Hiệp định CETA EU – Canada: Lợi ích lớn nhưng vẫn vấp phải phản đối

VOV.VN -Rất nhiều lợi ích với Canada và cả Liên minh châu Âu đã được chỉ ra, tuy nhiên, làn sóng phản đối Hiệp định này tại châu Âu vẫn đang diễn ra rầm rộ.

Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện giữa Liên minh châu Âu và Canada, gọi tắt là CETA. Đây là một bước quan trọng nữa để Hiệp định chính thức có hiệu lực, sau 7 năm đàm phán và được ký kết một cách khó khăn vào tháng 10 năm ngoái. Rất nhiều lợi ích với Canada và cả Liên minh châu Âu đã được chỉ ra, tuy nhiên, làn sóng phản đối Hiệp định này tại châu Âu vẫn đang diễn ra rầm rộ.

Hiệp định thương mại dày 2344 trang

Trước hết, phải nói luôn rằng CETA là một Hiệp định thương mại vô cùng đồ sộ và cực kỳ phức tạp. Hiệp định này dày đến 2.344 trang, quy định cực kỳ tỉ mỉ các điều khoản liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ môi trường, nông nghiệp, cho đến bằng sáng chế, quy chuẩn chung về thị trường, về xuất xứ địa lý, về dịch vụ tài chính... Vì thế, CETA cực kỳ phức tạp và rất khó nắm bắt đối với những người không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.

Tuy nhiên, để khái quát lại thì có thể hiểu là CETA là một Hiệp định thương mại được gọi là “thế hệ mới”, tức là khác các Hiệp định thương mại cổ điển thường tập trung vào việc điều chỉnh các hàng rào thuế quan thì CETA lại chú trọng đến việc gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tức là các tiêu chuẩn về môi trường, thị trường lao động hay sở hữu trí tuệ... Các hàng rào phi thuế quan này là trở ngại rất lớn cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Liên minh châu Âu – EU vào Canada và ngược lại.

Vì thế, với CETA thì EU hy vọng rằng các hàng rào phi thuế quan này sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn, từ mức 36% như hiện nay xuống còn mức 3%, qua đó sẽ tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường Canada. Đó là lợi ích lớn nhất đối với EU.

Ở phía ngược lại, CETA cũng được phía Canada kỳ vọng là sẽ mở toang thị trường EU với các sản phẩm xuất khẩu của Canada, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp. Ví dụ, trước đây Canada chỉ được phép xuất khẩu hàng năm 4.162 tấn thịt bò không có hormone tăng trưởng sang EU nhưng với CETA thì con số này có thể tăng lên tới 45.840 tấn, tức là gấp hơn 10 lần.

Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn về chỉ dẫn địa lý thì sẽ có 145 nhãn hàng có chỉ dẫn địa lý của EU được bảo vệ trên đất Canada. Rồi việc thống nhất các đánh giá về tiêu chuẩn hàng hoá. Trước đây, 1 sản phẩm EU muốn xuất khẩu sang Canada thì cần qua kiểm định ở EU rồi lại kiểm định ở Canada, nhưng với CETA thì chỉ cần làm một lần.

Nhìn chung, CETA được nhiều nhà lãnh đạo EU ca ngợi là một trong các Hiệp định thương mại tốt nhất mà EU đã đàm phán.

Lãnh đạo EU-Canada vui mừng khi Hiệp định CETA được thông qua. Ảnh: Reuters

Lợi ích lớn nhưng vẫn vấp phải phản đối mạnh mẽ

Rõ ràng, lợi ích mà Hiệp định CETA đem lại rất nhiều về kinh tế thương mại với cả hai bên, thế nhưng, nhiều tháng qua và ngay trong những ngày vừa rồi, hàng triệu người dân châu Âu đã tuần hành, biểu tình phản đối mạnh mẽ.

Đây là một tình huống rất phức tạp bởi nó liên quan đến cách vận hành của Liên minh châu Âu, rồi tổ chức của các thiết chế trong Liên minh và trong nội bộ các nước thành viên. Thực tế thì cho đến thời điểm trước khi được Nghị viện châu Âu thông qua này thì CETA gặp sự phản đối mạnh nhất là từ phía Nghị viện vùng nói tiếng Pháp của Vương quốc Bỉ là vùng Wallonie Brussels.

Sở dĩ một Nghị viện vùng có thể phong toả một Hiệp định như CETA đó là vì theo quy định của Bỉ, các Nghị viện vùng có tiếng nói và vai trò trong các hiệp định quốc tế và bản thân Nghị viện vùng Wallonie đã chủ động tham gia ngay từ đầu các cuộc đàm phán về CETA. Tuy nhiên, sau nhiều thương thuyết thì vùng Wallonie cũng đã thông qua CETA.

Trở lại với vấn đề chính, đó là tại sao dù được cho là sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng CETA vẫn bị phản đối, không chỉ ở vùng Wallonie ở Bỉ mà còn ở một số quốc gia thành viên EU khác như Rumania hay Bulgaria...

Có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, việc phản đối các Hiệp định tự do thương mại toàn cầu vốn luôn là một phong trào tồn tại ở nhiều quốc gia. Các phong trào này cho rằng tự do thương mại toàn cầu đã giết chết các nền kinh tế địa phương, khiến nhiều người dân thất nghiệp… Tức là các phong trào này luôn tấn công vào mặt trái của các Hiệp định tự do thương mại, không chỉ là CETA.

