Dẹp vấn nạn móc nối cho “cò” chăm nuôi bệnh nhân lộng hành

VOV.VN -Tình trạng cò chăm nuôi bệnh nhân lộng hành, trở thành những băng nhóm bóc lột người đi chăm bệnh, làm mất uy tín bệnh viện. 

Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng cò chăm nuôi bệnh nhân lộng hành, trở thành những băng nhóm ở Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh. Những “bà trùm” này bóc lột người đi chăm bệnh, làm mất uy tín bệnh viện. 

Bác sỹ Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: nhiều năm nay, Bệnh viện Nhân dân 115 đã ký hợp đồng với Công ty dịch vụ Tâm Đức cung cấp dịch vụ người nuôi bệnh với giá cả được niêm yết công khai, rõ ràng tại nhiều địa điểm trong bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua có một số đối tượng từ bên ngoài lấn át nhân viên nuôi bệnh của Công ty Tâm Đức. Nhóm người này đã lén lút đưa người nuôi bệnh của mình vào bệnh viện để ăn chặn tiền của những người này, hình thành nên đường dây “cò” nuôi bệnh đúng như báo chí đã phản ánh.

Trước tình trạng này, Bệnh viện Nhân dân 115 đã phối hợp với Công an Phường 12, Quận 10 kiểm tra, kiểm soát công tác an ninh trật tự xung quanh bệnh viện, hỗ trợ xử lý dứt điểm, xóa sổ các băng nhóm, đối tượng bảo kê người nuôi bệnh thuê... Tuy nhiên, Bác sỹ Nguyễn Đình Phú nhìn nhận: việc người bên ngoài vào nuôi bệnh thuê là thỏa thuận giữa người nhà bệnh nhân và người nuôi bệnh. Những thỏa thuận này hoàn toàn xảy ra ngoài khu vực bệnh viện nên rất khó kiểm soát.  

Qua điều tra, Bệnh viện Nhân dân 115 đã phát hiện một số nhân viên của Công ty Dịch vụ công nghiệp Hoàng Gia - đơn vị được thuê làm vệ sinh cho bệnh viện có hành vi giới thiệu những người đang có nhu cầu nuôi bệnh cho các đối tượng bảo kê để ăn hoa hồng. Bệnh viện đã yêu cầu Công ty Hoàng Gia điều chuyển công tác những nhân viên này, không cho tiếp tục làm việc tại đây. 

Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 khẳng định: Không có chuyện viên chức, người lao động của bệnh viện có mối liên hệ hoặc giới thiệu những người có nhu cầu cần nuôi bệnh cho các đối tượng bảo kê để ăn tiền hoa hồng. Bệnh viện cũng đã rà soát lại việc đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường chốt bảo vệ, camera quan sát tại những điểm có nhiều người ra vào. Đồng thời, bệnh viện đã cho điều chuyển y công, tạp vụ, hộ lý của các khoa, phòng và thực hiện thường xuyên định kỳ hằng năm để ngăn ngừa chuyện móc nối. Ở những khoa có bệnh nhân nằm viện lâu ngày như khoa Bệnh lý mạch máu não, khu vực các khoa về Hồi sức và thần kinh, bệnh viện cho chuyển sang chăm sóc toàn diện. 

Bác sĩ Nguyễn Đình Phú nói: "Cố gắng những phòng hồi sức chăm sóc toàn diện. Làm khâu này bệnh viện thấy cực nhưng mà bệnh viện cố gắng tập trung tăng cường vào nữa. Hiện nay là không cho người nhà vào nữa, chăm sóc toàn diện hơn. Đồng thời phát áo thăm nuôi đúng giờ, đàng hoàng, kiểm soát mối quan hệ giữa người bệnh và người thăm nuôi.

