lên kế hoạch sẽ chuyển một số bộ phận hoạt động của mình ra khỏi nước Anh.

Nhiều ngân hàng khác cũng đang chạy đua thực hiện các kế hoạch dự phòng vì chiến lược của Thủ tướng Anh Theresa May, trong khi nhiều công ty bảo hiểm cũng đang “đứng ngồi không yên”.

Các tác động của “Brexit cứng” có thể ngày càng lớn

Các chuyên gia kinh tế dự báo, ban đầu các tác động có thể nhỏ nhưng theo thời gian, sẽ dẫn đến rất nhiều sự gián đoạn trong cộng đồng tài chính. Giáo sư Tài chính Jon Danielsson của Trường Kinh tế London (London School of Economics) nhận định, chuyện các ngân hàng “ra đi” cũng có thể tác động đến cả nền kinh tế Anh, khi dự báo nguồn thu thuế và nhu cầu dịch vụ sẽ giảm mạnh nếu Anh mất hẳn quyền tiếp cận đầy đủ vào thị trường tài chính châu Âu.

Chưa dừng lại ở những tác động đối với lĩnh vực tài chính, ngày 23/1, ứng cử viên Tổng thống Pháp thuộc phe cực hữu Marine Le Pen tuyên bố, việc người dân Anh bỏ phiếu rời EU có khả năng tạo ra hiệu ứng Domino trong toàn khối này.

Phát biểu với các nhà lãnh đạo cực hữu của Đức, Pháp, Italy và Hà Lan tại thành phố Koblenz (Đức), bà Le Pen nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của một thế giới và sự ra đời của một thế giới khác. Tôi không nói rằng mọi quốc gia phải rời bỏ khu vực sử dụng đồng euro…Tuy nhiên, chúng ta phải chừa lại khả năng đó nếu một quốc gia muốn rời đi.”

Giới quan sát cũng cho rằng, với quyết định dứt khoát đưa Anh ra khỏi thị trường chung châu Âu và liên minh thuế quan, Thủ tướng Anh Theresa May vừa lựa chọn một hướng đi phức tạp nhất. Và nếu mọi chuyện không diễn ra theo đúng kịch bản mong muốn, thì nền kinh tế Anh, mà cụ thể là giới doanh nghiệp Anh sẽ đứng trước nhiều thách thức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Anh lựa chọn “Brexit cứng”- phản ứng tích cực từ các thị trường
Anh lựa chọn “Brexit cứng”- phản ứng tích cực từ các thị trường

VOV.VN - “Thà không đạt thỏa thuận nào còn hơn là một thỏa thuận tồi” là tuyên bố đáng chú ý của bà Theresa May trong bài phát biểu đầu tiên về Brexit. 

Anh lựa chọn “Brexit cứng”- phản ứng tích cực từ các thị trường

Anh lựa chọn “Brexit cứng”- phản ứng tích cực từ các thị trường

VOV.VN - “Thà không đạt thỏa thuận nào còn hơn là một thỏa thuận tồi” là tuyên bố đáng chú ý của bà Theresa May trong bài phát biểu đầu tiên về Brexit. 

Thủ tướng Anh công bố chiến lược Brexit
Thủ tướng Anh công bố chiến lược Brexit

VOV.VN - Vào lúc 18h45 phút chiều tối 17/1 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Anh Theresa May đã công bố chiến lược liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.

Thủ tướng Anh công bố chiến lược Brexit

Thủ tướng Anh công bố chiến lược Brexit

VOV.VN - Vào lúc 18h45 phút chiều tối 17/1 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Anh Theresa May đã công bố chiến lược liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.

Pháp: Brexit sẽ tạo hiệu ứng domino trên toàn Châu Âu
Pháp: Brexit sẽ tạo hiệu ứng domino trên toàn Châu Âu

VOV.VN -Bà Marine Le Pen nói việc người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sẽ tạo ra hiệu ứng domino trong toàn liên minh này.

Pháp: Brexit sẽ tạo hiệu ứng domino trên toàn Châu Âu

Pháp: Brexit sẽ tạo hiệu ứng domino trên toàn Châu Âu

VOV.VN -Bà Marine Le Pen nói việc người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sẽ tạo ra hiệu ứng domino trong toàn liên minh này.