Sử dụng tiền thoái vốn từ doanh nghiệp theo phương án nào?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, nguồn tiền sau thoái vốn nên được quản lý tập trung nhưng phải có cơ chế quản lý, giám sát nguồn vốn đó.

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có những kết quả bước đầu. Tính đến hết tháng 8/2015, cả nước mới có 95/289 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong gần 5 năm qua, Chính phủ đã thực hiện sắp xếp được 447 doanh nghiệp, trong đó cổ phần  hóa 337 doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính chỉ đạt 8.390 tỷ đồng/21.797 tỷ đồng.

Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mạnh mẽ, nhưng kết quả tái cơ cấu DNNN còn chậm, một số doanh nghiệp triển khai chưa quyết liệt, có nơi trách nhiệm chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực Nhà nước giao, một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của Nhà nước còn rất lớn chưa tạo chuyển biến về chất đối với quản trị doanh nghiệp.

Đánh giá quá trình tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn ĐBQH TP HCM cho biết, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội việc thoái vốn ngoài ngành sẽ không hoàn thành trong năm 2015. Kết quả này đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính đang còn gặp nhiều khó khăn, nếu thị trường tài chính phục hồi,  việc thoái vốn có thể sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài ra theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, quá trình thoái vốn cũng gặp phải những khó khăn khi chịu tác động từ những quy định ràng buộc, như quy định giá trị cao hay thấp hơn mệnh giá. Điều này đòi hỏi bản thân các quy định, thể chế cũng phải hỗ trợ cho quá trình thoái vốn.

“Vừa rồi chúng ta đã tháo dần những vướng mắc trong quy định nên quá trình thoái vốn đã tăng lên trong những tháng gần đây, hy vọng thời gian tới sẽ tiến triển cao hơn. Cuối năm nay, Chính phủ sẽ rà lại những đơn vị nào chưa thực thi quá trình thoái vốn cũng như quá trình cổ phần hóa để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm”, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết.

Tạo cơ chế điều hành vốn linh hoạt cho SCIC?

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, quá trình thoái vốn hoặc cổ phần hóa phải tính đến việc sử dụng nguồn vốn đó. Ví dụ, việc Nhà nước thoái vốn khỏi Vinamilk và một số tập đoạn kinh tế khác như vừa qua, cũng phải tính đến việc sử dụng nguồn vốn đó vào đâu cho tương thích và hiệu quả. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nguồn thu ngân sách đang rất căng thẳng, cho nên nhất thiết phải tính hiệu quả kinh tế và phải có phương án sử dụng nguồn vốn đó.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, nguồn vốn nhà nước thu được từ bán cổ phần các doanh nghiệp nên được quản lý tập trung.
Chỉ khi xây dựng phương án sử dụng nguồn tiền thoái vốn một cách hiệu quả, lúc đó Chính phủ mới thấy được việc thoái vốn đó là cần thiết, cấp bách. Nếu đặt trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, việc thoái vốn cũng cần giải quyết bài toán về mặt xã hội như lựa chọn doanh nghiệp nào? Ai sẽ thay thế vai trò của nhà nước, thành phần kinh tế tư nhân hiện nay đã hỗ trợ đủ lực để có thể thay thế vị trí của doanh nghiệp nhà nước, hay là cuối cùng nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài?

“Rõ ràng là các nhà đầu tư nước ngoài đang dành nhiều nguồn lực để làm cho được điều này, vậy thì chúng ta cũng phải có cơ chế giám sát làm sao để tránh các nhà đầu tư ở những quốc gia “nhạy cảm” thâu tóm những vị trí đất trọng yếu như ở vùng biển rồi lũng đoạn về mặt giá. Do đó, rất cần thiết phải  ổ phần hóa và thoái vốn nhà nước nhưng phải có lộ trình, có những kế hoạch hết sức chi tiết để đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, đảm bảo an toàn về mặt xã hội”, đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ rõ.

Mặt khác, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, việc thoái vốn hiện nay phải thông qua đấu giá để đảm bảo tính minh bạch. Một khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp sẽ có thể yên tâm, đáng lo ngại nhất là quá trình đầu tư gián tiếp khiến giá bị đẩy lên khi mức rất cao, nếu khi đó nhà đầu tư tháo chạy sẽ gây lũng đoạn thị trường tài chính.

