Châu Âu không thể để phí thêm thời gian cho vấn đề Hy Lạp

VOV.VN- Đức cho biết, đã có tiến triển trong đàm phán với Hy Lạp, song chưa thể nhắc đến khoản viện trợ mới nào.

Trong khi đó, Pháp nhấn mạnh “không thể để phí phạm thêm thời gian” cho vấn đề Hy Lạp. 

Đây là những tuyên bố của nhà các nhà lãnh đạo Đức, Pháp sau cuộc họp thượng đỉnh thâu đêm với Hy Lạp và EU tại Brussels.     

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (Ảnh AP)

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 20/3 cho biết, Hy Lạp đã cam kết đẩy nhanh việc thực hiện thỏa thuận gia hạn cứu trợ tài chính và sẽ gửi danh sách đầy đủ những đề xuất cải cách tới các đối tác khu vực eurozone trong những ngày tới. 

Theo bà Merkel, Bộ trưởng Tài chính khu vực eurozone đã sẵn sàng nhóm họp để đánh giá các kế hoạch cải của Hy Lạp. 

Phát biểu trước báo giới tại Brussels sau khi cuộc họp kết thúc, Thủ tướng Merkel nói: “Thủ tướng Hy Lạp đã thể hiện thiện chí sẽ đề xuất những cải cách và nhanh chóng thực hiện chúng. Trong bối cảnh hiện nay, sự tin tưởng và tập trung là điều rất cần thiết. Đây là một cuộc thảo luận tốt và mang tính xây dựng. Chính phủ Hy Lạp đã cam kết với trách nhiệm nhiệm của mình sẽ nhanh chóng công bố các kế hoạch cải cách. Những cải cách này sẽ phải thích hợp với những thỏa thuận mà các bên đã đạt được. Hy Lạp phải hành động nhanh chóng trong vài ngày tới để chúng tôi có thể bắt đầu quá trình đánh giá danh sách đề xuất này”.

Nhà lãnh đạo Đức không tiết lộ thông tin liệu Hy Lạp có thể nhận thêm khoản viện trợ mới nào hay không, song khẳng định điều này sẽ phụ thuộc vào một kết quả đánh giá tích cực cho các đề xuất cải cách của Hy Lạp. 

Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng nhấn mạnh, Hy Lạp phải có những đề xuất cải cách phù hợp với những cam kết của nước này với các chủ nợ quốc tế, đồng thời phải đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của mình để được tiếp cận các khoản tiền cứu trợ mới. 

Tổng thống Pháp Hollande nói: “Hy Lạp được yêu cầu phải có những cải cách chính xác hơn và nhanh chóng đệ trình bản kế hoạch cải cách này. Thủ tướng Hy Lạp muốn kiểm soát những cải cách của đất nước, và chúng tôi đều công nhận điều này. Với Hy Lạp và chính phủ Hy Lạp họ muốn tương lai của đất nước. Còn với Nhóm Bộ trưởng Tài chính Eurogroup, chúng tôi quan tâm kết quả của những cải cách này và đánh giá xem liệu chúng có phù hợp với những chương trình đã triển khai hay không”. 

Tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh, Hy Lạp cần thiết phải hành động nhanh chóng khi các bên đã mất quá nhiều thời gian kể từ khi nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu gia hạn hêm 4 tháng đối với khoản cứu trợ tài chính dành cho nước này. 

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong tuyên bố ngày 20/3 cũng thể hiện sự lạc quan sau cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ với các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và EU. 

Ông Tsipras nói: “Chúng tôi lạc quan hơn sau cuộc thảo luận này. Tôi cho rằng,các bên đều khẳng định nỗ lực hết mình để giải quyết sớm nhất có thể những khó khăn tại Hy Lạp”. 

Bộ 3 chủ nợ quốc tế -Troika gồm Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã cung cấp khoản cứu trợ 240 tỷ Euro để cứu Hy Lạp khỏi bờ vực phá sản từ năm 2010. Tuy nhiên, nền kinh tế Hy Lạp tiếp tục suy thoái tới 25% trong những năm qua, một phần là vì những biện pháp thắt lưng buộc mà nước này phải thực hiện theo như yêu cầu từ các chủ nợ. 

Đây cũng chính là lý do đưa đảng cánh tả Syriza của Thủ tướng Tsipras lên nắm quyền sau cuộc bầu cử hồi đầu năm nay. Cùng với tuyên bố chiến thắng, Thủ tướng Tsipras đã ngừng chính sách thắt lưng buộc bụng- động thái đối đầu với Đức và các chủ nợ quốc tế. 

Với thỏa thuận gia hạn cứu trợ tài chính, Athens có thời gian đến tháng 6 tới để tìm kiếm một thỏa thuận tài chính mới, sau khi gói cứu trợ 4 năm dành cho Hy Lạp hết hạn hồi cuối tháng 2.

Chắc chắn rằng, những đề xuất cải cách của Hy Lạp phải làm hài lòng các nhà lãnh đạo châu Âu. Nhất là trong cảnh một thành viên khác là Tây Ban Nha, vốn cũng là một con nợ lớn tại Eurozone, đang chuẩn bị cuộc bầu cử vào cuối năm nay với sự nổi lên của các nhà lãnh đạo cánh tả. 

