Dâng sao giải hạn: Một phong tục đang bị lạm dụng

VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.

Nhiều người Việt tin rằng, vào một số tuổi nhất định, con người ta thường gặp vận hạn. Những quan niệm từ xưa truyền lại mang màu sắc huyền bí như “Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, “nam La Hầu, nữ Kế Đô”, “49 chưa qua, 53 đã đến”… khiến cho không ít người lo lắng, bất an

Muốn làm giảm nhẹ điều này, họ thường cúng "giải sao" (dâng sao giải hạn). Việc làm này có phần có ích lợi vì nó làm yên lòng những người rơi vào năm "vận hạn" theo quan niệm "có kiêng có lành". Do vậy, đầu năm và hàng tháng người ta thường làm lễ dâng sao giải hạn. Lễ dâng sao có thể thực hiện tại chùa hoặc ngay tại nhà.

Tục cúng sao giải hạn đầu năm

Theo thuyết Cửu tinh, người xưa cho rằng, mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng sao giải hạn, cúng sao tốt để tăng thêm phúc, lộc, thọ.

Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh là: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức.

Tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội), các bàn đăng ký cầu an và dâng sao giải hạn kê ngoài sân chùa lúc nào cũng đông kín người.

Để hết vận đen trong một năm, nhiều người quan niệm phải đến chùa làm lễ cúng sao giải hạn đầu năm để tâm được an, tinh thần được thoải mái. Cho nên, những ngày gần Tết, người người, nhà nhà rủ nhau đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn.

Chị Nga (Trung Liệt - Hà Nội) cho biết, năm nay, theo bảng giá ở chùa Phúc Khánh thì lễ cầu an là 150.000 đồng/gia đình, lễ dâng sao giải hạn là 150.000 đồng/người không phân biệt sao xấu hay tốt, tăng giá 50% so với năm ngoái.

Mức giá tại chùa Quán Sứ là 500.000 đồng/gia đình bao gồm cả lễ cầu an và lễ giải hạn. Chùa Một Cột có mức giá "mềm" hơn một chút, lễ cúng sao là 200.000 đồng/gia đình và lễ cầu an cũng tương tự như vậy.

 
Tra cứu sao chiếu mạng năm 2017 cho các thành viên trong gia đình.

Có nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để dâng sao giải hạn cho cả gia đình. Chị Hà (Thái Thịnh - Hà Nội) cho biết, nhà chị có 6 người, người sao xấu, người sao tốt nhưng chị vẫn đăng ký giải hạn cho cả nhà, mong rằng sao tốt thì sẽ tốt hơn mà sao xấu thì không còn gây tác hại nữa. Ngoài ra chị cũng làm cả lễ cầu an luôn cho yên tâm.

Cùng tâm trạng đó, chị Phương (Văn Quán - Hà Nội) tâm sự, năm nào nhà chị cũng đăng ký dâng sao giải hạn và cầu an. Chị thấy nhà nhà, người người đều làm nên chị cũng làm theo để yên tâm dù biết rằng vận hạn cũng chẳng loại trừ ai.

Chị Thủy (Thành Công - Hà Nội) đăng ký dâng sao giải hạn tại chùa Một Cột chia sẻ, năm nay, vợ chồng chị đều vướng phải hai sao xấu là La Hầu và Kế Đô nên chị cũng lo lắng, đăng ký làm lễ giải hạn và cả lễ cầu an luôn để mọi việc hanh thông.

Dâng sao giải hạn - Không có trong giáo lý nhà Phật

Theo PGS. TS Bùi Xuân Đính - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nhà chùa không có chức năng dâng sao giải hạn. Hiện nay, nhiều người còn hiểu nhầm vấn đề này và họ có thể bị lợi dụng. Nhiều hoạt động của nhà chùa hiện nay chúng ta không quản lý được.

