Cửa đóng hay mở

VOV.VN -Đằng sau cánh cửa là thế giới riêng của tôi, của bạn. Bước ra ngoài cánh cửa ấy là cuộc sống muôn màu. 

Hàng ngày bạn ra đụng vào chạm ít nhất 4 - 5 lần nhưng bạn chỉ thực sự lưu tâm tới nó mỗi khi nó có sự cố. Trong cuộc sống có những thứ hiện hữu như một sự hiển nhiên khiến bạn không còn chú ý tới nó nữa cho dù nó vẫn đang phục vụ bạn hàng ngày.

Ảnh minh họa

Tôi muốn nói tới cái cửa. Đằng sau cánh cửa là thế giới riêng của tôi, của bạn. Bước ra ngoài cánh cửa ấy là cuộc sống muôn màu. Vì thế, cửa- cái vách ngăn giữa tôi và chúng ta, giữa cá nhân với tập thể… như một thứ hàn thử biểu chỉ thị mối quan hệ cũng như tác động của cá nhân với cộng đồng và ngược lại. Nếu để tâm, rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy cái cửa kể câu chuyện gia đình, kể cả câu chuyện của xã hội bạn đang sống.

Tôi đã qua nhiều vùng đất có những ngôi nhà không cần cửa, nếu có thì họ cũng không cần đóng. Họ không làm cửa hoặc không đóng cửa không hẳn vì họ không đủ tiền mà bởi họ thấy không cần thiết.  Nơi đó họ không cần cảnh giác với bất kỳ ai. Dù ai đi nữa, thân hay sơ, lạ hay quen, khi bước qua cánh cửa vào nhà đều là bạn. Và bản thân họ cũng luôn cảm thấy an toàn, thoải mái, không mảy may do dự bước ra khỏi cánh cửa ấy để hoà mình với cộng đồng. Nơi ấy, cánh cửa đơn giản chỉ là tấm liếp, tấm phên che mưa che nắng. Nơi ấy, cánh cửa nếu có cũng chỉ khép hờ làm chỉ dấu cho những hoạt động thuộc về bản năng. 

Tôi cũng đã dừng chân ở những lâu đài hay toà thành uy nghi sở hữu những cánh cửa dày cỡ vài chục phân, bịt đồng sáng loáng, chịu được cả đạn đại bác thần công. Mỗi lần mở cửa phải dùng đến một đội quân hoặc ngót chục gia nhân. Đứng trước những cánh cửa như thế con người có cảm giác nhỏ bé trước vương quyền. Đứng sau những cánh cửa ấy, chủ nhân có thể hỉ hả với giàu sang, quyền lực. Nhưng tôi đồ rằng các bậc quyền huynh thế phụ, sống trong gấm vóc lụa là sau những cánh cửa nặng nề kia có một sự cô đơn và âu lo không hề nhẹ.

Cuộc sống cơm áo luôn đặt ra những câu hỏi thiết thân hoặc to đùng khiến ta dễ quên sự phi lý nhưng chúng ta lại cho rằng có lý. Một bộ cửa gỗ tốt, được đục đẽo cầu kì lẽ ra phải được phô ra để thưởng lãm thì lại bị che chắn và bảo vệ bằng một lớp cửa sắt nặng nề, kiên cố. Nó bí hiểm đến mức nhiều người phải mất vài giây quan sát và suy luận mới biết được cần thò tay vào chỗ nào để đóng-mở.

Hãy thử quan sát cửa nhà ở phố mà xem! Người dân mất tiền để mua bộ cửa đẹp nhưng buộc phải giấu kín vẻ đẹp ấy sau những khung sắt lạnh lùng, thật giống cô gái đạo Hồi xinh đẹp phủ lên người bộ Niqab đen ngòm, đầy hăm doạ, đầy xa cách. Chủ nhân của những cánh cửa kiên cố ấy mỗi khi muốn giao tiếp với thế giới bên ngoài thì chỉ hé một cái lỗ bằng bàn tay ở phần cửa sắt còn hầu như nó luôn được đóng kín một cách chắc chắn. Điều này nhắc nhở tất cả thành viên trong ngôi nhà hạn chế giao tiếp với cộng đồng. Đồng thời cũng ngầm thông báo với bên ngoài cánh cửa rằng mọi sự tiếp xúc chắc chắn sẽ ít được hoan nghênh.

Người dân ở những khu làng vừa lên phố chưa quen với cửa đóng then cài những cũng không thể lơ là mất cảnh giác. Cửa nhà ở khu vực này giờ cũng được gia cố cẩn thận mặc dù mọi người thừa biết hoả hoạn nếu xảy ra thì 10 phần chết 9, nhưng nhằm nhò gì so với trộm cướp, lừa đảo đang hoành hành.

Dù thừa biết là mất lịch sự và không hiếu khách nhưng để thoả mãn nhu cầu sẻ chia, để duy trì tình làng nghĩa xóm, họ khoá cửa, tiếp khách ngoài sân hay trên vỉa hè, một sáng tạo đau lòng trong văn hoá giao tiếp, chưa hề có tiền lệ ở những vùng quê.

