Đề xuất chuyển vốn từ dự án chậm triển khai sang dự án cần thiết

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, do thiếu hụt vốn đầu tư từ ngân sách nên 3 năm liền các Bộ ngành không có tiền để triển khai nhiều dự án quan trọng.

Nền kinh tế đang mất cân đối

Mở đầu phiên thảo luận tại Hội trường sáng nay (2/11) về kinh tế - xã hội và ngân sách, đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TP HCM) cho rằng, nhập siêu, bội chi ngân sách và thiếu hụt vốn đầu tư là ba lĩnh vực mà nền kinh tế đang mất cân đối.

Nhiều công trình quan trọng không có vốn triển khai (Ảnh minh họa: KT)

Ông Trần Anh Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu TP HCM, nêu rõ: Trong cán cân thương mại, nhập siêu 3 tỷ USD năm 2017 cho thấy khả năng cạnh tranh của mặt hàng trong nước chưa cao, đặc biệt là những mặt hàng đòi hỏi yếu tố khoa học công nghệ. 

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp lớn về kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên khối này lại nhập nguyên vật liệu từ chính nước họ là chủ yếu. Trong khi đó, thị trường nội địa đang bị cạnh tranh bởi các nhà bán lẻ trong khu vực, tính liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam về sản xuất, hậu cần, phân phối bán lẻ... chưa cao, ông Tuấn phân tích.

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Anh Tuấn đánh giá, mất cân đối trong nền kinh tế còn thể hiện trong thu - chi ngân sách, với mức bội chi 3,5% GDP, trong đó chi thường xuyên vượt kế hoạch 11,6 nghìn tỷ đồng. Để giải quyết sự mất cân đối này, ông Tuấn đề nghị sắp xếp lại bộ máy hành chính, tinh giản biên chế.

Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh đến sự thiếu hụt vốn đầu tư từ ngân sách, và cho rằng đây chính là lý do các Bộ ngành không có tiền để triển khai nhiều dự án quan trọng trong 3 năm liền. Theo đại biểu này, giải pháp cần thiết hiện nay là phải phân bổ vốn hợp lý, chuyển vốn từ dự án chậm triển khai sang dự án cần thiết, tăng cường phân cấp cho các địa phương trong thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, thu hút xã hội hoá...

“Ghìm” bội chi

Cùng mối quan tâm về bội chi ngân sách, trong phiên thảo luận tại nghị trường chiều 1/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) bày tỏ sự đồng tình với mức bội chi ngân sách là 3,5% GDP nhưng đề nghị Chính phủ phải kèm theo một số điều kiện nghiêm ngặt.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy

Bà Thúy nêu rõ: Cần phải có chiến lược nợ của Chính phủ và nợ quốc gia rõ ràng, áp dụng các điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư, cân đối kỹ khả năng trả nợ hàng năm cả về Việt Nam đồng và ngoại tệ, tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội và tính đồng bộ trong đầu tư.

Ngoài ra, đại biểu Thúy cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải giảm tỷ lệ chi thường xuyên trong cơ cấu chi ngân sách, đồng thời đảm bảo cơ chế phân bổ vốn đầu tư minh bạch, giám sát dòng vốn chặt chẽ.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cam kết sẽ giữ bội chi cả về số tuyệt đối và số tương đối trong giới hạn Quốc hội đã duyệt, tức là 3,5% và dưới 178 ngàn tỷ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Ông Đinh Tiến Dũng đánh giá, đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây Việt Nam kiểm soát được bội chi. Tuy nhiên, năm 2018, Bộ Tài chính đề xuất là 3,7% cao hơn 2017 vì số vay trong cả nhiệm kỳ đã được Quốc hội thông qua tại kế hoạch tài chính 5 năm nên năm 2017 là 3,5%, 2018 là 3,7%. Năm 2019 sẽ xuống còn 3,6% và 2020 giảm tiếp xuống 3,4%.

