Báo cáo của WB quên việc phụ huynh phản đối mô hình giáo dục VNEN

VOV.VN - Báo cáo của WB chỉ ra nhiều thành công từ VNEN nhưng đã quên rằng, phụ huynh học sinh ở nhiều địa phương đã và đang phản đối dữ dội mô hình này.

WB vừa công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của mô hình Trường học mới (VNEN) ở Việt Nam với nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, dư luận xã hội và nhiều chuyên gia cho rằng, báo cáo này khác xa so với thực tế triển khai mô hình Trường học mới ở các địa phương hiện nay.

Mô hình Trường học mới (VNEN) là một thí điểm vận dụng mô hình trường học kiểu mới của Colombia nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục phổ thông. Dự án này do Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu tài trợ, ủy thác qua WB, tổ chức UNESCO tại Việt Nam là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam.

Mức độ tác động của VNEN đối với học sinh. (ảnh: Zing)
Thời gian thực hiện 41 tháng (từ tháng 1/2013 đến hết tháng 5/2016) tại 1.447 trường tiểu học ở 63 tỉnh, thành phố. Hiện nay, ngoài những trường tiểu học thuộc dự án, có 53 tỉnh, thành phố tự nguyện áp dụng mô hình này ở bậc tiểu học và gần 60 tỉnh áp dụng ở bậc trung học cơ sở, với tổng số hơn 4 nghìn trường.

Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, học sinh học theo mô hình Trường học mới có kết quả học tập bằng hoặc tốt hơn so với học sinh trường truyền thống trong các bài kiểm tra Toán và Tiếng Việt theo mức độ chuẩn.

Số liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 85% cha mẹ ủng hộ khi biết về mô hình Trường học mới; 75% hiệu trưởng trường theo mô hình này nhận thức rằng trường học truyền thống cần phải thay đổi.

Báo cáo cũng chỉ ra một số bất cập khi triển khai mô hình này ở Việt Nam và có đưa ra khuyến cáo để đảm bảo sự thành công.

Các chuyên gia nghiên cứu giáo dục và người dân đều cho rằng báo cáo của Ngân hàng Thế giới về tác động của mô hình Trường học mới khác xa so với thực tế Việt Nam.

Báo cáo này không đề cập phụ huynh học sinh ở nhiều địa phương đã và đang phản đối dữ dội với mô hình Trường học mới. Nhiều trường phải dừng triển khai trong năm học 2017-2018. Dư luận còn đặt câu hỏi và yêu cầu làm rõ báo cáo đánh giá về mô hình Trường học mới ở những tỉnh, thành phố nào? Cộng đồng nào đón nhận rất lớn?...

Tiến sỹ Phạm Thị Ly cho biết, rất thất vọng về bản báo cáo này: “Vấn đề là VNEN đã thành công ở nơi này và chưa thành công ở nơi khác, rõ ràng là báo cáo đã không đề cập những tỉnh, thành phố phản đối không thể không nói báo cáo đó là phiến diện. Chúng ta cần một báo cáo độc lập, khách quan và toàn diện hơn nhằm mục tiêu nhận thức đúng cái gì đang diễn ra và lựa chọn nào có thể là tốt nhất cho các bên. Tôi khá thất vọng với bản báo cáo này vì nó đã không trả lời những câu hỏi cốt lõi nhất để có thể cung cấp thông tin cho các nhà làm chính sách cũng như là phụ huynh để họ có thể quyết định tiếp tục hay không tiếp tục VNEN”.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Tự Ân, nguyên chuyên gia trưởng Dự án Mô hình Trường học mới tại Việt Nam, báo cáo với những kết quả tích cực của Ngân hàng Thế giới là hoàn toàn có cơ sở.

Báo cáo chỉ giới hạn đánh giá các trường nằm trong dự án là 1447 trường- tức là những trường có đủ các điều kiện phù hợp để triển khai mô hình Trường học mới, chứ không bao gồm những trường triển khai nhân rộng ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Đây chính là điều kiện đảm bảo sự thành công của mô hình này.

Ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, mỗi nhóm nghiên cứu có những chú ý riêng về các vấn đề mà họ quan tâm. Dù ở góc nghiên cứu nào báo cáo đánh giá tác động của phương pháp giáo dục theo mô hình Trường học mới cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với những nhà quản lý trong quá trình thực hiện và duy trì mô hình dạy và học này ở Việt Nam.