Đóng hay mở cửa ngôi nhà của chính mình lắm khi nằm ngoài thẩm quyền của bạn. Mặc áo giáp cho cái cửa đẹp rồi ích kỷ ngồi trong nhà ngóng ra cuộc sống âu cũng là chuyện chẳng đặng đừng. Phi lí và buồn ở chỗ đó! Nhưng tất cả không thể khiến cho tôi và bạn thôi mơ ước một ngày nào đó những cánh cửa- cái hàng rào vật chất- không còn lạnh lùng đầy vẻ đe doạ, để chúng ta không tự mình cô lập, không tự giam hãm và ngăn cách mình với bè bạn, với thế giới sôi động bên ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trò ma cô, láu cá vặt không thể đồng nhất với thông minh
Trò ma cô, láu cá vặt không thể đồng nhất với thông minh

VOV.VN -Người Việt mình rất hay ca tụng những thói láu lỉnh đầy tính vị kỷ rồi đồng nhất nó với thông minh. Tai hại!

Trò ma cô, láu cá vặt không thể đồng nhất với thông minh

Trò ma cô, láu cá vặt không thể đồng nhất với thông minh

VOV.VN -Người Việt mình rất hay ca tụng những thói láu lỉnh đầy tính vị kỷ rồi đồng nhất nó với thông minh. Tai hại!

Dạy trẻ đi trên thủy tinh:  Ai chọn sách, người đó chịu trách nhiệm
Dạy trẻ đi trên thủy tinh: Ai chọn sách, người đó chịu trách nhiệm

VOV.VN -Sự việc dạy trẻ đi trên thủy tinh khiến dư luận tập trung chỉ trích mạnh mẽ ông Phan Quốc Việt, chủ biên quyển sách dạy kỹ năng sống và Bộ GD-ĐT.

Dạy trẻ đi trên thủy tinh:  Ai chọn sách, người đó chịu trách nhiệm

Dạy trẻ đi trên thủy tinh: Ai chọn sách, người đó chịu trách nhiệm

VOV.VN -Sự việc dạy trẻ đi trên thủy tinh khiến dư luận tập trung chỉ trích mạnh mẽ ông Phan Quốc Việt, chủ biên quyển sách dạy kỹ năng sống và Bộ GD-ĐT.

Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?
Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

VOV.VN -Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó.

Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

Vì sao người dân dung túng bao che cho vi phạm giao thông?

VOV.VN -Ở ta hiện nay, hễ có CSGT đứng ở đoạn đường phía trước là tài xế đi chiều ngược lại có thể ra ám hiệu để xe của bạn có đủ thời gian đối phó.

 Đánh giá học sinh theo thông tư 30: Ban hành bỏ đấy, làm cho xong?
Đánh giá học sinh theo thông tư 30: Ban hành bỏ đấy, làm cho xong?

VOV.VN - Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng Thông tư 30 nhưng tại sao triển khai ở Việt Nam lại chật vật thế?

 Đánh giá học sinh theo thông tư 30: Ban hành bỏ đấy, làm cho xong?

Đánh giá học sinh theo thông tư 30: Ban hành bỏ đấy, làm cho xong?

VOV.VN - Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng Thông tư 30 nhưng tại sao triển khai ở Việt Nam lại chật vật thế?

Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama
Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama

VOV.VN -Hình ảnh Tổng thống Obama được báo chí, truyền thông khai thác đến hết mọi góc độ trong chuyến thăm Việt Nam.

Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama

Trần Đăng Khoa giải mã sức hấp dẫn của Obama

VOV.VN -Hình ảnh Tổng thống Obama được báo chí, truyền thông khai thác đến hết mọi góc độ trong chuyến thăm Việt Nam.

Gia truyền là “cái quái” gì thế?
Gia truyền là “cái quái” gì thế?

VOV.VN -Với cá nhân tôi, gia truyền là một từ hàm chứa trọn vẹn trong đó tính vị kỷ, thủ cựu và gia trưởng, đầy màu sắc trọc phú.

Gia truyền là “cái quái” gì thế?

Gia truyền là “cái quái” gì thế?

VOV.VN -Với cá nhân tôi, gia truyền là một từ hàm chứa trọn vẹn trong đó tính vị kỷ, thủ cựu và gia trưởng, đầy màu sắc trọc phú.

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?
Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

VOV.VN -Thời bao cấp có các “cửa hàng kiểu mẫu” và phong cách “phục vụ kiểu mẫu”. Nó “kiểu mẫu” như thế nào hẳn mọi người đều biết.

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

Nhân Hà Nội khai trương phố “kiểu mẫu”: Lẽ nào "kiểu mẫu" sống lại?

VOV.VN -Thời bao cấp có các “cửa hàng kiểu mẫu” và phong cách “phục vụ kiểu mẫu”. Nó “kiểu mẫu” như thế nào hẳn mọi người đều biết.

Bắc Kinh qua một cái liếc mắt
Bắc Kinh qua một cái liếc mắt

VOV.VN - Từ sân bay Bắc Kinh về trung tâm tôi đi trên đường cao tốc, nườm nượp ô tô, không có xe máy.Rộng rãi và hoành tráng là ấn tượng đầu tiên của tôi.

Bắc Kinh qua một cái liếc mắt

Bắc Kinh qua một cái liếc mắt

VOV.VN - Từ sân bay Bắc Kinh về trung tâm tôi đi trên đường cao tốc, nườm nượp ô tô, không có xe máy.Rộng rãi và hoành tráng là ấn tượng đầu tiên của tôi.