Việt Nam thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ với Pháp, UNESCO và WIPO

VOV.VN - Từ 7-14/7, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với các đối tác tại Cộng hòa Pháp, tham dự Lễ khai mạc Năm quốc tế về khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững do UNESCO tổ chức.

Tham gia đoàn Bộ trưởng cũng có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Đại sứ - Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva và Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO.

Tại Cộng hòa Pháp, Bộ trưởng đã có các buổi hội đàm song phương với Bộ trưởng Bộ Đại học và nghiên cứu (MESR), thăm và làm việc với một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống sáng tạo quốc gia Pháp trong đó có Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia (CNES), Ủy ban quốc gia về năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế tại Grenoble (CEA Grenoble), Thung lũng đổi mới sáng tạo (Inovallée), Tổng Công ty phòng không và vũ trụ của Tập đoàn Airbus. Các buổi làm việc diễn ra trong không khí hợp tác chân thành, hiểu biết lẫn nhau và thực chất với những hành động cụ thể.

Nhiều nội dung quan trọng đã được thảo luận rất tích cực để đi đến thống nhất: thứ nhất, đồng ý tìm kiếm cơ chế hợp tác phù hợp với bối cảnh mới thông qua việc nâng cấp Hiệp định hợp tác KH&CN giữa hai Chính phủ đã ký năm 2007.

Dự thảo Hiệp định mới sẽ tích hợp các cơ chế đảm bảo tính khả thi cho các dự án hợp tác đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học với chất lượng xuất sắc và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; ưu tiên các nội dung hợp tác chuyển giao công nghệ và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp sáng tạo hai nước.

Thứ hai, tạo lập thêm kênh kết nối sự lưu chuyển và giao lưu học thuật của các nhà khoa học Việt Nam thông qua việc Việt Nam tham gia trở lại với một trong những chương trình khoa học có uy tín của Pháp là Hubert Curien (Chương trình H); thứ ba, mở ra hành lang mới để thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và Pháp thông qua việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (SATI) với Ngân hàng đầu tư công quốc gia Pháp (BPI France).

Thứ tư, thống nhất được một số hành động cụ thể trong thời gian tới để kết nối Thung lũng đổi mới sáng tạo của Pháp với Khu Công nghệ cao quốc gia, thông qua đó thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ cao giữa hai nước; thứ năm, làm rõ nét hơn thực trạng, tiềm năng và một số phương thức cụ thể để đưa hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Pháp trở nên thực chất hơn trong thời gian tới trên một số lĩnh vực mới như vũ trụ, công nghệ xanh và năng lượng mới, bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như công nghệ sinh học, y tế, nông nghiệp.

Những nội dung đạt được trong các buổi làm việc song phương với Cộng hòa Pháp thể hiện quyết tâm của Bộ KH&CN trong việc cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau chuyến thăm làm việc cấp cao tại Pháp tháng 12/2021; đồng thời làm đậm nét nội dung khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với tư cách là một trong các trụ cột ưu tiên của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp vào năm 2023.

Tham dự Lễ Khai mạc Năm quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững 2022 do UNESCO chủ trì tổ chức và Tọa đàm cấp cao về “Vai trò của khoa học trong hoạch định chính sách”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã tham gia thảo luận cùng các khách mời là Lãnh đạo cấp cao của một số nước thành viên UNESCO, trong đó có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ của các nước Trung Quốc, Cuba, Nam Phi, Nigeria, Honduras và hai nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 2012 và 2021.

Chia sẻ về các bài học rút ra từ đại dịch Covid-19 dẫn tới sự thay đổi mối quan hệ giữa khoa học và hoạch định chính sách, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải mạnh mẽ đổi mới tư duy trong quản lý khoa học và công nghệ, khuyến khích thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và thất bại, đồng thời, thúc đẩy tinh thần khoa học mở và đổi mới sáng tạo mở.

Bộ trưởng cũng đề xuất hình thành các nền tảng chia sẻ thông tin sáng chế, dữ liệu, công bố khoa học và phương tiện nghiên cứu nhằm giúp các nước chậm phát triển hơn có thể tiếp cận và bắt kịp với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ thế giới. Cuối cùng, Bộ trưởng nhấn mạnh vấn đề lựa chọn ưu tiên và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an toàn, an ninh cho người dân, trong đó, cần đặt người dân và con người vào trung tâm của mọi chính sách phát triển.

