Bộ trưởng Y tế lý giải việc dịch sốt xuất huyết kéo dài

VOV.VN - Mặc dù quá trình dập dịch của các cơ quan chức năng rất quyết liệt nhưng dịch sốt xuất huyết vẫn kéo dài. 

Chiều 1/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước Quốc hội về dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm nay, số lượng bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tăng hơn 46% so với năm 2016.

Số bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết năm 2016 chỉ có 30 ca thì năm nay tăng lên thêm 1 ca, phân bổ nhiều nhất ở khu vực phía Nam (45%), khu vực miền Bắc là 15% và thấp nhất là khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, tình trạng sốt xuất huyết diễn ra nặng nhất là ở thành phố Hà Nội.

Mặc dù quá trình dập dịch của các cơ quan chức năng rất quyết liệt nhưng dịch sốt xuất huyết vẫn kéo dài. Riêng Hà Nội đã cử các tổ giám sát đến tận gia đình, tổ chức phun thuốc thường xuyên nhưng hiệu quả chậm, vì một bộ phận người dân chưa hợp tác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước Quốc hội về dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua (ảnh: Quang Vinh)

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, mưa cũng nhiều là những nguyên nhân chính dẫn đến dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, đây cũng là chu kỳ, khi một thời gian lâu không mắc bệnh nên miễn dịch giảm, số người chưa mắc nhiều nên vừa qua dịch sốt xuất huyết kéo dài. Các nước trong khu vực dịch cũng kéo dài và người chết thậm chí nhiều hơn Việt Nam. 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, hiện dịch sốt xuất huyết đã giảm, Hà Nội đã khống chế thành công. Tuy nhiên, ngoài sốt xuất huyết thì bệnh tay chân miệng cũng là nguy cơ cao đối với người dân. Thời gian tới, chúng ta phải đương đầu với nhiều dịch khác, rất khó khăn nên cần phải vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh, nâng cao thể lực là chính.

Nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế

Giải trình trước Quốc hội về việc người dân tham gia bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Kim Tiến trình bày, hiện số người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ cao (82%), vượt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. 

Đến năm 2016, kết dư quỹ bảo hiểm xã hội là 47.000 tỷ đồng. Kết dư nhiều như vậy tốt hay không cũng là vấn đề cần quan tâm. Lẽ ra người dân đóng bảo hiểm y tế phải được hưởng hàng năm, nhưng kết dư nhiều nghĩa là người dân chưa được hưởng dịch vụ tốt, dịch vụ kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc kết dư cũng có điểm tốt là năm 2017 khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế về gần giá trị thực (tính đủ chi phí). Nếu vượt quá 10.000 tỷ đồng thì có nguồn kết dư bù vào và nguồn kết dư này dự toán có thể dùng đến hết 3 năm nữa nếu giá dịch vụ y tế duy trì như mức hiện tại.

"Có kết dư thì không vỡ quỹ bảo hiểm y tế ngay, nhưng nguy cơ có thể vỡ quỹ trong tương lai. Trong tương lai xa có thể phải điều chỉnh mệnh giá bảo hiểm y tế vì hiện nay thấp", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Đối với vấn đề kiểm soát lạm dụng dịch vụ y tế, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Y tế đang điều chỉnh Nghị định 105 để đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát lạm dụng, sử dụng dịch vụ y tế quá mức và không hợp lý.

Nghị định mới sẽ khoán trần chi phí, thanh kiểm tra định kỳ, xử nghiêm các vi phạm. Đồng thời, ngành sẽ đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cơ sở khám chữa bệnh để khống chế tối đa lạm dụng. 

Theo chỉ đạo của Chính phủ, sắp tới Bộ Y tế sẽ xây dựng chương trình hành động theo hướng tăng cường y tế cơ sở gắn với chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng gắn với đổi mới toàn diện đào tạo y khoa, hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, ngành tiếp tục củng cố y tế chuyên sâu tại các bệnh viện với nhiều cơ sở khám chữa bệnh khang trang, kỹ thuật hiện đại, đổi mới thái độ phong cách phục vụ.

