Nhiều trẻ bị xâm hại tình dục nhưng kẻ ác chưa bị xử lý

VOV.VN - Nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em chưa được xử lý do các cơ quan chức năng vào cuộc chậm trễ, hệ thống pháp luật liên quan còn nhiều khoảng trống.

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Mạng Bảo vệ quyền trẻ em (Crnet) tổ chức diễn đàn “Các tổ chức xã hội tham gia phòng ngừa và can thiệp, giải quyết trẻ em bị xâm hại tình dục”. 

Tại diễn đàn, các đại biểu đều nhận định, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em thời gian gần đây có diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội. Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong 5 năm (2012-2016), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em, với gần 10.000 nạn nhân, trong đó số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ.

Diễn đàn Các tổ chức xã hội tham gia phòng ngừa và can thiệp trẻ em bị xâm hại tình dục.
Đây chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ việc không được thống kê. Đặc biệt, các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gần đây có tính chất ngày càng phức tạp, báo động về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận người lớn. Nghiêm trọng hơn là trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả những em bé tuổi mầm non. Nhiều vụ hiếp dâm tập thể, hiếp dâm rồi giết trẻ em, xâm hại cả trẻ em nam... Đối tượng bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là những người thân, người quen, trong đó có cả người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em như cha đẻ, thầy cô giáo...

Bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng, hiện đang thiếu các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại tình dục. Nhiều cơ quan có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em, cũng như đấu tranh phòng chống xâm hại trẻ em, nhưng tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang diễn biến nghiêm trọng và phức tạp khiến dư luận vô cùng bức xúc. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề. Để bảo vệ trẻ em trước “vấn nạn” xâm hại trẻ em, các tổ chức xã hội cần phối hợp với các cơ quan bảo vệ trẻ em, có những hoạt động kịp thời để góp phần phòng ngừa và giải quyết các vụ việc, tìm giải pháp và đưa ra khuyến nghị với các cơ quan chức năng, tư vấn cho các gia đình có trẻ em bị xâm hại. 

“Các tổ chức xã hội đều có thế mạnh khác nhau. Chúng ta sẽ hình thành mạng lưới để khi có vụ việc nào xảy ra ở cộng đồng thì có tổ chức khác sẵn sàng hỗ trợ, sẵn sàng chia sẻ cho em bé một mái ấm hay một cái gì đó.  Rất nhiều người kết nối với nhau để cùng xử lý thì lúc đó, nạn nhân cũ cũng vơi đi nỗi đau và chúng ta cũng thấy trách nhiệm của mình. Việc bảo vệ trẻ em chúng ta phải thực hiện bền bỉ, có trách nhiệm và tránh đánh bóng tên tuổi để làm thế nào cho trẻ em được bảo vệ tốt hơn” - Bà Ninh Thị Hồng chia sẻ.

Phát biểu tại diễn đàn ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thừa nhận, nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em chưa được xử lý do các cơ quan chức năng vào cuộc chậm trễ. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn có nhiều khoảng trống. Pháp luật hình sự còn bỏ sót một số hành vi xâm hại tình dục nghiêm trọng như tàng trữ ấn phẩm khiêu dâm trẻ em, chưa quy định cụ thể các hành vi thuộc tội danh dâm ô đối với trẻ em, chưa chú trọng đầy đủ đặc tính dễ bị tổn thương của trẻ em. 

Ông Đặng Hoa Nam đánh giá cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, các Hội Bảo vệ trẻ em và các tổ chức xã hội cần hiểu rõ về Luật trẻ em cũng như các Bộ luật liên quan để việc trợ giúp trẻ em phát huy hiệu quả: "Pháp luật luôn cập nhật để điều chỉnh các lỗi ở trong xã hội như lỗi hành vi hay các mối quan hệ trong xã hội. Chúng ta cần học cách sửa luật rất nhanh, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Rất nhiều vụ việc chỉ xảy ra 1 lần nhưng ngay lập tức hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh, ví dụ gần đây là bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Để bảo vệ trẻ em thì không chỉ có Luật trẻ em mà chúng ta phải xem xét lại, bổ sung, chỉnh sửa nhiều bộ luật khác còn “hở”, chưa đầy đủ, chưa kịp thời điều chỉnh các vấn đề trong xã hội, trong đó có vấn đề xâm hại tình dục trẻ em”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?
Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều hơn trước.

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

Vì sao gia tăng tội phạm xâm hại trẻ em?

VOV.VN - Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều hơn trước.

Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm
Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm

VOV.VN - Các loại án giết trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm

Phát hiện 1.800 vụ xâm hại trẻ em mỗi năm

VOV.VN - Các loại án giết trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em

VOV.VN -Gần đây một số tờ báo phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho các gia đình có trẻ em gái.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em

VOV.VN -Gần đây một số tờ báo phản ánh tình hình trẻ em bị xâm hại, gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây lo lắng cho các gia đình có trẻ em gái.