Vụ máy bay Ai Cập mất tích liên quan đến IS?

VOV.VN - Chỉ vài ngày trước khi chiếc máy bay mang số hiệu MS804 bị mất tích trên biển Địa Trung Hải, IS đã tung ra một đoạn video đe dọa khủng bố người Pháp.

Đoạn video do tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đăng tải trên Internet cho thấy hình ảnh 2 tay súng trẻ tuổi tuyên bố: “Chúng tao sẽ giết chết các người, vì các người đã giết chết những anh em của chúng tao”.

Một trong 2 tay súng nói thêm: “Tao đã nhận được mệnh lệnh trở thành một người tử vì đạo. Tao sẽ đến Pháp để bóc trần chúng và báo thù cho dòng máu của người Hồi giáo”. 

Đoạn video do tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đăng tải trên Internet đầu tuần này đe dọa tấn công người Pháp. (ảnh: Supplied).

Đoạn video kéo dài 14 phút, được đăng tải vào đầu tuần này. Tuy nhiên, sau khi chiếc máy bay mang số hiệu MS804 gặp nạn, IS vẫn chưa lên tiếng nhận trách nhiệm đối với vụ việc này.

Ngày 19/5, chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu MS804 của Hãng hàng không Quốc gia Ai Cập đã biến mất khỏi màn hình radar ở trên biển Địa Trung Hải, sau khi đi vào không phận Ai Cập được 10 dặm (khoảng 16 km).

Chiếc máy bay cất cánh từ sân bay ở thủ đô Paris (Pháp) và đang trong hành trình đến thủ đô Cairo (Ai Cập). Trên chuyến bay gồm có 56 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn có 30 người Ai Cập, 15 người Pháp và các công dân của 10 quốc gia khác.

Cả giới chức Ai Cập và Pháp đều không loại trừ bất cứ khả năng nào, trong đó có khả năng tấn công khủng bố. Trong khi đó, giới phân tích cho rằng, nguyên nhân dẫn đến thảm họa có thể là do lỗ hổng trong khâu kiểm tra an ninh. 

Mặc dù nguyên nhân khiến chiếc máy bay MS804 mất tích vẫn chưa được tìm ra, nhưng nhiều người dân Ai Cập đã lo ngại rằng khả năng một vụ tấn công khủng bố là hoàn toàn toàn có thể. Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, một chiếc máy bay của Nga chở hơn 200 người cũng từng bị nổ tung trên bầu trời Ai Cập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ không phát hiện vụ nổ trên máy bay bị rơi của Ai Cập
Mỹ không phát hiện vụ nổ trên máy bay bị rơi của Ai Cập

VOV.VN - Các quan chức Mỹ cho biết, vệ tinh của nước này không phát hiện thấy bất kỳ vụ nổ nào trên hành trình của chiếc máy bay của Ai Cập bị rơi ngày 19/5.

Mỹ không phát hiện vụ nổ trên máy bay bị rơi của Ai Cập

Mỹ không phát hiện vụ nổ trên máy bay bị rơi của Ai Cập

VOV.VN - Các quan chức Mỹ cho biết, vệ tinh của nước này không phát hiện thấy bất kỳ vụ nổ nào trên hành trình của chiếc máy bay của Ai Cập bị rơi ngày 19/5.

Nghi vấn an ninh tại các sân bay trong vụ mất tích máy bay Ai Cập
Nghi vấn an ninh tại các sân bay trong vụ mất tích máy bay Ai Cập

VOV.VN - Chiếc máy bay Ấn Độ mất tích cất cánh từ sân bay Charles de Gaulle ở Paris (Pháp), do đó khả năng có lỗ hổng an ninh tại sân bay này rất cao.

Nghi vấn an ninh tại các sân bay trong vụ mất tích máy bay Ai Cập

Nghi vấn an ninh tại các sân bay trong vụ mất tích máy bay Ai Cập

VOV.VN - Chiếc máy bay Ấn Độ mất tích cất cánh từ sân bay Charles de Gaulle ở Paris (Pháp), do đó khả năng có lỗ hổng an ninh tại sân bay này rất cao.

Pháp: Không loại trừ giả thuyết nào về máy bay Ai Cập mất tích
Pháp: Không loại trừ giả thuyết nào về máy bay Ai Cập mất tích

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp Jean- Marc Ayrault cho biết, Pháp và Ai Cập đang làm việc chặt chