Dự án đất vàng Lý Thường Kiệt: Vướng mắc do đâu?

VOV.VN - Phớt lờ các quy định của thành phố về bồi thường GPMB thu hồi đất, các hộ gia đình gây sức ép để chủ đầu tư trả giá cao khiến dự án chậm tiến độ

Những hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ việc thu hồi đất phục vụ Dự án xây dựng lại khu tập thể và cải tạo sắp xếp lại trụ sở làm việc tại 30A Lý Thường Kiệt -33 Hàng Bài, Hoàn Kiếm cho biết, ủng hộ chủ trương và quyết định thu hồi đất của thành phố.

Họ là những hộ gia đình đầu tiên bàn giao mặt bằng cho đơn vị giải phóng mặt bằng từ tháng 9/2012 để tạm cư tại tổ 28, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng (một số hộ nhận tiền tự lo tạm cư) do chủ đầu tư bố trí.

Khu đất 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài.

Tuy nhiên, suốt 5 năm qua mong ước trở về sinh sống tại nơi ở cũ khang trang, rộng rãi hơn như lời hứa của chủ đầu tư ngày một xa vời bởi dự án vẫn không thể khởi công do một số hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng.

Hiện tại chỉ có 4 hộ đang ăn ở tại 30A Lý Thường Kiệt, 8 hộ còn lại không còn ở đây mà cho thuê.

Trong đơn kiến nghị gửi đến Báo Điện tử VOV, các hộ dân khẳng định, các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng không đại diện cho tiếng nói của các hộ dân sống tại tập thể 30A Lý Thường Kiệt.

Họ không phải vì lợi ích của toàn bộ các hộ dân tại khu tập thể 30A mà chỉ đòi hỏi cho lợi ích cá nhân. 

Khu tập thể tổ 28, Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng được chủ đầu tư bố trí tạm cư cho các hộ gia đình trong thời gian thi công dự án.

Chính quyền các cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn với những hộ dân để sớm có mặt bằng thực hiện dự án. Một người dân nói:  “Nếu như thành phố, chủ đầu tư có điều chỉnh mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có lợi hơn cho các hộ dân còn lại chưa di chuyển thì cũng cần được thực hiện với tất cả các hộ gia đình đã bàn giao mặt bằng, chấp hành đúng chủ trương của Nhà nước”.

Trong số những hộ gia đình xuống tạm cư tại Thanh Lương với niềm tin từ chính quyền và chủ đầu tư rằng, chỉ trong 2 năm được quay về tòa nhà mới. Nay có những ông bà tuổi cao tuổi đã qua đời không còn có thể trở về nhà mới. Chính họ là những tấm gương vận động con cái chấp hành chủ trương của thành phố bàn giao mặt bằng cho chính quyền.

Ông Vũ Đăng Khoa (85 tuổi), cư dân tập thể 30A Lý Thường Kiệt, đang tạm cư tại tổ 28, phường Thanh Lương cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng thấy nhà nước kêu gọi xây dựng lại khu tập thể này. Vì nhà này không còn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phải phá đi xây lại cho những người ở đây đảm bảo cuộc sống.

Giờ phút này tuổi đã cao cũng không sống được bao lâu. Tôi mong chính quyền và chủ đầu tư làm thế nào cho nhanh chóng để giải quyết ổn định cuộc sống nhiều người, trong đó có những người già như chúng tôi hưởng một chút ít trong căn hộ mới”.

Ông Vũ Đăng Khoa và vợ tại căn hộ tạm cư tổ 28, Thanh Lương.

Thực tế, tại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt -33 Hàng Bài, 41 hộ dân sinh sống không phải là căn hộ hoàn chỉnh. Nơi đây nhà cửa sập sệ, cơi nới bếp ở hành lang đua ra theo kiểu chuồng cọp. Khu tập thể phải sử dụng vệ sinh chung… Ngoài ra, còn có 5 cơ quan diện tích gấp 10 lần các hộ dân.

Đến nay, phần lớn các hộ dân tạm cư cũng đem cho thuê lại. Hiện tại khu đất dự án này chỉ còn 11 hộ dân không muốn tái định cư tại chỗ, muốn chủ đầu tư phải mua nhà theo giá họ đưa ra.

5 năm qua, mỗi hộ gia đình tạm cư tại tập thể Thanh Lương được chủ đầu tư hỗ trợ toàn bộ tiền thuê nhà. Chủ đầu tư phải gánh các chi phí giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ tạm cư mỗi năm mất khoảng 10 tỷ đồng. Việc xây dựng công trình các hộ dân không phải trả tiền. Tuy nhiên, các hộ gia đình cho rằng đây là một dự án siêu lợi nhuận nên ép chủ đầu tư phải mua lại với giá cao.

Các hộ dân gia đình còn lại, có hộ còn chưa có hợp đồng thuê nhà mà chỉ có quyết định phân nhà cho cán bộ của Tổng cục Du lịch. Trong khi đây là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý.

Đo đạc thực tế ngõ vào nơi các hộ dân đang sinh sống dưới 2m, thuộc vị trí 4, theo giá đất của thành phố quy định được chi trả bằng khoảng 32% của vị trí 1.

Ngoài ra, tại dự án này chủ đầu tư khi hoàn thành không được sử dụng hoàn toàn vào mục đích thương mại mà phải dành 6 tầng trả cho doanh nghiệp và các hộ tái định cư.