Ông Trí nhấn mạnh: “Báo cáo đã tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đầy đủ các đối tượng liên quan đến việc triển khai mô hình này đó là giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh...

Những phân tích rất chi tiết, đầy đủ những điều họ mong muốn. Những người quản lý giáo dục rất mong những vấn đề về bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai. Nếu như nhóm nghiên cứu cũng quan tâm như thế, giúp cho chúng tôi nhiều thông tin hơn để hỗ trợ trong quá trình chỉ đạo. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng việc đặt vấn đề là của nhóm nghiên cứu, chúng tôi không thể can thiệp vào chuyện đó”.

Trước khi Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo đánh giá tác động của mô hình Trường học mới, trong đó đánh giá tốt phương pháp giáo dục này ở nhiều tỉnh, thành phố đã có ý kiến phản ánh về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình này.

Vì vậy, việc có nhiều ý kiến trái chiều đối với báo cáo này là điều dễ hiểu. Từ thực tế triển khai mô hình Trường học mới ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều địa phương triển khai không thành công để đưa ra quyết định có nên duy trì mô hình này hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục
Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục

VOV.VN - Ông Lê Quốc Phong: Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” nhằm cổ vũ, động viên các trí thức trẻ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến

Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục

Ông Lê Quốc Phong phát động chương trình sáng kiến đổi mới giáo dục

VOV.VN - Ông Lê Quốc Phong: Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” nhằm cổ vũ, động viên các trí thức trẻ đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến

Hà Nội vẫn duy trì mô hình trường học VNEN trong năm học mới
Hà Nội vẫn duy trì mô hình trường học VNEN trong năm học mới

VOV.VN -Do mô hình trường học mới VNEN phù hợp với học sinh thủ đô nên trong năm học mới 2016-2017, Hà Nội vẫn duy trì.

Hà Nội vẫn duy trì mô hình trường học VNEN trong năm học mới

Hà Nội vẫn duy trì mô hình trường học VNEN trong năm học mới

VOV.VN -Do mô hình trường học mới VNEN phù hợp với học sinh thủ đô nên trong năm học mới 2016-2017, Hà Nội vẫn duy trì.

Bỏ biên chế giáo viên không quan trọng bằng việc đổi mới giáo dục
Bỏ biên chế giáo viên không quan trọng bằng việc đổi mới giáo dục

VOV.VN - ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: bỏ biên chế ngành giáo dục không quan trọng bằng việc đổi mới giáo dục như thế nào.

Bỏ biên chế giáo viên không quan trọng bằng việc đổi mới giáo dục

Bỏ biên chế giáo viên không quan trọng bằng việc đổi mới giáo dục

VOV.VN - ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: bỏ biên chế ngành giáo dục không quan trọng bằng việc đổi mới giáo dục như thế nào.

Thủ tướng: Muốn đổi mới giáo dục phải đặc biệt quan tâm nhà giáo
Thủ tướng: Muốn đổi mới giáo dục phải đặc biệt quan tâm nhà giáo

VOV.VN - Thủ tướng lưu ý rằng, nếu không quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thầy giáo, cô giáo thì đổi mới giáo dục sẽ không thành công.

Thủ tướng: Muốn đổi mới giáo dục phải đặc biệt quan tâm nhà giáo

Thủ tướng: Muốn đổi mới giáo dục phải đặc biệt quan tâm nhà giáo

VOV.VN - Thủ tướng lưu ý rằng, nếu không quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thầy giáo, cô giáo thì đổi mới giáo dục sẽ không thành công.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Mô hình trường học mới và công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại (do WB tài trợ) đang làm thay đổi cả thầy cô và học trò.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Mô hình trường học mới và công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại (do WB tài trợ) đang làm thay đổi cả thầy cô và học trò.

GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh
GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phải vì lợi ích, nhu cầu thực sự của học sinh, chứ không để học sinh phải chạy theo người biên soạn.

GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh

GS Hồ Ngọc Đại: Đổi mới giáo dục phải từ nhu cầu “thực” của học sinh

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phải vì lợi ích, nhu cầu thực sự của học sinh, chứ không để học sinh phải chạy theo người biên soạn.