Làm việc với Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) Daren Tang và phát biểu tại Phiên họp 63 Đại hội đồng WIPO, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh với vai trò là thành viên WIPO, Việt Nam sẵn sàng chung tay triển khai các sáng kiến chung của WIPO trong hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid-19, tạo thuận lợi cho các bên liên quan trong hệ sinh thái sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và giới trẻ.

Việt Nam cam kết tiếp tục là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của WIPO, vì sự phát triển của một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu bao trùm, cân bằng, năng động và hướng đến tương lai, góp phần làm giàu kho tàng tri thức, văn hóa của nhân loại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Bày tỏ cảm ơn WIPO đã tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình hợp tác nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới, WIPO tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi; hình thành và thúc đẩy văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội; tăng cường các hoạt động hợp tác về đào tạo trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thông qua Dự án Viện Đào tạo sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; triển khai các dự án hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ nhằm nâng cao năng lực chống chịu, thích ứng, cạnh tranh và tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

Bộ trưởng chia sẻ Bộ kH&CN đang tiến hành xây dựng bộ chỉ số đo lường năng lực đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII); đề nghị WIPO tiếp tục quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là về phương pháp luận kiểm định khung chỉ số, phân tích xử lý dữ liệu, để có thể công bố báo cáo lần đầu tiên về hoạt động đổi mới sáng tạo cấp địa phương của Việt Nam vào cuối năm 2022.

Nhân dịp này, Bộ trưởng vui mừng chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và WIPO về triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia và gia hạn Thỏa thuận hợp tác giữa Cục với Cơ quan sở hữu trí tuệ Anh Quốc. Bộ trưởng tin tưởng, thông qua các thỏa thuận hợp tác này, các Bên sẽ triển khai được nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam, phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Phạm Sanh Châu vào vòng ba tuyển Tổng Giám đốc UNESCO
Ông Phạm Sanh Châu vào vòng ba tuyển Tổng Giám đốc UNESCO

VOV.VN - Hôm nay (28/4) lúc 17 giờ (giờ Hà Nội) ứng viên VN Phạm Sanh Châu bước vào vòng thi phụ của cuộc tranh cử nhận chức Tổng Giám đốc UNESCO.

Ông Phạm Sanh Châu vào vòng ba tuyển Tổng Giám đốc UNESCO

Ông Phạm Sanh Châu vào vòng ba tuyển Tổng Giám đốc UNESCO

VOV.VN - Hôm nay (28/4) lúc 17 giờ (giờ Hà Nội) ứng viên VN Phạm Sanh Châu bước vào vòng thi phụ của cuộc tranh cử nhận chức Tổng Giám đốc UNESCO.

Việt Nam thể hiện trách nhiệm quốc tế khi ứng cử Tổng Giám đốc UNESCO
Việt Nam thể hiện trách nhiệm quốc tế khi ứng cử Tổng Giám đốc UNESCO

VOV.VN - Chiều 9/10, Hội đồng Chấp hành UNESCO bắt đầu bỏ phiếu lựa chọn ứng cử viên duy nhất cho chức Tổng giám đốc của tổ chức này.

Việt Nam thể hiện trách nhiệm quốc tế khi ứng cử Tổng Giám đốc UNESCO

Việt Nam thể hiện trách nhiệm quốc tế khi ứng cử Tổng Giám đốc UNESCO

VOV.VN - Chiều 9/10, Hội đồng Chấp hành UNESCO bắt đầu bỏ phiếu lựa chọn ứng cử viên duy nhất cho chức Tổng giám đốc của tổ chức này.

Đại sứ Phạm Sanh Châu nói gì về cuộc phỏng vấn tại UNESCO?
Đại sứ Phạm Sanh Châu nói gì về cuộc phỏng vấn tại UNESCO?

VOV.VN -UNESCO đưa ra một quy trình hoàn toàn mới trong việc tuyển chọn Tổng Giám đốc, giống quy trình tuyển chọn Tổng thư ký Liên Hợp quốc.

Đại sứ Phạm Sanh Châu nói gì về cuộc phỏng vấn tại UNESCO?

Đại sứ Phạm Sanh Châu nói gì về cuộc phỏng vấn tại UNESCO?

VOV.VN -UNESCO đưa ra một quy trình hoàn toàn mới trong việc tuyển chọn Tổng Giám đốc, giống quy trình tuyển chọn Tổng thư ký Liên Hợp quốc.