Doanh nghiệp “phá” mặt đê, chính quyền bỏ tiền sửa chữa!

VOV.VN - Gần đây, trên tuyến đê thuộc huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) bị hư hỏng, xuống cấp do nhiều phương tiện xe ben, xe tải lưu thông quá tải. 

Công trình đê Sông Tra, dài hơn 10km nhằm ngăn mặn phục vụ sản xuất và lưu thông cho hàng ngàn hộ dân ở các huyện Gò Công Tây, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Gần đây, trên tuyến đê này thuộc huyện Gò Công Tây bị hư hỏng, xuống cấp do nhiều phương tiện xe ben, xe tải lưu thông quá tải. Nguyên nhân do các doanh nghiệp gây ra nhưng Sở nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang hàng năm phải bỏ kinh phí duy tu, sửa chữa bằng nguồn kinh phí của Nhà nước.
Xe tải trên 3 tấn vẫn lưu thông qua cống Rạch Kiến nằm trên đê sông Tra thuộc xã Đồng Sơn có sức tải 3 tấn.
Theo quy định, trọng tải của đê Sông Tra là 1,5 tấn, các cống đập ngang đê là 3 tấn. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều xe tải chở vật liệu xây dựng có trọng tải 5-8 tấn lưu thông thường xuyên trên tuyến đê này. Chính quyền địa phương cho biết, chỉ riêng tại xã Đồng Sơn có 5 doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng cho ô tô tải chạy trên đê Sông Tra làm hư hỏng mặt đê, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.
Ông Đỗ Văn Hưng, người dân ấp Khương Thọ bức xúc: “Con đê này trước hư hỏng nay mới làm lại. Trước trời mưa học sinh đi lại vô cùng cực khổ. Nguyên nhân là do xe chở cát đá đi lại nhiều. Khi trời nắng, xe cát đá chạy làm khói mù mịt đường”.
Thời gian qua, mỗi ngày có hàng trăm lượt ô tô tải chở vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên tuyến đê Sông Tra. Tuy nhiên, các ngành chức năng của huyện Gò Công Tây vẫn chưa có giải pháp xử lý. Theo ông Nguyễn Thân Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Sơn , mặc dù biết phương tiện quá tải gây hư hỏng mặt đê nhưng cấp xã không đủ chức năng để xử lý các trường hợp vi phạm này.
Một điều rất nghịch lý là ngành giao thông cho phép chỉ có xe 3 tấn trở lại được lưu thông trên đê, nhưng ngày 11/5/2016, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang lại có tờ trình, tham mưu cho ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký cho phép doanh nghiệp tư nhân Cao Tiến tại địa phương có 7 ô tô tải được vận chuyển vật liệu xây dựng trên đoạn đê tại xã Đồng Sơn với trọng tải đến gần 8 tấn, cao gấp nhiều lần so với trọng tải quy định của con đê sông Tra. Doanh nghiệp này hoạt động gần một năm gây hư hỏng mặt đường. Mới đây UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép trên.

Quyết định của UBND tỉnh Tiền Giang cho phép 7 ô tô tải của doanh nghiệp Cao Tiến được hoạt động trên đê sông Tra.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết thêm: “Mặt đê có trọng tải 1,5 tấn nhưng doanh nghiệp này “xin” đi trên đê, chịu trách nhiệm duy tu dặm vá mặt đê. Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành quy chế rồi, tất cả hoạt động trên đê ở xã đều biết, ở huyện thì Thanh tra giao thông, công an giao thông đều biết. Cho nên vừa rồi quy chế phối hợp là giao cho Thanh tra giao thông, chủ tịch UBND huyện và UBND xã kiểm tra xử lý vi phạm”.
Qua quan sát của chúng tôi, thời điểm này đoạn đê Sông Tra thuộc xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đang được duy tu, sửa chữa nhưng vẫn có nhiều ô tô tải của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng hoạt động quá tải so với quy định. Những vi phạm này nếu không được chấn chỉnh thì trong một thời gian ngắn mặt đê Sông Tra sẽ hư hỏng nặng, mặt đường xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi… không chỉ gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông mà địa phương còn phải bỏ ngân sách để khắc phục sự cố; trong khi các doanh nghiệp vẫn phớt lờ các quy định để tiếp tục " phá đường"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng
Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng

VOV.VN - Ảnh hưởng của đợt triều cường cùng sóng to, gió lớn đã làm sạt lở nhiều đoạn đê biển thuộc đoạn K4, K43 trên địa bàn xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu.

Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng

Khẩn trương gia cố đê biển bị vỡ tại Sóc Trăng

VOV.VN - Ảnh hưởng của đợt triều cường cùng sóng to, gió lớn đã làm sạt lở nhiều đoạn đê biển thuộc đoạn K4, K43 trên địa bàn xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu.

Quảng Ninh: Đê biển xuống cấp, 3.000 người dân kêu cứu
Quảng Ninh: Đê biển xuống cấp, 3.000 người dân kêu cứu

VOV.VN - Tuyến đê Đồng Rui mới được tu bổ từ năm 2014 đã có hiện tượng tràn vỡ, xói lở đe dọa cuộc sống của gần 3000 hộ dân khi mùa mưa bão đang đến gần.

Quảng Ninh: Đê biển xuống cấp, 3.000 người dân kêu cứu

Quảng Ninh: Đê biển xuống cấp, 3.000 người dân kêu cứu

VOV.VN - Tuyến đê Đồng Rui mới được tu bổ từ năm 2014 đã có hiện tượng tràn vỡ, xói lở đe dọa cuộc sống của gần 3000 hộ dân khi mùa mưa bão đang đến gần.

Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công
Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công

VOV.VN - Trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư gần 60 tỷ đồng cứu hộ đê biển Gò Công.

Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công

Tiền Giang trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển Gò Công

VOV.VN - Trước nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ đê biển, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư gần 60 tỷ đồng cứu hộ đê biển Gò Công.