Chân dung Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman

VOV.VN - Phó Thái tử Saudi Arabia bất ngờ được cất nhắc lên vị trí Thái tử. Bin Salman nổi tiếng cứng rắn về đối ngoại và đầy tham vọng cải cách kinh tế.

Ít người bên ngoài Saudi Arabia nghe đến tên của Hoàng tử Mohammed bin Salman trước khi cha ông trở thành Quốc vương đất nước này vào năm 2015. Nhưng cũng từ thời điểm đó, người đàn ông 31 tuổi này đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng nhất trong quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu này.

Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: Reuters.

Salman mới đây đã được nâng lên vị trí Thái tử, thay thế người anh họ Mohammed bin Nayef. Động thái này - được nhiều người dự kiến trước đó - có thể hình thành định hướng phát triển của đất nước này trong nhiều thập kỷ tới.

Nếu người cha của ông truyền lại ngôi báu cho ông thì Mohammed bin Salman sẽ là nhà vua trẻ nhất của nhà nước Saudi.

Nhân việc bổ nhiệm Thái tử nói trên, Vua Salman đã ra lệnh khôi phục tất cả các phúc lợi cho nhân viên nhà nước mà trước đó bị cắt giảm để tiết kiệm chi phí. Ông cũng tăng thêm ngày nghỉ cho lễ Eid sắp tới.

Mohammed bin Salman sinh ngày 31/8/1985, là con trai cả của Fahdah bint Falah bin Sultan - người vợ thứ 3 của Salman bin Abdul Aziz Al Saud, khi đó đang là Hoàng tử.

Sau khi lấy bằng cử nhân luật tại Đại học Vua Saud ở thủ đô Riyadh, ông đi làm cho một số cơ quan nhà nước. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho cha ông, khi đó ở cương vị Thống đốc Riyadh.

Bước vào chính trường

Việc Mohammed bin Salman bước lên vũ đài quyền lực bắt đầu vào năm 2013, khi ông được chỉ định làm người đứng đầu Hội đồng Thái tử, với hàm bộ trưởng. Năm trước đó, Salman bin Abdul Aziz đã được bổ nhiệm làm thái tử sau cái chết của Nayef bin Abdul Aziz, cha của Mohammed bin Nayef.

Tháng 1/2015, Quốc vương Abdullah bin Abdul Aziz qua đời và Salman bin Abdul Aziz lên ngôi ở tuổi 79.

Tân Quốc vương Salman ngay lập tức thực hiện 2 quyết định khiến giới quan sát bất ngờ, đó là bổ nhiệm con trai mình làm Bộ trưởng Quốc phòng và Mohammed bin Nayef làm Phó Thái tử. Nayef trở thành người đầu tiên trong số các cháu trai của Ibn Saud – người sáng lập vương quốc Saudi, được vào vòng “quy hoạch” kế nhiệm ngôi báu.

Tháng 4/2015, Quốc vương Salman tiếp tục tạo ra thêm nhiều thay đổi trong danh sách kế thừa ngôi báu. Ông đã chỉ định Mohammed bin Nayef làm Thái tử và con trai mình làm Phó Thái tử, Phó Thủ tướng thứ 2, và Chủ tịch Hội đồng các Vấn đề Kinh tế và Phát triển – một nhóm các bộ trưởng trong nội các, gặp gỡ hàng tuần và giám sát các yếu tố chính sách động chạm đến các vấn đề kinh tế và xã hội như giáo dục, sức khỏe và nhà cửa.

Salman làm chủ tịch ủy ban tối cao của công ty Aramco, và như vậy ông là thành viên đầu tiên trong hoàng gia Saudi trực tiếp giám sát công ty dầu quốc gia này.

Mohammed bin Salman cũng đại diện cho Vua cha ở nước ngoài. Ông đã tới Bắc Kinh và Moscow. Tại Washington ông đã gặp gỡ Tổng thống Donald Trump vào tháng 3.

Đường lối quân sự và đối ngoại cứng rắn

Một trong các động thái đầu tiên của Mohammed bin Salman trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng là mở chiến dịch quân sự ở Yemen vào tháng 3/2015 cùng với các quốc gia Arab khác sau khi Tổng thống Yemen Abdrabbuh Mansour Hadi bị các phiến quân Houthi buộc phải lưu vong.

Chiến dịch này đạt được ít tiến bộ trong 2 năm qua. Không những vậy, Saudi Arabia và các đồng minh còn bị tố cáo là vi phạm nhân quyền và gây ra thảm họa nhân đạo ở quốc gia nghèo nhất trong thế giới Arab.

Trong vai trò bộ trưởng quốc phòng, ông đã thu hút sự chỉ trích từ phía những người Saudi nhiều tuổi hơn cũng như từ cộng đồng quốc tế khi đã cho quân can thiệp đẫm máu vào nội chiến Yemen.

Ông cũng vấp phải sự chỉ trích do thái độ cứng rắn của ông đối với Iran. Thái tử Salman không ủng hộ bất cứ cuộc đối thoại nào với đối thủ Iran. Cả hai nước đều cạnh tranh ngầm với nhau để giành quyền lãnh đạo thế giới Hồi giáo. Cuộc đối đầu này dẫn tới nhiều cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Tây Á.

Không những vậy, Mohammed bin Salman còn là một trong những chính trị gia chủ chốt đứng sau việc các quốc gia vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vừa qua.