Do đó, các nhà lãnh đạo châu Âu không muốn cho Tây Ban Nha thấy rằng họ đang ưu ái chính phủ cánh tả của Thủ tướng Hy Lạp Tsipras./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hy Lạp đàm phán lại thất bại, Eurozone ra tối hậu thư
Hy Lạp đàm phán lại thất bại, Eurozone ra tối hậu thư

VOV.VN - Đàm phán giữa Hy Lạp với Eurozone tối qua tại Brussels, Bỉ lại thất bại, sau khi Hy Lạp từ chối đề xuất gia hạn thêm 6 tháng gói cứu trợ quốc tế.

Hy Lạp đàm phán lại thất bại, Eurozone ra tối hậu thư

Hy Lạp đàm phán lại thất bại, Eurozone ra tối hậu thư

VOV.VN - Đàm phán giữa Hy Lạp với Eurozone tối qua tại Brussels, Bỉ lại thất bại, sau khi Hy Lạp từ chối đề xuất gia hạn thêm 6 tháng gói cứu trợ quốc tế.

Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ
Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ

VOV.VN - Uỷ ban châu Âu cho biết, việc chính phủ Hy Lạp xin gia hạn thêm 6 tháng thỏa thuận vay nợ là một dấu hiệu tích cực.

Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ

Uỷ ban châu Âu đánh giá cao Hy Lạp xin gia hạn nợ

VOV.VN - Uỷ ban châu Âu cho biết, việc chính phủ Hy Lạp xin gia hạn thêm 6 tháng thỏa thuận vay nợ là một dấu hiệu tích cực.

Hy Lạp đang dần xuống nước với các chủ nợ quốc tế
Hy Lạp đang dần xuống nước với các chủ nợ quốc tế

VOV.VN - Hy Lạp ngày 20/2 đã gửi thư cho nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, trong đó có những đề nghị được cho là nhượng bộ.

Hy Lạp đang dần xuống nước với các chủ nợ quốc tế

Hy Lạp đang dần xuống nước với các chủ nợ quốc tế

VOV.VN - Hy Lạp ngày 20/2 đã gửi thư cho nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, trong đó có những đề nghị được cho là nhượng bộ.

Hy Lạp: nợ ngập đầu vẫn chưa chịu khuất phục các bên cho vay
Hy Lạp: nợ ngập đầu vẫn chưa chịu khuất phục các bên cho vay

VOV.VN -Theo kế hoạch, hôm nay (11/3), các cuộc đàm phán chính của nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ.

Hy Lạp: nợ ngập đầu vẫn chưa chịu khuất phục các bên cho vay

Hy Lạp: nợ ngập đầu vẫn chưa chịu khuất phục các bên cho vay

VOV.VN -Theo kế hoạch, hôm nay (11/3), các cuộc đàm phán chính của nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ.

Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp
Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp

VOV.VN - EU sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết nợ công Hy Lạp nhằm mang lại một kết quả tốt đẹp cho mọi người dân châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cho biết.

Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp

Liên minh châu Âu sẽ nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nợ công Hy Lạp

VOV.VN - EU sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết nợ công Hy Lạp nhằm mang lại một kết quả tốt đẹp cho mọi người dân châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cho biết.

Hy Lạp chạy nước rút trước khi vỡ nợ
Hy Lạp chạy nước rút trước khi vỡ nợ

VOV.VN - Hy Lạp đang không còn nhiều thời gian vì gói cứu trợ trị giá 240 tỷ euro sẽ hết hạn trong vòng 4 ngày.

Hy Lạp chạy nước rút trước khi vỡ nợ

Hy Lạp chạy nước rút trước khi vỡ nợ

VOV.VN - Hy Lạp đang không còn nhiều thời gian vì gói cứu trợ trị giá 240 tỷ euro sẽ hết hạn trong vòng 4 ngày.

EU "dốc hầu bao" hỗ trợ Hy Lạp 500 triệu euro
EU "dốc hầu bao" hỗ trợ Hy Lạp 500 triệu euro

VOV.VN - Quỹ bình ổn Tài chính châu Âu (ECM) hôm qua (10/03) quyết định “dốc hầu bao” hơn 500 triệu euro để hỗ trợ tạm thời cho Hy Lạp.

EU "dốc hầu bao" hỗ trợ Hy Lạp 500 triệu euro

EU "dốc hầu bao" hỗ trợ Hy Lạp 500 triệu euro

VOV.VN - Quỹ bình ổn Tài chính châu Âu (ECM) hôm qua (10/03) quyết định “dốc hầu bao” hơn 500 triệu euro để hỗ trợ tạm thời cho Hy Lạp.

Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố đất nước đã qua giai đoạn Kinh tế khắc khổ
Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố đất nước đã qua giai đoạn Kinh tế khắc khổ

VOV.VN - Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsiprats ngày 12/3 cho rằng điều cần thiết đối với Hy Lạp lúc này là được cơ cấu lại nợ công của mình.

Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố đất nước đã qua giai đoạn Kinh tế khắc khổ

Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố đất nước đã qua giai đoạn Kinh tế khắc khổ

VOV.VN - Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsiprats ngày 12/3 cho rằng điều cần thiết đối với Hy Lạp lúc này là được cơ cấu lại nợ công của mình.