Khảo sát quanh Bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy, bệnh viện chỉ bố trí 1 vị trí ở Khu B cho điểm tiếp nhận và đăng ký cần người chăm nuôi bệnh. Một nhân viên của Công ty dịch vụ Tâm Đức cho biết: do bệnh viện chật hẹp nên ở các khu khác công ty không thể quảng bá được cho người bệnh và thân nhân một cách rộng rãi. Vì vậy mà ở các khu nhà khác, nhiều “cò” tiếp cận được với thân nhân người bệnh để giới thiệu dịch vụ chăm nuôi bệnh nhân. Hiện nay, công ty đã được phép dán giấy tờ khắp các khu khám và các khoa điều trị để người dân dễ dàng tìm đến.

Nhìn nhận từ thực tế, lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: cần người chăm nuôi bệnh là nhu cầu rất lớn, nhất là các bệnh nhân nằm điều trị lâu. Nhiều gia đình người bệnh chỉ có 1 hoặc 2 người con, không đảm nhận được suốt quá trình chữa bệnh. Vì vậy một số bệnh viện đã có kí hợp đồng với một số công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi người bệnh. 

Tuy nhiên, một số giám đốc bệnh viện không theo dõi sát sao, để xảy ra tình trạng người ngoài trà trộn vào. Đây là một thiếu sót của ngành y tế thành phố. Sau khi họp với các bệnh viện, Sở Y tế bàn lại cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn về công tác chăm sóc người bệnh, hình thành hệ thống cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp hơn, với chất lượng và giá cả hợp lý để phục vụ tốt hơn cho những người bệnh có nhu cầu, đặc biệt là những người phải nằm lâu trong bệnh viện. 

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta cần phải liên hệ với trường để mở những khóa đào tạo ngắn hạn để chăm sóc, điều dưỡng. Kết hợp với trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, tổ chức những khóa học. Những người này không cần phải qua trình độ cao, chỉ cần học phổ thông, có thể tiếp thu được những kiến thức nuôi bệnh".
Những cách làm quyết liệt của bệnh viện và ngành y tế thành phố có thể giảm được vấn nạn cò nuôi bệnh tại các bệnh viện. Thế nhưng, vẫn rất cần sự thông tin từ người dân, phản ánh thực trạng, không tiếp tay cho “cò” lộng hành./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bác sĩ bị đánh, côn đồ gây loạn trong bệnh viện: Ngành y phải làm gì?
Bác sĩ bị đánh, côn đồ gây loạn trong bệnh viện: Ngành y phải làm gì?

VOV.VN - Nhiều vụ gây mất an ninh trật tự tại bệnh viện gần đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh.

Bác sĩ bị đánh, côn đồ gây loạn trong bệnh viện: Ngành y phải làm gì?

Bác sĩ bị đánh, côn đồ gây loạn trong bệnh viện: Ngành y phải làm gì?

VOV.VN - Nhiều vụ gây mất an ninh trật tự tại bệnh viện gần đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh.

Ai giúp “cò” bệnh viện sống khỏe?
Ai giúp “cò” bệnh viện sống khỏe?

VOV.VN -Cò bệnh viện có đất sống là nhờ vào sự móc ngoặc với các bác sĩ, vào sự sợ sệt, lo lắng… của bệnh nhân mỗi khi đến bệnh viện.

Ai giúp “cò” bệnh viện sống khỏe?

Ai giúp “cò” bệnh viện sống khỏe?

VOV.VN -Cò bệnh viện có đất sống là nhờ vào sự móc ngoặc với các bác sĩ, vào sự sợ sệt, lo lắng… của bệnh nhân mỗi khi đến bệnh viện.

An ninh bệnh viện vẫn đang bị bỏ ngỏ
An ninh bệnh viện vẫn đang bị bỏ ngỏ

VOV.VN - Vụ nhóm 20 người lao vào bệnh viện ĐH Y Hà Nội không chế bảo vệ, bác sĩ để chém trọng thương người bệnh sáng 7/4 khiến dư luận lo ngại vấn đề an ninh.

An ninh bệnh viện vẫn đang bị bỏ ngỏ

An ninh bệnh viện vẫn đang bị bỏ ngỏ

VOV.VN - Vụ nhóm 20 người lao vào bệnh viện ĐH Y Hà Nội không chế bảo vệ, bác sĩ để chém trọng thương người bệnh sáng 7/4 khiến dư luận lo ngại vấn đề an ninh.