Nhà hát Cải lương VN: 65 năm vàng son và khát khao có 1“Nhà” để “Hát”

VOV.VN -Sáng nay 11/9/2016, tại Nhà hát Lớn, lễ kỷ niệm 65 năm thành lập, hoạt động và phát triển của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã diễn ra trọng thể.

Tham dự buổi lễ có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, TGĐ Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, ông Vương Duy Biên và ông Huỳnh Vĩnh Ái – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cùng lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và các nghệ sĩ lão thành, bạn bè đồng nghiệp của Sân khấu cả nước.

Một tiết mục biểu diễn chào mừng Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập, hoạt động và phát triển Nhà hát Cải lương Việt Nam 
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

65 năm vàng son

65 năm trước, Nhà hát Cải lương Việt Nam được thành lập tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa với tên gọi Liên đoàn Ca kịch kháng chiến Liên khu IV.

Từ buổi sơ khai đến nay với biết bao khó khăn, thăng trầm và nhiều tên gọi: Đoàn Cải lương Trung ương, Đoàn cải lương Bắc, Đoàn Cải lương Bắc Trung ương, Nhà hát Cải lương Trung ương và Nhà hát Cải lương Việt Nam... Trong mọi giai đoạn lịch sử, Nhà hát đều vượt qua khó khăn, tìm tòi, sáng tạo, nỗ lực giữ gìn nghệ thuật truyền thống không ngừng phấn đấu, đóng góp quan trọng cho những thành tựu của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Vua Phật - một vở diễn xã hội hóa đã thu hút được đông đảo khán giả và được giới phê bình đánh giá cao. Với thời lượng 150 phút gồm 8 phân cảnh, vở diễn đã tái hiện một giai đoạn oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc.

Vững bước trên con đường 65 năm sân khấu truyền thống và cách mạng, những năm gần đây, Nhà hát tiếp tục giữ gìn có hiệu quả nghệ thuật Cải lương và Đờn ca tài tử; xây dựng được phong cách nghệ thuật riêng, chân thực trên cơ sở truyền thống và khoa học; tích cực tham gia biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đồng thời mở rộng liên kết, tăng cường xã hội hóa trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Với đội ngũ 3 nghệ sỹ nhân dân, 10 nghệ sỹ ưu tý cùng nhiều diễn viên, nhạc công, đạo diễn tâm huyết và tài năng, Nhà hát đã dàn dựng thành công những vở diễn tiêu biểu được khán giả và bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao như: Cung phi Điểm Bích, Trọn đời trung hiếu với Thăng Long, Dấu ấn giao thời, Vua Thánh Triều Lê, Cổ tích một tình yêu, Vú cát, Mê cung, Chuyền tình Khau Vai, Mai Hắc Đế, Hà Nội gió mùa, Vua Phật, Hừng đông, Công đường và quyền lực...

Vở cải lương “Hừng Đông” do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học, Hoàng Song Việt chuyển thể cải lương, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên đạo diễn. Vở diễn khắc họa hình tượng người chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu - nhà lãnh đạo trung kiên, một nhà báo, nhà văn, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cách mạng nước ta.

Các vở diễn trên đã gặt hái được nhiều HCV, HCB trong các kỳ Liên hoan, cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp của toàn quốc.

Ghi nhận những đóng góp của các thế hệ nghệ sỹ Nhà hát Cải lương Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã 3 lần trao tặng Nhà hát Cải lương Việt Nam Huân chương Độc lập cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Khao khát một nhà hát của riêng mình

Tại lễ kỷ niệm, Quyền giám đốc nhà hát cải lương Việt Nam, NSƯT Nguyễn Xuân Vinh cho biết: “Do Nhà hát không có được một địa điểm để biểu diễn cố định nên phương thức biểu diễn lưu động theo đợt, theo ngày vẫn là chính. Chi phí cao, thu nhập cá nhân của các thành viên nhà hát bị thấp do mặt trái kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến hoạt động nghệ thuật...”

Quyền giám đốc nhà hát cải lương Việt Nam, NSƯT Nguyễn Xuân Vinh.

Tâm – Tầm – Tài là điều tập thể cán bộ, nhân viên Nhà hát Cải lương VN tâm niệm và gìn giữ trong phát triển. Nhưng có một ước vọng đã nhiều năm nay được “bàn thảo” mà không trở thành hiện thực – đó là: một thiết chế nhà hát và sân khấu cố định được giành cho Nhà hát Cải lương Việt Nam để có thêm điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật giúp cho sức sáng tạo nghệ thuật và mong muốn được cống hiến phục vụ các thành viên Nhà hát Cải lương Việt Nam có được những hiệu quả cao hơn.

