Tộc người cận kề nguy cơ diệt vong vượt qua đói nghèo, lạc hậu

VOV.VN - Phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện sinh sống khắc nghiệt dẫn tới đồng bào Si La (Lai Châu) nơi đây cận kề với nguy cơ diệt vong. 

Là một trong 4 dân tộc ít người đặc biệt khó khăn của cả nước, người Si La ở xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu một thời chỉ biết bám rừng săn bắt thú và hái lượm để sống. Phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện sinh sống khắc nghiệt dẫn tới đồng bào nơi đây cận kề với nguy cơ diệt vong. Thế nhưng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là sự nỗ lực của mỗi người dân, giờ đây người Si La đang dần hòa nhập với cộng đồng các dân tộc trong vùng.

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo bản làng người Si La đã đổi khác.

Năm nhân khẩu của gia đình chị Hồ Cố De, ở bản tái định cư Sì Thao Chải, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu không còn phải lo bữa ăn từng ngày như trước, khi vừa thoát khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. Giờ đây, ngoài việc tập trung làm ruộng nương, gia đình chị đã biết chăn nuôi và mở thêm một quán tạp hóa nhỏ phục vụ bà con trong bản. Nhờ chuyển về bản mới thuận lợi, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách trồng trọt và chăn nuôi, gia đình chị đã biết áp dụng vào mô hình sản xuất, từ đó cuộc sống cũng dần ổn định.

Chị Hồ Cố De tâm sự: Trước ở bản cũ bên kia sông Đà, cái gì cũng khó khăn. Hai vợ chồng chỉ biết phát nương làm rẫy, lên rừng kiếm rau rừng và củ mài để sinh sống. Khó nhất là trường lớp cách trở, nên các con chị và đám trẻ trong bản không được đến trường đầy đủ, nhất là mỗi khi trời có mưa gió thì phải nghỉ học, vì không thể vượt sông. Về bản mới cái gì cũng thuận tiện, bà con trong bản đã biết cách làm ăn, không còn phải lo ăn từng bữa như trước.

“Bên kia sông khổ lắm, muốn qua sông cũng không có gì để đi. Khi đó mình nuôi con cũng còn nhỏ nên khổ lắm, quần áo cũng không được mặc, cơm cũng không được ăn, ăn củ sắn, củ mài thôi. Bây giờ thì thay đổi hết rồi. Từ ngày sang bên này sông cái gì cũng đổi khác, không như ngày xưa nữa; quần áo cũng đủ mặc, các con cũng đi học và ăn uống cũng đầy đủ rồi”, chị Hồ Cố De nói.

Con em người Si La đã được đến trường thuận lợi, nhiều người con Si La đã là cán bộ công chức xã, huyện.

Chỉ cách đây vài năm, 78 hộ dân, với gần 300 nhân khẩu bản Sì Thao Chải sinh sống bên kia sông Đà, hàng ngày bà con chỉ loanh quanh với việc săn bắt thú rừng và hái lượm để kiếm kế sinh nhai. Sau này, khá hơn chút là bà con biết chọc lỗ, tra hạt để có thêm hạt ngô, hạt thóc phục vụ bữa ăn hàng ngày. Cuộc sống cứ quanh quẩn với cái đói, cái nghèo, lạc hậu và muốn ra bên ngoài, bà con phải dùng thuyền hoặc bè mảng để vượt sông.

Ông Hù Chà Hù, Trưởng bản Sì Thao Chải chia sẻ: Mùa cạn nước rút còn dễ dàng, mùa mưa nước giữ muốn qua sông gặp muôn vàn khó khăn và để qua sông Đà đã có không ít người trong bản phải bỏ mạng. Đói ăn, đói văn hóa, cộng với phong tục tập quán lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của đồng bào. Thế nhưng, nhờ dự án dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của Ủy ban Dân tộc Trung ương và nhất là dự án tái định cư lòng hồ thủy điện Lai Châu, giờ đây cuộc sống của bà con đã đổi khác.

“Trước đây ở bản cũ rất khó khăn, nhất là cho con em đi học hay mua bán cái gì cũng không tiện. Bản cũ thì 99% là hộ nghèo thôi, còn bây giờ thì năm một giảm hộ nghèo. Ở bản mới thuận lợi hơn, về đời sống hay về kinh tế cũng vậy thôi, nói chung là khá hơn. Chăn nuôi lợn, gà thì làm trang trại quanh bản, thế còn trâu bò thì nuôi bên kia sông, bà con khác tự làm trang trại với nhau”, Trưởng bản Sì Thao Chải cho biết.

Các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ được hình thành, người Si La đã nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình.

