Bầu cử Myanmar 2015: Ngưỡng cửa lịch sử trong tiến trình cải cách

VOV.VN - Có tới 10.000 giám sát viên quốc tế và nội địa sẽ tham gia vào cuộc bầu cử lịch sử này trong tiến trình cải cách ấn tượng ở Myanmar.

Ngày mai (8/11), các cử tri Myanmar sẽ tham gia cuộc tổng tuyển cử có ý nghĩa lịch sử. Sự kiện này được cho là dấu mốc quan trọng trong tiến trình cải cách của Myanmar và quyết định tương lai của quốc gia Đông Nam Á này.

Kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948, Myanmar liên tục chìm trong các biến cố chính trị và xung đột sắc tộc. Những giai đoạn ổn định để phát triển rất ngắn ngủi và thường xuyên bị gián đoạn. Năm 2011 được nhìn nhận là năm chứng kiến những chuyển biến sâu sắc trong đời sống chính trị và kinh tế của Myanmar. Đây là kết quả của một kế hoạch cải cách lâu dài của chính quyền Myanmar trong việc thực hiện “Lộ trình 7 bước” được công bố và triển khai từ đầu năm 2003. Cuộc bầu cử ngày mai có thể coi là bước thứ 7 và cũng là bước cuối cùng trong lộ trình xây dựng đất nước.

Bầu cử Myanmar 2015: Ngưỡng cửa lịch sử trong tiến trình cải cách (Ảnh: CNN). 

Chỉ vài tháng trước bầu cử, đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar (USDP) cầm quyền của Tổng thống U Thein Sein đã tiến hành cải tổ nhằm củng cố nội bộ, đẩy mạnh hợp tác với các chính đảng khác cũng như các nhóm sắc tộc vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar  đề cử 1.147 ứng cử viên, trong đó 320 người tranh cử các ghế tại Hạ viện, 166 người tranh cử các ghế Thượng viện, 661 người tranh cử tại các hội đồng địa phương. Trong tuyên bố hôm qua, Tổng thống Myanmar Thein Sein cam kết sẽ chấp nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử và chính phủ mới được thành lập theo hiến pháp, đồng thời tin rằng tất cả các thế lực chính trị sẽ tôn trọng kết quả bầu cử. Theo ông Thein Sein, một cuộc bầu cử thành công là chìa khóa để tiếp tục những cải cách mà ông thúc đẩy kể từ khi điều hành chính phủ bán dân sự năm 2011 đến nay.

Ông Thein Sein nói: “Tôi đã nói rằng có một số lo lắng về tình hình có thể xảy ra sau khi có kết quả bầu cử. Tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng, chính phủ và quân đội sẽ chấp nhận kết quả. Chỉ khi chúng ta tổ chức được một cuộc bầu cử công bằng và tự do thì chúng ta mới có thể tiếp tục thay đổi. Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống chính trị mới ổn định.”

Trong khi đó, Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi - đảng đối lập chính được dự đoán sẽ giành nhiều phiếu nhất song chưa rõ có đủ số ghế tại Quốc hội để nắm quyền quyết định chiếc ghế Tổng thống hay không.

Hiến pháp Myanmar quy định 25% số ghế quốc hội phải do quân đội chỉ định. Do đó Liên minh quốc gia vì dân chủ phải giành 67% số ghế được bầu mới có thể đạt thế đa số ở quốc hội. Trong cuộc bầu cử có sự tham gia của 91 đảng chính trị, không có gì đảm bảo Liên minh quốc gia vì dân chủ sẽ giành đủ số phiếu này. Theo quy định của Hiến pháp Myanmar, bà San Suu Kyi sẽ không thể làm tổng thống nếu Liên minh quốc gia vì dân chủ thắng cử do bà có chồng và con mang quốc tịch Anh. Tuy nhiên, bà vẫn sẽ nắm giữ một vị trí quyền lực nếu Liên minh quốc gia vì dân chủ  giành quyền lập chính phủ.

Bà San Suu Kyi nói: “Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng mà tôi nói, nếu chúng tôi giành chiến thắng và Liên minh quốc gia vì dân chủ được thành lập chính phủ thì tôi sẽ nắm giữ một vị trí trong chính quyền. Đây là thông điệp rất đơn giản. Tôi cũng xin hứa rằng, mọi người đang sống tại đất nước này sẽ được bảo vệ theo luật pháp và phù hợp với các chuẩn mực về nhân quyền”.