Nguyên nhân thứ hai khiến CETA bị phản đối, đó là các lo ngại từ nhiều nơi, nổi bật là ở vùng Wallonie của Bỉ, về việc CETA sẽ làm thay đổi các tiêu chuẩn về môi trường, về xã hội, về lợi ích công… vì với CETA thì ngay cả các dịch vụ công, (như bệnh viện, bảo hiểm)… cũng được mở ra cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, các lo ngại đặc biệt tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp bởi nhiều nông dân ở châu Âu lo ngại CETA sẽ biến thành «con ngựa thành Troy», tức là các tập đoàn nông nghiệp lớn của Mỹ sẽ lợi dụng Canada để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU và bóp chết ngành nông nghiệp ở các quốc gia thành viên.

Tất cả những điều này khiến CETA trong một thời gian dài luôn bị phản đối ở nhiều nơi, dù về cơ bản thì lượng ủng hộ vẫn lớn hơn lượng phản đối.     

Cần 38 Nghị viện quốc gia và địa phương thông qua

Theo quy định thì sau khi Nghị viện châu Âu đã thông qua thì CETA cần phải được 38 Nghị viện quốc gia và địa phương khác thông qua thì mới chính thức có hiệu lực toàn bộ. Chính vì thế, hiện tại thì CETA mới được coi là có hiệu lực tạm thời. Sắp tới, nếu có bất kỳ một Nghị viện quốc gia hay địa phương nào của EU bỏ phiếu chống CETA thì chắc chắn Hiệp định này sẽ lại bị tạm dừng một khoảng thời gian. Thực sự thì đến thời điểm này, bản thân các quan chức EU cũng không biết chắc được là sẽ phải làm gì nếu kịch bản đó xảy ra.

Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu được xem là vật cản cuối cùng và lớn nhất mà CETA đã vượt qua thì khả năng Hiệp định này bị phong toả trong tương lai là không cao. Như trong trường hợp Nghị viện vùng Wallonie bỏ phiếu chống CETA, các bên, ở đây là chính phủ Bỉ và Nghị viện vùng Wallonie, đã phải đàm phán rất nhiều để phá thế bế tắc.

Vì thế, nếu có một sự phản đối nào trong tương lai, mà khả năng là không cao, thì rủi ro lớn nhất với CETA vẫn chỉ là phải đàm phán lại một số ít điều khoản chứ không phải là bị phong toả toàn bộ.

Cả EU lẫn Canada đều đổ công sức và thời gian rất lâu cho Hiệp định này nên khó có khả năng hai bên để cho Hiệp định bị vô hiệu hoá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia vẫn ủng hộ mạnh mẽ TPP dù Mỹ sắp rút khỏi Hiệp định
Australia vẫn ủng hộ mạnh mẽ TPP dù Mỹ sắp rút khỏi Hiệp định

VOV.VN - Ngày 22/1, chính phủ Australia khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi đây là một thỏa thuận tham vọng mang nhiều lợi ích cho các nước tham gia.

Australia vẫn ủng hộ mạnh mẽ TPP dù Mỹ sắp rút khỏi Hiệp định

Australia vẫn ủng hộ mạnh mẽ TPP dù Mỹ sắp rút khỏi Hiệp định

VOV.VN - Ngày 22/1, chính phủ Australia khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi đây là một thỏa thuận tham vọng mang nhiều lợi ích cho các nước tham gia.

Hiệp định EU-Canada: Tín hiệu tích cực về tự do thương mại toàn cầu
Hiệp định EU-Canada: Tín hiệu tích cực về tự do thương mại toàn cầu

VOV.VN - Nghị viện châu Âu (EP) ngày 15/2, đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada.

Hiệp định EU-Canada: Tín hiệu tích cực về tự do thương mại toàn cầu

Hiệp định EU-Canada: Tín hiệu tích cực về tự do thương mại toàn cầu

VOV.VN - Nghị viện châu Âu (EP) ngày 15/2, đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada.

EU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10
EU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10

VOV.VN - Hội đồng châu Âu vừa thông báo sẽ chính thức phê duyệt Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện Canada-EU (CETA) vào ngày 29/10.

EU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10

EU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10

VOV.VN - Hội đồng châu Âu vừa thông báo sẽ chính thức phê duyệt Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện Canada-EU (CETA) vào ngày 29/10.

Hạ viện Nhật Bản chính thức thông qua Hiệp định TPP
Hạ viện Nhật Bản chính thức thông qua Hiệp định TPP

VOV.VN - Hạ viện Nhật Bản đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định TPP và một dự luật liên quan đến Hiệp định này với đa số phiếu tán thành.

Hạ viện Nhật Bản chính thức thông qua Hiệp định TPP

Hạ viện Nhật Bản chính thức thông qua Hiệp định TPP

VOV.VN - Hạ viện Nhật Bản đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định TPP và một dự luật liên quan đến Hiệp định này với đa số phiếu tán thành.

LHQ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu
LHQ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

VOV.VN - Đại diện Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì nước này sẽ mất uy tín.

LHQ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

LHQ cảnh báo hậu quả nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu

VOV.VN - Đại diện Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì nước này sẽ mất uy tín.

Bỉ mở đường để EU - Canada chính thức ký Hiệp định CETA
Bỉ mở đường để EU - Canada chính thức ký Hiệp định CETA

VOV.VN - Ngày 29/10, Bỉ đã chính thức ký thông qua Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada.

Bỉ mở đường để EU - Canada chính thức ký Hiệp định CETA

Bỉ mở đường để EU - Canada chính thức ký Hiệp định CETA

VOV.VN - Ngày 29/10, Bỉ đã chính thức ký thông qua Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada.