"Đeo mặt nạ" vào mạng ảo cũng cần tôn trọng và biết tha thứ

VOV.VN - Về chuyện thoá mạ, bôi nhọ nhau trên mạng tôi định viết vài dòng về sự tôn trọng và tha thứ thì thấy anh Đặng Hoàng Giang đã viết rất hay trong “Thiện - Ác và smartphone”. Câu chữ và ý tứ dưới đây chúng tôi lấy trong quyển sách này của anh Giang, chỉ sắp xếp lại cho phù hợp.

Theo đại văn hào Nga Dostoyevsky, người ta có thể biết được mức độ văn minh của một cộng đồng khi đi vào nhà tù. 

Câu nói trên của Dostoyevsky sau hơn một thế kỷ vẫn đúng, và ở thời đại 4.0 còn có thể phát triển thêm như thế này: Người ta có thể biết được mức độ văn minh của một cộng đồng khi vào… mạng xã hội của cộng đồng đó. 

Hiến Pháp Việt Nam nêu rõ: “Mọi người được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…” Bộ “luật gốc” rành rành như thế nhưng thật khó tưởng tượng hiện nay một số người sẵn sàng nói năng thô bạo, cục cằn trên mạng xã hội với mục đích hạ bệ, bêu riếu, hạ thấp nhân phẩm của nhau.

Sau hai cuộc đại chiến thế giới thảm khốc ở nửa đầu thế kỷ 20, hàng loạt các công ước quốc tế được xây dựng để khẳng định rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân phẩm của cá nhân phải được tôn trọng. Tư duy này được đặt trên nền tảng triết học của Immanuel Kant, triết gia Đức thế kỷ XVIII, và trở thành trung tâm của chủ nghĩa nhân văn hiện đại.

Với Kant, giá trị đạo đức cơ bản nhất, nền tảng hơn cả yêu thương là TÔN TRỌNG. Kant không yêu cầu chúng ta quý mến hay yêu thương người chúng ta không quý mến, nhưng mong muốn chúng ta đối xử với họ trong sự TÔN TRỌNG. 

Bắt kẻ phạm tội, kẻ lừa đảo chịu trách nhiệm về hậu quả hành động của mình cũng chính là TÔN TRỌNG họ, vì họ được coi như một cá thể độc lập có đầy đủ nhận thức và tự do lựa chọn cho các hành vi của mình. Chỉ có kẻ tâm thần mới không phải chịu trách nhiệm với bản thân. 

Tất nhiên, lôi ra ánh sáng những việc làm khuất tất, xấu xa, bịp bợm với việc nhục mạ nhân phẩm của nhau là hai việc hoàn toàn khác.

Kẻ phạm tội vẫn cần được TÔN TRỌNG với tư cách con người. Không ai có thể nhân danh công lý hay đạo đức để biện minh cho việc chà đạp lên nhân phẩm người khác, hoặc chỉ ban phát nhân phẩm cho một nhóm người nhất định trong xã hội.

Chúng ta chỉ có thể giữ được sự tự trọng nếu chúng ta không chà đạp lên người khác, kể cả kẻ thù. Cách đây không lâu, thanh danh của quân đội Mỹ đã bị tổn hại nặng nề khi những bức ảnh chứng minh họ tra tấn, ngược đãi và lăng nhục những tù nhân ở trại giam Guantanamo Bay lọt ra công luận.

Với Kant, tiêu chí đạo đức cao nhất trong xã hội là không bao giờ được chỉ dùng người khác như một phương tiện. 

Ví dụ kinh điển nhất của việc này còn ghi trong sử sách thời đế chế La Mã là tù nhân bị bắt đấu với sư tử để mua vui. Tương tự, nếu y học bí mật tiến hành thử một loại thuốc mới trên bệnh nhân thì đó là lúc con người bị sử dụng như phương tiện. Đó là lý do tại sao dù vaccine Covid-19 lúc này cần kíp là thế, một giây trôi đi không thuốc chết bao mạng người, nhưng khoa học cũng vẫn chỉ thử nghiệm trên những người sẵn sàng tự nguyện.   

Do đó, dùng người khác, nhất là bí mật đời tư của người khác, rồi quẳng lên mạng làm “mồi nhắm” để câu view, lôi kéo,  tạo thanh thế, gây tiếng vang, tạo sức ép… thì đó là việc làm thiếu đạo đức. 

Ở một xã hội văn minh, phần lớn đều đồng ý rằng ngay cả với súc vật chúng ta cũng cần TÔN TRỌNG, có những nguyên tắc đối xử nhân đạo, không bắt chúng làm việc tới kiệt sức, không đánh đập khi chúng “lười”… 

Chúng ta cũng tin rằng kể cả người chết cũng cần được TÔN TRỌNG. Đó là lý do vì sao bức ảnh một xác chết bó chiếu chở sau xe máy ở Sơn La mấy năm trước khiến xã hội xôn xao tìm hiểu nguồn cơn. Chúng ta lo lắng bởi chúng ta biết nếu một xã hội thờ ơ với… xác chết, nó đã bị bần cùng về tinh thần. 

Một con thú khi bị con khác cướp thức ăn có thể vẫn nhe răng gầm gừ khi gặp lại đối thủ cướp mồi sau một thời gian. Chúng không tha thứ, chúng chỉ có thể quên. Khả năng THA THỨ và xin được tha thứ là một trong những điều duy nhất chỉ CON NGƯỜI có được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mượn danh quảng bá văn hoá để "đầu độc" cộng đồng mạng bằng những video "bẩn"
Mượn danh quảng bá văn hoá để "đầu độc" cộng đồng mạng bằng những video "bẩn"

VOV.VN - Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

Mượn danh quảng bá văn hoá để "đầu độc" cộng đồng mạng bằng những video "bẩn"

Mượn danh quảng bá văn hoá để "đầu độc" cộng đồng mạng bằng những video "bẩn"

VOV.VN - Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

Hiện tượng Khá Bảnh và “giang hồ mạng" có đáng lo ngại?
Hiện tượng Khá Bảnh và “giang hồ mạng" có đáng lo ngại?

VOV.VN - Hiện tượng “giang hồ mạng” được giới trẻ tung hô và số người đăng ký theo dõi lên tới con số hàng triệu…không “đáng lo ngại”.

Hiện tượng Khá Bảnh và “giang hồ mạng" có đáng lo ngại?

Hiện tượng Khá Bảnh và “giang hồ mạng" có đáng lo ngại?

VOV.VN - Hiện tượng “giang hồ mạng” được giới trẻ tung hô và số người đăng ký theo dõi lên tới con số hàng triệu…không “đáng lo ngại”.

“Chém" trên mạng: Chữ nghĩa là gươm đao, đau đớn lắm
“Chém" trên mạng: Chữ nghĩa là gươm đao, đau đớn lắm

VOV.VN - Mạng xã hội giúp xã hội trở nên minh bạch, nhưng trong sự tương tác thiếu trách nhiệm, không chính danh đang khiến những thành viên trở nên hồ đồ.

“Chém" trên mạng: Chữ nghĩa là gươm đao, đau đớn lắm

“Chém" trên mạng: Chữ nghĩa là gươm đao, đau đớn lắm

VOV.VN - Mạng xã hội giúp xã hội trở nên minh bạch, nhưng trong sự tương tác thiếu trách nhiệm, không chính danh đang khiến những thành viên trở nên hồ đồ.