Trước việc người người đổ xô tới các chùa làm lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm, GS.TS- Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền chia sẻ: "Đạo Phật là một hệ triết học vô thần, từ bi và thoát tục, dạy con người nhìn nhận về vũ trụ quan và thế giới quan một cách chân thực, khoa học, có nghĩa là bằng trí tuệ. Cho nên, việc dâng sao giải hạn không nằm trong thế giới của nhà Phật mà nó thường gắn với những ngôi đền, ngôi quán. Việc dâng sao giải hạn ngày càng phát triển ở nhà chùa nhưng đi tìm nguyên nhân vì sao có hiện tượng này thì chưa ai có thể giải thích rõ ràng. Song thực chất, việc dâng sao giải hạn hiện nay gắn nhiều với yêu cầu về kinh tế".

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong giáo lý nhà Phật không đề cập việc dâng sao giải hạn. Tuy nhiên, hoạt động này có từ lâu đời và xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Hiện nay, các chùa làm lễ dâng sao giải hạn để giải quyết vấn đề tâm lý, tinh thần, tín ngưỡng cho người dân. Ai có nhu cầu dâng sao giải hạn thì tìm đến chùa, đây hoàn toàn không phải là một sự bắt buộc. 

GS Trần Lâm Biền cho rằng, dâng sao giải hạn không phải là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, đây chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Bởi vậy, không có gì tốt hơn là tự tu thân, dùng trí tuệ để nhìn nhận mọi sự, mọi việc, tránh những hành động sai trái, rồi đi hối lộ thần linh, đặt cược với thần linh, như vậy thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều.

Cùng với thời gian, sự thăng trầm của cuộc sống đã để lại vô số những tập tục hóa giải mà khoa học chưa thể giải mã. Khi gặp những bất lợi hay vận hạn xấu, thay vì tìm cách hóa giải hay giảm thiểu tác hại bằng cách dựa vào thế giới tâm linh, thế giới thần thánh thì mỗi người cần bình tĩnh, vững tâm, để từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo
Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo

VOV.VN -Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Người Việt rất chú trọng những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để có một năm mới tốt đẹp hơn.

Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo

Những kiêng kỵ trong ngày Tết bạn nên biết để tránh xui xẻo

VOV.VN -Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Người Việt rất chú trọng những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để có một năm mới tốt đẹp hơn.

Bài trí bàn thờ ngày Tết thế nào cho chuẩn?
Bài trí bàn thờ ngày Tết thế nào cho chuẩn?

VOV.VN - Năm mới sắp về, việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến tổ tiên, đây là công việc được các gia đình rất chú trọng.

Bài trí bàn thờ ngày Tết thế nào cho chuẩn?

Bài trí bàn thờ ngày Tết thế nào cho chuẩn?

VOV.VN - Năm mới sắp về, việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến tổ tiên, đây là công việc được các gia đình rất chú trọng.

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?
Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Việc thắp hương trong gia đình, ở đền, chùa vốn là truyền thống, tín ngưỡng của người dân. Nhiều gia đình 3 ngày Tết thắp hương liên tục, các chuyên gia nói gì?

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Ngày Tết có nên thắp hương liên tục?

Việc thắp hương trong gia đình, ở đền, chùa vốn là truyền thống, tín ngưỡng của người dân. Nhiều gia đình 3 ngày Tết thắp hương liên tục, các chuyên gia nói gì?

Mẹo hay dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Mẹo hay dọn dẹp nhà cửa đón Tết

VOV.VN - Mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại bắt đầu dọn dẹp nhà cửa đón năm mới. Dưới đây là những mẹo hay giúp bạn dễ dàng vệ sinh các vật dụng trong nhà.

Mẹo hay dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Mẹo hay dọn dẹp nhà cửa đón Tết

VOV.VN - Mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại bắt đầu dọn dẹp nhà cửa đón năm mới. Dưới đây là những mẹo hay giúp bạn dễ dàng vệ sinh các vật dụng trong nhà.

Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết
Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết

VOV.VN- Chơi hoa, chơi quả ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt, thể hiện ước nguyện một năm mới tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết

Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết

VOV.VN- Chơi hoa, chơi quả ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt, thể hiện ước nguyện một năm mới tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?
Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?

VOV.VN - Trong lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà thường thả cá chép với quan niệm cá chép hóa rồng, đưa ông Táo chầu trời.

Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?

Cúng ông Công ông Táo: Thả cá chép thế nào mới đúng?

VOV.VN - Trong lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà thường thả cá chép với quan niệm cá chép hóa rồng, đưa ông Táo chầu trời.