Theo con số được Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar (UEC) mới cập nhật, trong cuộc bầu cử ngày mai, có tổng cộng 6.040 ứng cử viên thuộc 91 đảng phái chính trị và các ứng cử viên độc lập sẽ chạy đua vào hơn 1.000 ghế nghị sĩ tại cơ quan lập pháp các cấp, khoảng 32 triệu cử tri hợp lệ trong số 51 triệu dân Myanmar sẽ đi bỏ phiếu. Khu vực Yangon (Yangon) có hơn 4,9 triệu cử tri hợp lệ và 5.495 điểm bỏ phiếu.

Chính phủ Myanmar hôm qua đã đặt mức cảnh báo an ninh cao đối với khu vực Yangon trước thềm cuộc tổng tuyển cử . Theo đó, mức cảnh báo màu vàng có hiệu lực từ ngày 1/11 đến ngày 14/11. Hơn 3.000 cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động, với sự hỗ trợ của 5.400 trong tổng số 40.000 cảnh sát đặc nhiệm, làm nhiệm vụ tăng cường an ninh cho cuộc bầu cử.

Sau cuộc bầu cử nhiều tranh cãi năm 2010, cuộc bầu cử lần này được tổ chức theo những quy trình nghiêm ngặt với sự tham gia của hơn 10.000  giám sát viên quốc tế và trong nước và được kỳ vọng là một cuộc bầu cử tự do, công bằng.

Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử này dự kiến có trong vòng 48 tiếng sau bỏ phiếu và kết quả chính thức được công bố sau 2 tuần. Chính phủ mới sẽ chỉ hoạt động vào tháng 2 năm sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ Biển Đông: Myanmar không muốn làm công cụ cho Trung Quốc
Vụ Biển Đông: Myanmar không muốn làm công cụ cho Trung Quốc

VOV.VN - Dù Trung Quốc ra sức lôi kéo, Myanmar vẫn không lay chuyển và không ngả về phía Trung Quốc trong các tranh chấp biển.

Vụ Biển Đông: Myanmar không muốn làm công cụ cho Trung Quốc

Vụ Biển Đông: Myanmar không muốn làm công cụ cho Trung Quốc

VOV.VN - Dù Trung Quốc ra sức lôi kéo, Myanmar vẫn không lay chuyển và không ngả về phía Trung Quốc trong các tranh chấp biển.

Myanmar cải cách, kinh tế, đầu tư tăng trưởng ngoạn mục
Myanmar cải cách, kinh tế, đầu tư tăng trưởng ngoạn mục

VOV.VN - Myanmar đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, nhất là cải cách và phát triển kinh tế.

Myanmar cải cách, kinh tế, đầu tư tăng trưởng ngoạn mục

Myanmar cải cách, kinh tế, đầu tư tăng trưởng ngoạn mục

VOV.VN - Myanmar đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, nhất là cải cách và phát triển kinh tế.

Myanmar nóng lòng trước cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong 25 năm
Myanmar nóng lòng trước cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong 25 năm

VOV.VN - Chỉ còn vài ngày nữa Myanmar sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khi nước này tiến hành cải cách mở cửa. 

Myanmar nóng lòng trước cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong 25 năm

Myanmar nóng lòng trước cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong 25 năm

VOV.VN - Chỉ còn vài ngày nữa Myanmar sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khi nước này tiến hành cải cách mở cửa. 

Tổng thống Myanmar chấp nhận mọi kết quả bầu cử
Tổng thống Myanmar chấp nhận mọi kết quả bầu cử

VOV.VN -Tổng thống Myanmar Thein Sein ngày 6/11 tuyên bố, quân đội và chính phủ nước này sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử mang tính lịch sử ngày 8/11.

Tổng thống Myanmar chấp nhận mọi kết quả bầu cử

Tổng thống Myanmar chấp nhận mọi kết quả bầu cử

VOV.VN -Tổng thống Myanmar Thein Sein ngày 6/11 tuyên bố, quân đội và chính phủ nước này sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử mang tính lịch sử ngày 8/11.

Chính phủ Myanmar ký thỏa thuận hòa bình với 8 nhóm vũ trang
Chính phủ Myanmar ký thỏa thuận hòa bình với 8 nhóm vũ trang

VOV.VN - Ngày 15/10, Chính phủ Myanmar và 8 trong tổng số 15 nhóm vũ trang đã ký Thỏa thuận Ngừng bắn toàn quốc (NCA) nhằm hòa giải xung đột. 

Chính phủ Myanmar ký thỏa thuận hòa bình với 8 nhóm vũ trang

Chính phủ Myanmar ký thỏa thuận hòa bình với 8 nhóm vũ trang

VOV.VN - Ngày 15/10, Chính phủ Myanmar và 8 trong tổng số 15 nhóm vũ trang đã ký Thỏa thuận Ngừng bắn toàn quốc (NCA) nhằm hòa giải xung đột.