Chồng chưa đủ tuổi kết hôn, con có được khai sinh mang họ cha?

VOV.VN - Em 20 tuổi và chồng em năm nay 16 tuổi hiện đang sống ở Bắc Giang. Con gái em vừa tròn 1 tháng tuổi. Vậy con em có được khai sinh mang họ cha?

- Một bạn nữ không nêu tên hỏi:

Em 20 tuổi và chồng em năm nay 16 tuổi hiện đang sống ở Bắc Giang. Con gái em vừa tròn 1 tháng tuổi. Vậy anh/chị cho em hỏi khi làm giấy khai sinh cho con có thể cho con mang họ cha và điền đầy đủ thông tin về người cha không?

- Luật sư trả lời:

Theo thông tin chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng chị không rõ việc chồng mình 16 tuổi thì khi đăng kí khai sinh cho con có thể cho con mang họ cha và điền đầy đủ thông tin về người cha hay không? Chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn thì: “1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;...”

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì:

“3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”.

Như vậy, vì hai bạn chưa được đăng ký kết hôn (do bạn nam chưa đủ tuổi kết hôn) và muốn điền đầy đủ thông tin về người cha trong giấy khai sinh (để con mang họ của cha) thì đồng thời với việc đăng ký khai sinh, bạn nam cần thực hiện thủ tục nhận con. UBND cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh để ghi tên người cha vào giấy khai sinh.

Và theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì : “ 1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự....

2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.”

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ tổng đài TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006511 để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

VOV.VN - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ sẽ có thể bị công an phạt với mức 200.000 đồng

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, bị phạt 200.000 đồng?

VOV.VN - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không đội mũ sẽ có thể bị công an phạt với mức 200.000 đồng

Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?
Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

VOV.VN - Bán hàng trà đá tại vỉa hè, bị Công an phường tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh và xử phạt hành chính 200.000 đồng...

Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

Bán trà đá ở vỉa hè, bị thu phương tiện, đúng hay sai?

VOV.VN - Bán hàng trà đá tại vỉa hè, bị Công an phường tịch thu toàn bộ phương tiện kinh doanh và xử phạt hành chính 200.000 đồng...

Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?
Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Bạn của bạn đã chửi và đánh nhau với hai sinh viên cùng trường. Nghĩa là, hai bạn đã có hành vi gây mất trật tự tại nơi công cộng – trường học...

Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?

Xích mích, đánh nhau... bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Bạn của bạn đã chửi và đánh nhau với hai sinh viên cùng trường. Nghĩa là, hai bạn đã có hành vi gây mất trật tự tại nơi công cộng – trường học...