Người Si La ở xã Kan Hồ, huyện Mường Tè hiện nay sinh sống ở hai bản tái định cư Sì Thao Chải và Seo Hai, có số dân chưa đầy 600 nhân khẩu. Nhờ các nguồn hỗ trợ, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân, đến nay bà con đã dần đẩy lùi đói nghèo khi tỷ lệ chỉ còn gần 30%.  Những con đường mòn nối dài gập ghềnh dẫn vào bản làng người Si La - Sì Thao Chải trước kia, giờ đây đã được thay bằng các trục đường nhựa và bê tông. Những mảnh vườn quanh nhà đã rợp bóng mát của chuối và nhiều loại cây ăn quả. Ti vi, tủ lạnh, xe máy là những vật dụng thường thấy trong mỗi căn nhà của đồng bào Si La.

 “Ngày trước mỗi bản ở một chỗ, bây giờ tập hợp lại tại bản tái định cư thì ba, bốn bản một chỗ và cửa nó khang trang hơn. Bà con đi lại và trao đổi hàng hóa, nó tiêu thụ cũng tốt hơn so với nơi ở cũ. Và từ khi nước dâng lên thì lòng hồ ngập, lên tái định cư thì gia đình nào có điều kiện thì mua xuồng để qua sông, bà con thuận lợi làm ăn”, ông Pờ Chà Dú, Chủ tịch HĐND xã Kan Hồ, một người con của dân tộc Si La nói.

Con em đồng bào Si La ở xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giờ đây đã được cắp sách đến trường thuận lợi. Người dân không còn phải hụt trước thiếu sau, chạy ăn từng bữa như trước. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cộng với sự nỗ lực của người dân đang dần giúp bà con hòa nhập cùng đồng bào các dân tộc địa phương và trở thành thành viên không thể thiếu trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam./.

Người Si La thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến (tiếng Si La gần với tiếng Miến hơn).Theo ký ức của người Si La, trước khi di cư sang VN, tổ tiên của họ đã cư trú ở Lasha - thủ phủ của Tây Tạng, Trung Quốc - sau đó di cư sang Mù Đi (Lào) rồi mới sang VN.

Ngày nay họ vẫn còn nhớ câu sấm truyền về nguồn gốc của mình: “Su đi La Sa khủa, phum Mù Đi khủa” (sinh ra ở La Sa, lập bản ở Mù Đi).

Ở VN, người Si La năm 2003 có 1.010 người, sống tập trung ở hai bản Xeo Hai và Xì Thau Chải (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) và một số ít ở bản Nậm Xin (Mường Nhé, Điện Biên).

Người Si La chỉ có năm họ: Hù, Pờ, Giàng, Lí và Lì. Con trai luôn có tên đệm là Chà (Chà Cưới, Chà Hù, Chà Dong...), con gái có tên đệm là Cố (Cố Thuy, Cố Lụy, Cố Búi...).
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh vụ bắt số lượng ma túy “khủng” ở Lai Châu
Cận cảnh vụ bắt số lượng ma túy “khủng” ở Lai Châu

VOV.VN - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá chuyên án ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước tới nay trong cả nước, thu giữ hơn 30kg ma túy tổng hợp.

Cận cảnh vụ bắt số lượng ma túy “khủng” ở Lai Châu

Cận cảnh vụ bắt số lượng ma túy “khủng” ở Lai Châu

VOV.VN - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá chuyên án ma túy tổng hợp lớn nhất từ trước tới nay trong cả nước, thu giữ hơn 30kg ma túy tổng hợp.

Hơn 100 người bao vây cảnh sát giao thông ở Sìn Hồ, Lai Châu
Hơn 100 người bao vây cảnh sát giao thông ở Sìn Hồ, Lai Châu

VOV.VN - Đang khám nghiệm hiện trường, tạm giữ phương tiện của đối tượng vi phạm luật giao thông, thì hơn 100 người xuất hiện ngăn cản CSGT làm nhiệm vụ.

Hơn 100 người bao vây cảnh sát giao thông ở Sìn Hồ, Lai Châu

Hơn 100 người bao vây cảnh sát giao thông ở Sìn Hồ, Lai Châu

VOV.VN - Đang khám nghiệm hiện trường, tạm giữ phương tiện của đối tượng vi phạm luật giao thông, thì hơn 100 người xuất hiện ngăn cản CSGT làm nhiệm vụ.

Pháp ráo riết cho “ngày trở lại” châu Phi
Pháp ráo riết cho “ngày trở lại” châu Phi

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly vừa kết thúc chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới các nước châu Phi.

Pháp ráo riết cho “ngày trở lại” châu Phi

Pháp ráo riết cho “ngày trở lại” châu Phi

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly vừa kết thúc chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới các nước châu Phi.

