Cô giáo dạy văn viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục

Cô giáo Nguyễn Thị Thành - giáo viên Ngữ văn Trường THPT Mường Lát, Thanh Hoá vừa viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục.

Lý do được cô giáo Thành đưa ra là do điều kiện gia đình xa cách, đồng lương quá eo hẹp và cô đã tìm con đường khác là nghề thuốc nam.

“Tính đến thời điểm này, tôi đã công tác trong ngành giáo dục huyện Mường Lát gần 7 năm. Gia đình tôi cách xa nơi công tác gần 250km. Bố mẹ ở quê đều đã có tuổi, 2 con còn thơ dại cần người chăm sóc, dạy dỗ. Bản thân tôi khi cố gắng bám nghề cũng phải sống trong hoàn cảnh không được thoải mái, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn do đồng lương quá ít ỏi, không đủ lo cho cuộc sống của gia đình và các con” - đơn đề ngày 10/10/2017 của cô Thành viết.

Đơn của Nguyễn Thị Thành. Ảnh: X.H
Cô Thành viết đơn ngày 8/10 nhưng lý do đơn đề ngày 10/10 vì cô vào ngành giáo dục ngày 10/10/2011. Cô muốn trọn vẹn 7 năm gắn bó với nghề dạy học.

Trao đổi với Lao Động, Nguyễn Thị Thành chia sẻ, gia đình cô ở huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá. Gia đình chồng cùng quê. Chồng cô cũng là giáo viên dạy gần nhà. Cô có 2 con gái. Cháu lớn gần 5 tuổi ở quê với bố và ông bà nội. Cháu bé chưa cai sữa, cô đưa theo lên Mường Lát với mẹ. 

Dù là giáo viên biên chế dạy miền núi nhưng thu nhập của cô khá eo hẹp. Chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng vì trường ở thị trấn nên không được hưởng các chế độ ưu tiên như các trường cấp 1 - 2 trong huyện. 

Với thu nhập đó, cuộc sống của cô rất vất vả vì chưa đủ chi trả cho người giúp việc trông con và tiền sữa. Ngoài đi dạy, cô đã cố gắng làm nhiều việc khác nhau để trang trải cuộc sống, trong đó có nghề thuốc nam.

Theo chị gái của Nguyễn Thị Thành, 12 năm học phổ thông, Thành liên tục là học sinh giỏi. Đoạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh cả 3 môn văn, sử, địa. Đạt số điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh khoa Văn ĐHSP Huế năm 2005. Tốt nghiệp đại học với số điểm 7,95, Thành đã rất hăm hở với ước mơ trở thành cô giáo dạy văn theo chị và mẹ. 

Nguyễn Thị Thành (phải) và "con đường mới".
Những ngày tháng ở Mường Lát, cô đã tiếp xúc và nhận ra bà con đồng bào miền núi có rất nhiều bài thuốc Nam hay và quý. Ban đầu chỉ là trân trọng giá trị của các bài thuốc, rồi cô lấy cho người quen dùng. Thấy hiệu quả, cô đã chia sẻ trên mạng xã hội và không ngờ rất nhiều người nhờ cô chỉ nơi đến lấy thuốc hoặc nhờ cô lấy. 

Cô đã tập trung tìm hiểu về thuốc Nam với tất cả sự trân trọng đó. Càng tìm hiểu Thành lại càng trân trọng và thấy tiếc, những bài thuốc đó không được phổ biến rộng rãi. 

Sau nhiều trăn trở, dù còn nhiều tiếc nuối, day dứt với nghề nhưng Thành đã đành gác lại ước mơ để tìm đường sống khác. Ngay trong hè 2017, cô đã đăng ký theo học nghề đông y để có điều kiện trau dồi thêm kiến thức và đủ điều kiện hành nghề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?
Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?

VOV.VN - UBND TP Hải Phòng đã nhận được báo cáo của UBND huyện An Dương về vụ việc nữ giáo viên trường Tiểu học bị phụ huynh hành hung, lăng mạ trong lớp học.

Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?

Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?

VOV.VN - UBND TP Hải Phòng đã nhận được báo cáo của UBND huyện An Dương về vụ việc nữ giáo viên trường Tiểu học bị phụ huynh hành hung, lăng mạ trong lớp học.

Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?
Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?

VOV.VN - Hãy để ngọn lửa sáng tạo không ngừng được thắp sáng trong mỗi giờ học.

Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?

Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?

VOV.VN - Hãy để ngọn lửa sáng tạo không ngừng được thắp sáng trong mỗi giờ học.