Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tranh chấp trên Biển Đông rất gay gắt

VOV.VN - Trước diễn biến tình hình thế giới, khu vực phức tạp và khó lường; tranh chấp trên Biển Đông diễn ra gay gắt, Việt Nam cần giữ vững đối ngoại độc lập tự chủ.

Chủ động hội nhập, đối ngoại độc lập và tự chủ

Phát biểu tại phiên thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng XII ngày 23/1, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, trong năm năm tới, tình hình thế giới thay đổi nhanh, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường; tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. 

Quá trình toàn cầu hóa và những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức liên kết mới, các định chế tài chính – tiền tệ, các hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư song phương và đa phương thế hệ mới. Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, đồng thời cũng là trọng điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc.

Tranh chấp trên Biển Đông diễn biến gay gắt, phức tạp.

Trong bối cảnh đó, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam phát biểu tại Hội trường sáng 23/1

Đưa đất nước lên vị thế cao hơn

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, với nước ta, trong 5-10 năm tới, chiều sâu của hội nhập quốc tế được thể hiện trên nhiều lĩnh vực.

Theo đó, trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích, một cách lâu dài và bền vững giữa nước ta với các đối tác, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, nhất là với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của đất nước.

Tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế hợp tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ, kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của đất nước ta.   

Về kinh tế, 5 năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Do vậy, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tận dụng các cam kết quốc tế để mở rộng thị trường, tái phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp Việt Nam; gia tăng mức độ tự chủ của nền kinh tế, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu; tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế trước những tác động từ bên ngoài; đóng góp ngày càng nhiều cho quá trình phát triển nội lực và liên kết vùng trong cả nước.

Đưa hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu cũng có nghĩa là phải tận dụng được chính hệ thống quy tắc và luật lệ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ được các lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong quan hệ với đối tác nước ngoài.

Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là chủ động hơn trong việc nghiên cứu, chọn lựa các bộ tiêu chí, xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng và đồng thời tham gia xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực chung, góp phần nâng trình độ phát triển của nước ta trong các lĩnh vực này; phục vụ các mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức và con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

“Nói cách khác, đưa hội nhập đi vào chiều sâu là để tạo dựng các mối quan hệ ổn định, lâu dài hơn với các đối tác, gia tăng tính ổn định, bền vững của môi trường chính trị, an ninh; đưa đất nước ta lên vị trí cao hơn ở khu vực và trên thế giới”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng tướng Võ Tiến Trung: Việt Nam không bao giờ nhân nhượng chủ quyền
Thượng tướng Võ Tiến Trung: Việt Nam không bao giờ nhân nhượng chủ quyền

VOV.VN -Thượng tướng Võ Tiến Trung: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ cho phép hay ai có quyền nhân nhượng.  

Thượng tướng Võ Tiến Trung: Việt Nam không bao giờ nhân nhượng chủ quyền

Thượng tướng Võ Tiến Trung: Việt Nam không bao giờ nhân nhượng chủ quyền

VOV.VN -Thượng tướng Võ Tiến Trung: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ cho phép hay ai có quyền nhân nhượng.  

Đại biểu Bùi Quang Vinh: Đổi mới mạnh mẽ hoặc tụt hậu
Đại biểu Bùi Quang Vinh: Đổi mới mạnh mẽ hoặc tụt hậu

VOV.VN - Trong bài tham luận tại Đại hội XII của Đảng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT phân tích nguyên nhân của nguy cơ tụt hậu và nhấn mạnh cải cách mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Đại biểu Bùi Quang Vinh: Đổi mới mạnh mẽ hoặc tụt hậu

Đại biểu Bùi Quang Vinh: Đổi mới mạnh mẽ hoặc tụt hậu

VOV.VN - Trong bài tham luận tại Đại hội XII của Đảng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT phân tích nguyên nhân của nguy cơ tụt hậu và nhấn mạnh cải cách mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Bí thư Quảng Ngãi: “Chưa bao giờ biển gây xôn xao đến vậy“
Bí thư Quảng Ngãi: “Chưa bao giờ biển gây xôn xao đến vậy“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bày tỏ trong bài tham luận tại Đại hội XII của Đảng, ngày 22/1.

Bí thư Quảng Ngãi: “Chưa bao giờ biển gây xôn xao đến vậy“

Bí thư Quảng Ngãi: “Chưa bao giờ biển gây xôn xao đến vậy“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bày tỏ trong bài tham luận tại Đại hội XII của Đảng, ngày 22/1.

22 bài phát biểu trong ngày đầu thảo luận Văn kiện Đại hội Đảng XII
22 bài phát biểu trong ngày đầu thảo luận Văn kiện Đại hội Đảng XII

VOV.VN - Trong ngày đầu thảo luận tại Hội trường về các văn kiện Đại hội XII đã có 22 bài phát biểu của các Đoàn.

22 bài phát biểu trong ngày đầu thảo luận Văn kiện Đại hội Đảng XII

22 bài phát biểu trong ngày đầu thảo luận Văn kiện Đại hội Đảng XII

VOV.VN - Trong ngày đầu thảo luận tại Hội trường về các văn kiện Đại hội XII đã có 22 bài phát biểu của các Đoàn.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy

VOV.VN - Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ trong thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” - Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy

Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phải lo bảo vệ Tổ quốc từ lúc chưa nguy

VOV.VN - Xây dựng tiềm lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước ngay từ trong thời bình là kế sách “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” - Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.

Việt Nam quan hệ với tất cả các nước, không nghiêng bên này, bên kia
Việt Nam quan hệ với tất cả các nước, không nghiêng bên này, bên kia

VOV.VN - Nếu các nước không phát huy được chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ mà nghiêng bên này hay nghiêng bên kia sẽ ảnh hưởng môi trường an ninh.

Việt Nam quan hệ với tất cả các nước, không nghiêng bên này, bên kia

Việt Nam quan hệ với tất cả các nước, không nghiêng bên này, bên kia

VOV.VN - Nếu các nước không phát huy được chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ mà nghiêng bên này hay nghiêng bên kia sẽ ảnh hưởng môi trường an ninh.