Nhận diện đặc điểm sử thi Chương của người Thái

VOV.VN -Sử thi Chương ca ngợi anh hùng Chương Han tìm đất, dựng mường, dựng bản, xây dựng một thiết chế xã hội liên mường thời kì tiền Nhà nước của người Thái.

Công trình nghiên cứu khoa học lý luận "Đặc điểm thể loại của sử thi Chương ở Việt Nam" (trường hợp Chương Han của người Thái - Tây Bắc) của tác giả trẻ Phạm Đặng Xuân Hương (Đại học sư phạm Hà Nội 1) được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng giải Nhất năm 2015. 

Công trình nghiên cứu này đã góp phần đem lại cái nhìn toàn diện, cụ thể hơn về sử thi của đồng bào dân tộc Thái Việt Nam, được các chuyên gia nghiên cứu đánh giá cao. 

Phóng viên VOV có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Đặng Xuân Hương - tác giả công trình này.

PV: Thưa TS Phạm Đặng Xuân Hương, theo chị, sử thi Chương có ý nghĩa như thế nào với cộng đồng người Thái ở Việt Nam?

TS Phạm Đặng Xuân Hương: Sử thi Chương ca ngợi anh hùng Chương Han tìm đất, dựng mường, dựng bản, xây dựng một thiết chế xã hội liên mường thời kì tiền Nhà nước của người Thái. Bản thân hình tượng đó đã đi vào mọi ngóc ngách đời sống văn hóa của người Thái.

Trong văn học, hình tượng Chương Han không chỉ trong tác phẩm sử thi mà đi vào trong các thể loại khác như thơ ca, truyện cổ tích... Trong đời sống văn hóa dân gian thì nhân dân đã tìm mọi cách để gắn kết người anh hùng Chương Han, ví dụ ngọn núi Chương, cây hoa Chương... thậm chí ngưỡng mộ đến mức đặt tên Chương cho con cháu của mình. Và tất nhiên khi chúng ta khôi phục lại  những điều này sẽ có ý nghĩa lớn với cộng đồng trong việc tạo ra sự đoàn kết dân tộc, niềm tự hào dân tộc cũng như việc gìn giữ và lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống vững bền.

TS Phạm Đặng Xuân Hương và GS Tô Ngọc Thanh tại lễ trao giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian VN 2015

PV: Chọn một tác phẩm văn học dân gian của người Thái để nghiên cứu, bản thân chị đã gặp những khó khăn gì và cách tháo gỡ khó khăn của chị như thế nào?

TS Phạm Đặng Xuân Hương: Công trình của tôi nghiên cứu về sử thi Chương Han của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, tác phẩm này không chỉ có ở cộng đồng người Thái ở Việt Nam mà nó là một bản sử thi có điểm phổ cập rộng lớn trên toàn địa bàn người Thái ở Đông Nam Á. Ví dụ người Thái ở miền Tây Nghệ An có bản sử thi tương đương là sử thi Khủn Chưởng. Người Thái ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc và một số nơi khác cũng có sử thi Chương. Chính vì sự đặc biệt ấy nên khi nghiên cứu, rào cản lớn nhất với mình là ngôn ngữ. Vì vậy mình đã đầu tư thời gian để làm hai việc: đó là học tiếng Thái ở lớp học, ở bản làng và qua những người dân địa phương, qua các nhà nghiên cứu. Thứ hai là mình làm việc trực tiếp trên văn bản tiếng địa phương, không thông qua bản dịch để cày xới từng câu thơ, câu chữ trong văn bản, để hiểu nghĩa đen trong từ tiếng Thái.

PV: Khi nghiên cứu thành công đề tài này, điều gì là cốt lõi về sử thi mà chị phát hiện được?

TS Phạm Đặng Xuân Hương: Ở công trình này tôi có lưu ý một điểm khác biệt và đó cũng chính là một trong những đóng góp của công trình. Bức tranh phân loại sử thi Việt Nam hiện nay đang phân sử thi ra làm hai loại, đó là sử thi thần thoại (sử thi sáng thế) và sử thi anh hùng (sử thi thiết chế xã hội). Ở công trình này mình đã chỉ ra một điều là thiết chế xã hội sẽ có nhiều nấc thang khác nhau. Và nếu chúng ta chỉ bằng lòng ở việc phân chia một cách chung chung thì có thể làm cho bức tranh phân loại sử thi Việt Nam hơi đơn giản. Chính trong công trình này tôi đã chỉ ra sử thi Tây Nguyên là sử thi thiết chế xã hội liên minh thị tộc, bộ lạc thời kì công xã nguyên thủy. Còn sử thi Chương Han là sử thi thiết chế xã hội thời kì liên mường thuộc văn hóa công xã nông nghiệp phương Đông thời kì tiền Nhà nước.

PV: Kết quả nghiên cứu của chị về sử thi Chương sẽ có ý nghĩa thực tế với cộng đồng như thế nào, thưa chị?

TS Phạm Đặng Xuân Hương: Đây là công trình nghiên cứu khoa học lý luận đầu tiên về tác phẩm sử thi này. Trước đó là những công trình giới thiệu và sưu tầm tác phẩm. Tôi sẽ đem kết quả nghiên cứu công bố trên cộng đồng Thái học Đông Nam Á để gắn kết các nhà nghiên cứu và có thể trả lời những câu hỏi lớn về tác phẩm này. Khi chỉ ra được những đặc sắc của nó thì tác phẩm được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đầu tư, đưa nó trở lại với đời sống nhân dân. Tác phẩm này không chỉ có đời sống văn học mà còn có cả đời sống diễn xướng dân gian rất sâu đậm. Nhân dân có thể diễn xướng hát Chương, múa Chương, khóc Chương...

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 vở chèo đậm chất sử thi
5 vở chèo đậm chất sử thi

Ngoài sự chân thực lịch sử, một yếu tố hết sức quan trọng làm nên sự hấp dẫn của cả 5 vở chèo, đó là chất sử thi trong mỗi vở.

5 vở chèo đậm chất sử thi

5 vở chèo đậm chất sử thi

Ngoài sự chân thực lịch sử, một yếu tố hết sức quan trọng làm nên sự hấp dẫn của cả 5 vở chèo, đó là chất sử thi trong mỗi vở.

Công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sử thi Tây Nguyên
Công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sử thi Tây Nguyên

VOV.VN - Bộ VHTT&DL đã công bố và trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sử thi cho các tỉnh Tây Nguyên.

Công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sử thi Tây Nguyên

Công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sử thi Tây Nguyên

VOV.VN - Bộ VHTT&DL đã công bố và trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sử thi cho các tỉnh Tây Nguyên.

 Sử thi Ba Na được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Sử thi Ba Na được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Tối 24/4, tỉnh Gia Lai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Sử thi Ba Na là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Sử thi Ba Na được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sử thi Ba Na được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Tối 24/4, tỉnh Gia Lai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Sử thi Ba Na là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới
Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới

Quá trình đề nghị đang bắt đầu ở khâu lập hồ sơ khoa học "Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây nguyên" do tỉnh Đắk Lắk tiến hành.

Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới

Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới

Quá trình đề nghị đang bắt đầu ở khâu lập hồ sơ khoa học "Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây nguyên" do tỉnh Đắk Lắk tiến hành.