Do đó, trong thời gian tới đây, khi nguồn ngoại tệ ồ ạt đầu tư vào nước ta, chúng ta phải quản lý quỹ dự trữ ngoại tệ đối phó với dòng vốn đầu tư gián tiếp, khi nhà đầu tư có động thái rút vốn quỹ này sẽ sẵn sàng đáp ứng, tránh những cú sốc như ở thị trường Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã vấp phải.

Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược đang theo xu hướng mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng làm sao để “cởi trói” cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước, cũng như cơ quan đại diện quản lý vốn nhà nước không gặp khó khăn như SCIC là một ví dụ.

Hội đồng quản trị các doanh nghiệp vướng cơ chế rào cản về mặt hành chính, làm sao phải tách bạch được giữa cơ quan đại diện quản lý vốn nhà nước như SCIC với cơ quan quản lý nhà nước khác; SCIC phải được toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, nhưng cũng không để làm mất cơ hội của doanh nghiệp.

“Vốn nhà nước hay vốn tư nhân thì cũng là cổ đông, làm sao để minh bạch, rõ ràng. Người đại diện vốn đã có quy định của Luật quản lý vốn. Trong sử dụng vốn đầu tư tại doanh nghiệp, cần cụ thể hóa hơn về vai trò trách nhiệm của người đại diện đó mọi thứ sẽ ổn thỏa”, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, nguồn vốn nhà nước thu được từ bán cổ phần các doanh nghiệp nên được quản lý tập trung, tránh để manh mún nhiều nơi sẽ không hiệu quả. Quan trọng là phải có cơ chế quản lý nguồn vốn đó, phải công khai cho các đại biểu Quốc hội biết, thậm chí cần phải tăng cường cơ chế giám sát./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Petro Vietnam và EVN vào tầm ngắm của Tổng công ty SCIC
Petro Vietnam và EVN vào tầm ngắm của Tổng công ty SCIC

SCIC đang làm việc với 12 đầu mối để xét đón nguồn hàng thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các ngân hàng...

Petro Vietnam và EVN vào tầm ngắm của Tổng công ty SCIC

Petro Vietnam và EVN vào tầm ngắm của Tổng công ty SCIC

SCIC đang làm việc với 12 đầu mối để xét đón nguồn hàng thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các ngân hàng...

Thấy gì qua mâu thuẫn giữa SCIC và các cổ đông Vinamilk?
Thấy gì qua mâu thuẫn giữa SCIC và các cổ đông Vinamilk?

Nếu Công ty CP Sữa Việt Nam chỉ là doanh nghiệp nhỏ, làm ăn kém hiệu quả, câu chuyện sẽ không ầm ĩ và nóng như vậy.

Thấy gì qua mâu thuẫn giữa SCIC và các cổ đông Vinamilk?

Thấy gì qua mâu thuẫn giữa SCIC và các cổ đông Vinamilk?

Nếu Công ty CP Sữa Việt Nam chỉ là doanh nghiệp nhỏ, làm ăn kém hiệu quả, câu chuyện sẽ không ầm ĩ và nóng như vậy.

10 doanh nghiệp SCIC sắp thoái vốn có gì hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?
10 doanh nghiệp SCIC sắp thoái vốn có gì hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

Phần lớn trong danh sách 10 doanh nghiệp SCIC sắp thoái vốn là những doanh nghiệp được nhà đầu tư nước ngoài săn đón.

10 doanh nghiệp SCIC sắp thoái vốn có gì hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

10 doanh nghiệp SCIC sắp thoái vốn có gì hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

Phần lớn trong danh sách 10 doanh nghiệp SCIC sắp thoái vốn là những doanh nghiệp được nhà đầu tư nước ngoài săn đón.

SCIC sẽ “gánh nợ” đầu tư bảo hiểm, ngân hàng
SCIC sẽ “gánh nợ” đầu tư bảo hiểm, ngân hàng

SCIC được giao xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành của các DN 100% vốn nhà nước vào các lĩnh vực này mà chưa thoái vốn thành công

SCIC sẽ “gánh nợ” đầu tư bảo hiểm, ngân hàng

SCIC sẽ “gánh nợ” đầu tư bảo hiểm, ngân hàng

SCIC được giao xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành của các DN 100% vốn nhà nước vào các lĩnh vực này mà chưa thoái vốn thành công