Nguy cơ cắt đứt giao thông huyết mạch Lai Châu - Lào Cai do mưa lũ
Nguy cơ cắt đứt giao thông huyết mạch Lai Châu - Lào Cai do mưa lũ

VOV.VN - Tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện diễn biến phức tạp khi vẫn mưa trên diện rộng và sạt lở đất trên các tuyến giao thông.

Nguy cơ cắt đứt giao thông huyết mạch Lai Châu - Lào Cai do mưa lũ

Nguy cơ cắt đứt giao thông huyết mạch Lai Châu - Lào Cai do mưa lũ

VOV.VN - Tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện diễn biến phức tạp khi vẫn mưa trên diện rộng và sạt lở đất trên các tuyến giao thông.

Hàng trăm hộ dân bị cô lập trong mưa lũ ở Lai Châu
Hàng trăm hộ dân bị cô lập trong mưa lũ ở Lai Châu

VOV.VN - Mưa lũ những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Lai Châu, hàng trăm hộ dân ở một số bản vùng sâu, vùng xa đang rơi vào cảnh cô lập.

Hàng trăm hộ dân bị cô lập trong mưa lũ ở Lai Châu

Hàng trăm hộ dân bị cô lập trong mưa lũ ở Lai Châu

VOV.VN - Mưa lũ những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Lai Châu, hàng trăm hộ dân ở một số bản vùng sâu, vùng xa đang rơi vào cảnh cô lập.

Mưa lớn tại Điện Biên, Lai Châu: 2 người tử vong do đất đá vùi lấp
Mưa lớn tại Điện Biên, Lai Châu: 2 người tử vong do đất đá vùi lấp

VOV.VN - Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa vừa đến mưa to, có nơi lượng mưa trên 100mm và đã gây sạt lở đất, đá khiến 2 người thiệt mạng. 

Mưa lớn tại Điện Biên, Lai Châu: 2 người tử vong do đất đá vùi lấp

Mưa lớn tại Điện Biên, Lai Châu: 2 người tử vong do đất đá vùi lấp

VOV.VN - Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa vừa đến mưa to, có nơi lượng mưa trên 100mm và đã gây sạt lở đất, đá khiến 2 người thiệt mạng. 

Lai Châu: Lật thuyền trên lòng hồ thủy điện, một người mất tích
Lai Châu: Lật thuyền trên lòng hồ thủy điện, một người mất tích

VOV.VN -Vụ lật thuyền xảy ra trên vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu thuộc địa phận xã Kan Hồ, huyện Mường Tè vào sáng nay (5/8).

Lai Châu: Lật thuyền trên lòng hồ thủy điện, một người mất tích

Lai Châu: Lật thuyền trên lòng hồ thủy điện, một người mất tích

VOV.VN -Vụ lật thuyền xảy ra trên vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu thuộc địa phận xã Kan Hồ, huyện Mường Tè vào sáng nay (5/8).

Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn
Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn

VOV.VN - Tuyến đường 4D huyết mạch nối tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai, hiện lưu thông tạm thời bị chia cắt.

Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn

Lai Châu lại sạt lở quốc lộ 4D trên đèo Hoàng Liên Sơn

VOV.VN - Tuyến đường 4D huyết mạch nối tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai, hiện lưu thông tạm thời bị chia cắt.

Mưa lớn tại Lai Châu, gần 50 hộ dân phải di chuyển khẩn cấp
Mưa lớn tại Lai Châu, gần 50 hộ dân phải di chuyển khẩn cấp

VOV.VN - Theo thống kê ban đầu, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã gây thiệt hại về hoa màu và tài sản, ước tính thiệt hại trên 5 tỷ đồng.

Mưa lớn tại Lai Châu, gần 50 hộ dân phải di chuyển khẩn cấp

Mưa lớn tại Lai Châu, gần 50 hộ dân phải di chuyển khẩn cấp

VOV.VN - Theo thống kê ban đầu, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã gây thiệt hại về hoa màu và tài sản, ước tính thiệt hại trên 5 tỷ đồng.

Thêm một người thiệt mạng do mưa lũ tại Lai Châu
Thêm một người thiệt mạng do mưa lũ tại Lai Châu

VOV.VN -Nạn nhân là chị Tẩn Thị Nhạn, sinh năm 1997 ở xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, khi đi làm nương qua suối Căn Ma đã bị nước cuốn lũ trôi và tử vong.

Thêm một người thiệt mạng do mưa lũ tại Lai Châu

Thêm một người thiệt mạng do mưa lũ tại Lai Châu

VOV.VN -Nạn nhân là chị Tẩn Thị Nhạn, sinh năm 1997 ở xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, khi đi làm nương qua suối Căn Ma đã bị nước cuốn lũ trôi và tử vong.