Bộ trưởng Dũng cam kết sẽ đảm bảo, nợ công đến 2018 là 63,9%, cuối 2018 nợ Chính phủ là 52,5% và nợ nước ngoài của quốc gia là 47,6% trong giới hạn Quốc hội cho phép.

Tại kỳ họp lần này, Quốc hội dành 2,5 ngày từ 31/10 đến hết sáng nay (2/11) để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách. 80 đại biểu đăng đàn qua hai ngày làm việc, với các ý kiến trải rộng nhiều lĩnh vực, như: Tăng trưởng GDP; sự phụ thuộc của nền kinh tế vào một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn; xuất khẩu nông sản; cơ sở hạ tầng giao thông đầu tư "chắp vá, đứt đoạn"; công tác dự báo thiên tai, buôn lậu thuốc lá...

Sáu bộ trưởng đã giải trình các vấn đề đại biểu quan tâm, gồm bộ trưởng: Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính.

Trong phiên sáng 2/11, có 32 đại biểu đăng ký chờ phát biểu. Đoàn chủ tịch cho biết sẽ mời một Phó thủ tướng phát biểu tiếp thu các vấn đề mà đại biểu quan tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gánh nặng ngân sách: Thu tăng chậm, trả nợ và chi thường xuyên tăng
Gánh nặng ngân sách: Thu tăng chậm, trả nợ và chi thường xuyên tăng

VOV.VN - Tính chung 9 tháng qua, thu ngân sách nhà nước tăng 13,9%, chi ngân sách tăng 6,6%, riêng giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 7% kế hoạch năm.

Gánh nặng ngân sách: Thu tăng chậm, trả nợ và chi thường xuyên tăng

Gánh nặng ngân sách: Thu tăng chậm, trả nợ và chi thường xuyên tăng

VOV.VN - Tính chung 9 tháng qua, thu ngân sách nhà nước tăng 13,9%, chi ngân sách tăng 6,6%, riêng giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chỉ đạt 7% kế hoạch năm.

Phát hiện hàng loạt vi phạm về quản lý ngân sách
Phát hiện hàng loạt vi phạm về quản lý ngân sách

VOV.VN - 9 tháng qua, Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý, thực hiện chính sách chế độ về tài chính, ngân sách.

Phát hiện hàng loạt vi phạm về quản lý ngân sách

Phát hiện hàng loạt vi phạm về quản lý ngân sách

VOV.VN - 9 tháng qua, Bộ Tài chính thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý, thực hiện chính sách chế độ về tài chính, ngân sách.

Bội chi Ngân sách Nhà nước giảm gần 64%
Bội chi Ngân sách Nhà nước giảm gần 64%

VOV.VN - Bội chi Ngân sách Nhà nước giảm mạnh là do sự phục hồi của thu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Bội chi Ngân sách Nhà nước giảm gần 64%

Bội chi Ngân sách Nhà nước giảm gần 64%

VOV.VN - Bội chi Ngân sách Nhà nước giảm mạnh là do sự phục hồi của thu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần
Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần

VOV.VN - Nhiều áp lực đặt ra cho Việt Nam trong việc kiểm soát nợ công dưới mức trần cho phép là 65% GDP.

Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần

Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần

VOV.VN - Nhiều áp lực đặt ra cho Việt Nam trong việc kiểm soát nợ công dưới mức trần cho phép là 65% GDP.

Tốc độ thu ngân sách tăng nhanh, bội chi 9 tháng giảm mạnh
Tốc độ thu ngân sách tăng nhanh, bội chi 9 tháng giảm mạnh

VOV.VN - Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước 9 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ 2016 do tốc độ thu tăng nhanh hơn tốc độ chi.

Tốc độ thu ngân sách tăng nhanh, bội chi 9 tháng giảm mạnh

Tốc độ thu ngân sách tăng nhanh, bội chi 9 tháng giảm mạnh

VOV.VN - Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước 9 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ 2016 do tốc độ thu tăng nhanh hơn tốc độ chi.