Gần đây Thái tử Salman đã nổi tiếng với việc bị cáo buộc đã gọi Pakistan là “đất nước nô lệ” của Saudi Arabia. Một nhà báo Pakistan đã chia sẻ một bức thư được cho là của Thái tử Salman, bằng tiếng Arab trong đó vị thái tử này sử dụng các từ ngữ chống lại Pakistan. Tuy nhiên cáo buộc của nhà báo trên đã bị phát hiện là giả khi dòng ngày tháng của bức thư lại ghi là Tehran và chẳng có đoạn nào trong đó nói rằng Pakistan là nô lệ của Saudi Arabia.

Phong cách trẻ và tư tưởng cải cách kinh tế

Vị thái tử trẻ tuổi được nhiều người coi là bộ mặt của đất nước Saudi Arabia hiện đại. Khác với các thế hệ trước đó trong hoàng gia Saudi, Salma chủ động thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Hình ảnh ông thường xuyên xuất hiện trên các tấm áp phích và truyền hình.

Thái tử Salman được cho là có tham vọng lớn, bao gồm mong muốn cải tổ tổng thể nền kinh tế Saudi Arabia. Năm ngoái, Mohammed bin Salman đã công bố kế hoạch quy mô lớn và dài hạn mang tên “Tầm nhìn 2030”, với mục tiêu tạo ra sự thay đổi lớn về xã hội và kinh tế trong quốc gia này, hướng tới việc chấm dứt sự phụ thuộc của kinh tế Saudi vào dầu mỏ. Ông là lực đẩy chính đằng sau “Tầm nhìn 2030”.

Ông cũng nổi tiếng với việc cải cách nhằm vào bộ máy hành chính kém hiệu quả của đất nước. Thái tử Salman giám sát việc cắt giảm các nguồn trợ cấp rất lớn ở quốc gia này, và đề xuất tư nhân hóa một phần công ty dầu quốc gia Saudi Aramco. Đây là một phần trong chiến dịch do Salman khởi xướng để xử lý các thách thức hệ thống mà vương quốc này trước đó chưa giải quyết được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại giáo chủ Iran Khamenei: Mỹ và Saudi Arabia hỗ trợ IS
Đại giáo chủ Iran Khamenei: Mỹ và Saudi Arabia hỗ trợ IS

VOV.VN - Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 18/6 lên án chính sách mà ông gọi là thù địch của chính quyền Mỹ nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.

Đại giáo chủ Iran Khamenei: Mỹ và Saudi Arabia hỗ trợ IS

Đại giáo chủ Iran Khamenei: Mỹ và Saudi Arabia hỗ trợ IS

VOV.VN - Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 18/6 lên án chính sách mà ông gọi là thù địch của chính quyền Mỹ nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.

Cú sốc mới ở vùng Vịnh khi Saudi Arabia cáo buộc Iran âm mưu khủng bố
Cú sốc mới ở vùng Vịnh khi Saudi Arabia cáo buộc Iran âm mưu khủng bố

VOV.VN - Ngày 19/6, Saudi Arabia cho biết đã bắt giữ 3 thành viên của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran đang âm mưu khủng bố trên lãnh thổ nước này.

Cú sốc mới ở vùng Vịnh khi Saudi Arabia cáo buộc Iran âm mưu khủng bố

Cú sốc mới ở vùng Vịnh khi Saudi Arabia cáo buộc Iran âm mưu khủng bố

VOV.VN - Ngày 19/6, Saudi Arabia cho biết đã bắt giữ 3 thành viên của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran đang âm mưu khủng bố trên lãnh thổ nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tìm cách giải quyết căng thẳng Qatar
Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tìm cách giải quyết căng thẳng Qatar

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã điện đàm với Quốc vương và tân Thái tử Saudi Arabia về vấn đề căng thẳng liên quan đến Qatar.

Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tìm cách giải quyết căng thẳng Qatar

Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tìm cách giải quyết căng thẳng Qatar

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã điện đàm với Quốc vương và tân Thái tử Saudi Arabia về vấn đề căng thẳng liên quan đến Qatar.

Bắn chết ngư dân: Sóng gió mới trong quan hệ Iran - Saudi Arabia
Bắn chết ngư dân: Sóng gió mới trong quan hệ Iran - Saudi Arabia

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Iran vừa bày tỏ lấy làm tiếc trước sự việc lực lượng biên phòng Saudi Arabia đã nổ súng vào một tàu đánh cá Iran ở vùng Vịnh.

Bắn chết ngư dân: Sóng gió mới trong quan hệ Iran - Saudi Arabia

Bắn chết ngư dân: Sóng gió mới trong quan hệ Iran - Saudi Arabia

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Iran vừa bày tỏ lấy làm tiếc trước sự việc lực lượng biên phòng Saudi Arabia đã nổ súng vào một tàu đánh cá Iran ở vùng Vịnh.

Saudi Arabia tung đòn mới vào Qatar: “trục xuất” lạc đà và cừu
Saudi Arabia tung đòn mới vào Qatar: “trục xuất” lạc đà và cừu

Khoảng 12.000 con lạc đà và cừu đã được phía Saudi Arabia trả về Qatar, một phần của chiến dịch cô lập Doha tại vùng Vịnh.

Saudi Arabia tung đòn mới vào Qatar: “trục xuất” lạc đà và cừu

Saudi Arabia tung đòn mới vào Qatar: “trục xuất” lạc đà và cừu

Khoảng 12.000 con lạc đà và cừu đã được phía Saudi Arabia trả về Qatar, một phần của chiến dịch cô lập Doha tại vùng Vịnh.