Đại diện chủ đầu tư cho biết cũng không thể mua hết mấy chục căn hộ được bố trí tái định cư. Cho nên nếu có mua của họ thì đây cũng chỉ là theo giá chung cư tái định cư. Tuy nhiên, một số hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng, không chấp nhận phương án của quận mà yêu cầu được bán cho chủ đầu tư diện tích đang sử dụng.

Quá trình đàm phán, có những hộ diện tích rất nhỏ nhưng đòi chủ đầu tư mua lại với giá cao, thậm chí căn hộ cơi nới, lấn chiếm khoảng không tầng 4 cũng ép đòi giá 5,5 tỷ đồng.

Chiều 29/11, một số hộ dân di chuyển đồ đạc bàn giao mặt bằng cho UBND quận Hoàn Kiếm.

Trong 9 năm thực hiện dự án, chủ đầu tư đã nhiều lần gặp các hộ dân để thỏa thuận nhưng không thành công.

Hiện tại giá mua của chủ đầu tư tương đường 2.800 USD/m2. Các hộ dân yêu cầu so sánh với giá mua của dự án 22 Hàng Bài. Chủ đầu tư cho biết dự án 22 Hàng Bài, các hộ dân có sổ đỏ và chủ đầu tư mua toàn bộ để thực hiện đồng bộ hóa dự án, còn tại 30A Lý Thường Kiệt các hộ dân không có sổ đỏ và đây là dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, không phải là dự án tư nhân để đồng bộ hóa. Dự án 30A Lý Thường Kiệt là trách nhiệm mà chủ đầu tư đã cam kết với UBND thành phố về việc chỉnh trang đô thị.

Theo khoản 3 điều 7 Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP Hà Nội quy định: “Các hộ gia đình không có nhu cầu tái định cư được chủ đầu tư thanh toán theo giá kinh doanh của căn hộ tái định cư được bố trí ở dự án, tại thời điểm thực hiện việc mua bán”.

 Thực chất số ít hộ dân không vì lợi ích chung của thành phố, các cơ quan doanh nghiệp và hộ dân tại 30A Lý Thường Kiệt  - 33 Hàng Bài. UBND thành phố Hà Nội cần có những biện pháp quyết liệt, cứng rắn đối với các hộ dân còn lại để đảm bảo của lợi ích đa số cộng đồng dân cư với các mục tiêu xã hội làm chủ đạo./.

Áp thời hạn cưỡng chế chỉ còn 5 hộ chưa bàn giao mặt bằng

Theo thông tin mới nhất, tới 11h00 ngày 29/11/2017, đã có thêm 7 hộ dân thuộc dự án nhận tiền bồi thường hỗ trợ, bàn giao mặt bằng hoặc chuyển nhượng căn hộ tái định cư cho nhà đầu tư. Như vậy, hiện chỉ còn 4 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư đến cuối ngày 29/11/2017 sẽ còn thêm hộ dân thống nhất được với quận và chủ đầu tư để bàn giao mặt bằng. Đây là một tín hiệu rất tốt./.

 


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh Quảng Ninh cưỡng chế giải phóng mặt bằng quốc lộ 18
Hình ảnh Quảng Ninh cưỡng chế giải phóng mặt bằng quốc lộ 18

VOV.VN - Lực lượng chức năng TP Uông Bí sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng dự án cho chủ đầu tư trong ngày 18/4.

Hình ảnh Quảng Ninh cưỡng chế giải phóng mặt bằng quốc lộ 18

Hình ảnh Quảng Ninh cưỡng chế giải phóng mặt bằng quốc lộ 18

VOV.VN - Lực lượng chức năng TP Uông Bí sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng dự án cho chủ đầu tư trong ngày 18/4.

Gian nan giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1A
Gian nan giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1A

VOV.VN - Dự án mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi dài gần 18 km đang gặp khó trong giải phóng mặt bằng.

Gian nan giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1A

Gian nan giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1A

VOV.VN - Dự án mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi dài gần 18 km đang gặp khó trong giải phóng mặt bằng.

Vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng nút giao thông tây cầu Sông Hàn
Vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng nút giao thông tây cầu Sông Hàn

VOV.VN - Công tác giải phóng mặt bằng đoạn phía đường Trần Phú còn gặp nhiều khó khăn, do người dân chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng nút giao thông tây cầu Sông Hàn

Vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng nút giao thông tây cầu Sông Hàn

VOV.VN - Công tác giải phóng mặt bằng đoạn phía đường Trần Phú còn gặp nhiều khó khăn, do người dân chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Thành ủy Hà Nội yêu cầu cả hệ thống tham gia giải phóng mặt bằng
Thành ủy Hà Nội yêu cầu cả hệ thống tham gia giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB

Thành ủy Hà Nội yêu cầu cả hệ thống tham gia giải phóng mặt bằng

Thành ủy Hà Nội yêu cầu cả hệ thống tham gia giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho ĐHQG Hà Nội
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho ĐHQG Hà Nội

VOV.VN - Thủ tướng đề nghị TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Thạch Thất tập trung tối đa trong việc giải phóng mặt bằng, hoàn thành thủ tục giao đất cho ĐHQG Hà Nội.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho ĐHQG Hà Nội

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho ĐHQG Hà Nội

VOV.VN - Thủ tướng đề nghị TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Thạch Thất tập trung tối đa trong việc giải phóng mặt bằng, hoàn thành thủ tục giao đất cho ĐHQG Hà Nội.