Đến giai đoạn này thì phải là y tế cơ sở, phải là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phải là sống khoẻ, chất lượng tốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ năm 2018 chi trả thuốc điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế
Từ năm 2018 chi trả thuốc điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế

VOV.VN - Từ năm 2018, việc điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Từ năm 2018 chi trả thuốc điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế

Từ năm 2018 chi trả thuốc điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế

VOV.VN - Từ năm 2018, việc điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Thẻ bảo hiểm y tế và sổ BHXH sẽ có chung mã số
Thẻ bảo hiểm y tế và sổ BHXH sẽ có chung mã số

VOV.VN - Việc thống nhất mã số sổ BHXH và mã thẻ BHYT sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý và quyền lợi của người tham gia.

Thẻ bảo hiểm y tế và sổ BHXH sẽ có chung mã số

Thẻ bảo hiểm y tế và sổ BHXH sẽ có chung mã số

VOV.VN - Việc thống nhất mã số sổ BHXH và mã thẻ BHYT sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý và quyền lợi của người tham gia.

Một nửa số người nhiễm HIV chưa tiếp cận bảo hiểm y tế
Một nửa số người nhiễm HIV chưa tiếp cận bảo hiểm y tế

VOV.VN - “Đối với việc sử dụng BHYT qua thẻ, hiện nay người có H rất ngần ngại tiếp cận các dịch vụ thông qua BHYT vì phần lớn họ sợ lộ danh tính”

Một nửa số người nhiễm HIV chưa tiếp cận bảo hiểm y tế

Một nửa số người nhiễm HIV chưa tiếp cận bảo hiểm y tế

VOV.VN - “Đối với việc sử dụng BHYT qua thẻ, hiện nay người có H rất ngần ngại tiếp cận các dịch vụ thông qua BHYT vì phần lớn họ sợ lộ danh tính”

Tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2017-2018
Tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2017-2018

VOV.VN - Do tăng lương cơ sở nên mức đóng BHYT của HSSV năm học 2017-2018 cũng bị điều chỉnh tăng.

Tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2017-2018

Tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2017-2018

VOV.VN - Do tăng lương cơ sở nên mức đóng BHYT của HSSV năm học 2017-2018 cũng bị điều chỉnh tăng.

“Vẽ” lượt khám chữa bệnh để trục lợi Bảo hiểm y tế
“Vẽ” lượt khám chữa bệnh để trục lợi Bảo hiểm y tế

VOV.VN - Cơ quan bảo hiểm đưa ra các bằng chứng về việc BHYT bị trục lợi bằng nhiều mánh khóe.

“Vẽ” lượt khám chữa bệnh để trục lợi Bảo hiểm y tế

“Vẽ” lượt khám chữa bệnh để trục lợi Bảo hiểm y tế

VOV.VN - Cơ quan bảo hiểm đưa ra các bằng chứng về việc BHYT bị trục lợi bằng nhiều mánh khóe.

Nghệ An: Bội chi Quỹ Bảo hiểm Y tế có thể lên tới 1.700 tỷ đồng
Nghệ An: Bội chi Quỹ Bảo hiểm Y tế có thể lên tới 1.700 tỷ đồng

VOV.VN - Quản lý và sử dụng Quỹ BHYT đang là vấn đề “nóng” ở nhiều địa phương, trong đó Nghệ An nằm trong tốp có mức bội chi cao.

Nghệ An: Bội chi Quỹ Bảo hiểm Y tế có thể lên tới 1.700 tỷ đồng

Nghệ An: Bội chi Quỹ Bảo hiểm Y tế có thể lên tới 1.700 tỷ đồng

VOV.VN - Quản lý và sử dụng Quỹ BHYT đang là vấn đề “nóng” ở nhiều địa phương, trong đó Nghệ An nằm trong tốp có mức bội chi cao.