“Có “Nhà” để “Hát” – đỡ nắng mưa và chắc chắn: Hát sẽ hay hơn!”, Quyền giám đốc Nhà hát Cải Lương Nguyễn Xuân Vinh đau đáu chia sẻ./.

Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập, hoạt động và phát triển của Nhà hát Cải lương Việt Nam:

Tiết mục biểu diễn chào mừng Lễ kỷ niệm 65 năm Nhà hát Cải lương Việt Nam 
 
 

 

Trích đoạn Vua Thánh triều Lê
 

 

Nghệ sĩ trẻ Ngọc Thảnh phát biểu tại lễ kỷ niệm 

NSƯT Lê Chức, nguyên Giám đốc Nhà hát cải lương Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - người có nhiều kịch bản văn học được Nhà hát Cải lương Việt Nam chuyển thể thành các vở diễn thành công bên nghệ sĩ Quang Khải.

Các đại biểu và các thế hệ nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam chụp hình lưu niệm kết thúc buổi lễ kỷ niệm.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo TPHCM đề nghị biểu diễn vở cải lương “Hừng Đông” thêm 1 buổi
Lãnh đạo TPHCM đề nghị biểu diễn vở cải lương “Hừng Đông” thêm 1 buổi

VOV.VN - Nhận được sự quan tâm và khen ngợi của rất đông khán giả TPHCM, lãnh đạo TP đã đề nghị Nhà hát Cải lương VN biểu diễn thêm 1 buổi vào đêm nay 3/9.

Lãnh đạo TPHCM đề nghị biểu diễn vở cải lương “Hừng Đông” thêm 1 buổi

Lãnh đạo TPHCM đề nghị biểu diễn vở cải lương “Hừng Đông” thêm 1 buổi

VOV.VN - Nhận được sự quan tâm và khen ngợi của rất đông khán giả TPHCM, lãnh đạo TP đã đề nghị Nhà hát Cải lương VN biểu diễn thêm 1 buổi vào đêm nay 3/9.

Vở cải lương “Hừng Đông” được biểu diện tại Ngã Ba Giồng
Vở cải lương “Hừng Đông” được biểu diện tại Ngã Ba Giồng

VOV.VN - Hàng nghìn người dân huyện Hóc Môn, TP HCM đã có mặt từ sớm để đón xem vở cải lương đặc biệt có ý nghĩa lịch sử đúng dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Vở cải lương “Hừng Đông” được biểu diện tại Ngã Ba Giồng

Vở cải lương “Hừng Đông” được biểu diện tại Ngã Ba Giồng

VOV.VN - Hàng nghìn người dân huyện Hóc Môn, TP HCM đã có mặt từ sớm để đón xem vở cải lương đặc biệt có ý nghĩa lịch sử đúng dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Góp phần hun đúc ý chí tự cường qua hình tượng Vua Phật
Góp phần hun đúc ý chí tự cường qua hình tượng Vua Phật

VOV.VN -Vở cải lương Vua Phật là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông tưởng niệm 707 năm ngày Phật hoàng nhập niết bàn.

Góp phần hun đúc ý chí tự cường qua hình tượng Vua Phật

Góp phần hun đúc ý chí tự cường qua hình tượng Vua Phật

VOV.VN -Vở cải lương Vua Phật là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông tưởng niệm 707 năm ngày Phật hoàng nhập niết bàn.

Vở “Hừng Đông“: Cách làm mới cải lương thu hút khán giả phương Nam
Vở “Hừng Đông“: Cách làm mới cải lương thu hút khán giả phương Nam

VOV.VN -Vở cải lương "Hừng Đông" của tác giả Nguyễn Thế Kỷ được người xem ví là "cải lương của cải lương" nhờ cách truyền tải câu chuyện mới lạ.

Vở “Hừng Đông“: Cách làm mới cải lương thu hút khán giả phương Nam

Vở “Hừng Đông“: Cách làm mới cải lương thu hút khán giả phương Nam

VOV.VN -Vở cải lương "Hừng Đông" của tác giả Nguyễn Thế Kỷ được người xem ví là "cải lương của cải lương" nhờ cách truyền tải câu chuyện mới lạ.

“Vua Phật” – Xem để yêu, để hiểu lịch sử đất Việt
“Vua Phật” – Xem để yêu, để hiểu lịch sử đất Việt

VOV.VN - “Vua Phật” là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức vị “Vua đời - Vua đạo” Trần Nhân Tông và được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật.

“Vua Phật” – Xem để yêu, để hiểu lịch sử đất Việt

“Vua Phật” – Xem để yêu, để hiểu lịch sử đất Việt

VOV.VN - “Vua Phật” là tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức vị “Vua đời - Vua đạo” Trần Nhân Tông và được xây dựng dựa trên những câu chuyện có thật.