Ngân hàng sẽ bị kiểm soát đặc biệt khi nào?

VOV.VN - Dự kiến, chiều nay (20/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Theo Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều nay (20/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD).

Cần thanh lọc các TCTD yếu kém một cách hiệu quả (Ảnh minh họa: KT)

Luật quy định rõ về các trường hợp cụ thể đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, TCTD được xem xét đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau:

Mất khả năng thanh toán hoặc mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

Hai năm liên tục bị xếp hạng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD, khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với NHNN.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, cho biết, trên thực tế, khi đã mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả thì rất khó để có thể phục hồi các TCTD này, do đó, việc xử lý các TCTD yếu kém khi chỉ mới có nguy cơ mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả là cần thiết.

Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể công khai thông tin về tình trạng kiểm soát đặc biệt; xác định, điều chỉnh tiêu chí xếp hạng ngân hàng yếu kém để phù hợp hơn với tình hình kinh tế của từng năm hoặc từng chu kỳ; bổ sung quy định đánh giá bắt buộc các TCTD theo thông lệ kiểm toán quốc tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đánh giá, xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần và xếp hạng quỹ tín dụng nhân dân đang được thực hiện theo quy định của NHNN. Hiện nay, NHNN đang tiếp tục hoàn thiện các quy định này trên cơ sở tổng kết thực tiễn và tham khảo thông lệ quốc tế.

Việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đã được thực hiện theo quy định của NHNN về kiểm soát đặc biệt đối với TCTD và cần được cân nhắc kỹ để hạn chế tác động xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của TCTD được kiểm soát đặc biệt, không ảnh hưởng đến việc phục hồi các TCTD này cũng như ảnh hưởng lan truyền đối với TCTD khác trong hệ thống TCTD.

Về chấm dứt kiểm soát đặc biệt, báo cáo thẩm tra cho thấy có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về đối tượng được thông báo, hình thức, thời gian thông báo để vừa đảm bảo vấn đề công khai, kịp thời.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, NHNN quy định hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt để kiểm soát đặc biệt TCTD.

Việc công khai thông tin về chấm dứt kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định của NHNN. Trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là Quỹ tín dụng nhân dân thông báo còn được gửi tới Thống đốc NHNN và Ngân hàng hợp tác xã; trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, TCTD được kiểm soát đặc biệt có công ty con hoặc công ty kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm thì thông báo còn được gửi tới Bộ Tài chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phá sản ngân hàng yếu kém: Quyền lợi của người gửi tiền ra sao?
Phá sản ngân hàng yếu kém: Quyền lợi của người gửi tiền ra sao?

VOV.VN - Khi thực hiện thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, hai yêu cầu lớn đặt ra là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền.

Phá sản ngân hàng yếu kém: Quyền lợi của người gửi tiền ra sao?

Phá sản ngân hàng yếu kém: Quyền lợi của người gửi tiền ra sao?

VOV.VN - Khi thực hiện thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, hai yêu cầu lớn đặt ra là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền.

Xử lý ngân hàng yếu kém: Ngại trách nhiệm, nhiều “sếp” xin nghỉ việc
Xử lý ngân hàng yếu kém: Ngại trách nhiệm, nhiều “sếp” xin nghỉ việc

Khuôn khổ pháp lý xử lý TCTD yếu kém chưa hoàn thiện đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho NHNN nói chung cũng như các cán bộ xử lý trực tiếp nói riêng.

Xử lý ngân hàng yếu kém: Ngại trách nhiệm, nhiều “sếp” xin nghỉ việc

Xử lý ngân hàng yếu kém: Ngại trách nhiệm, nhiều “sếp” xin nghỉ việc

Khuôn khổ pháp lý xử lý TCTD yếu kém chưa hoàn thiện đã gây khó khăn và rủi ro pháp lý cho NHNN nói chung cũng như các cán bộ xử lý trực tiếp nói riêng.

Chấp nhận giải thể doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém
Chấp nhận giải thể doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, phải chấp nhận phá sản, giải thể các doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém để phát triển mạnh, bền vững trong tương lai.

Chấp nhận giải thể doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém

Chấp nhận giải thể doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, phải chấp nhận phá sản, giải thể các doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém để phát triển mạnh, bền vững trong tương lai.

Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém
Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Phương án cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm: phục hồi, sáp nhập - hợp nhất, chuyển giao bắt buộc, phá sản…

Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém

Giải pháp đặc biệt cho ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Phương án cơ cấu lại ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm: phục hồi, sáp nhập - hợp nhất, chuyển giao bắt buộc, phá sản…

Cần giải pháp đột phá xử lý ngân hàng yếu kém trong năm 2017
Cần giải pháp đột phá xử lý ngân hàng yếu kém trong năm 2017

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng các phương án xử lý các ngân hàng yếu kém trong năm 2017.

Cần giải pháp đột phá xử lý ngân hàng yếu kém trong năm 2017

Cần giải pháp đột phá xử lý ngân hàng yếu kém trong năm 2017

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng các phương án xử lý các ngân hàng yếu kém trong năm 2017.

Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém
Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.

Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém

Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.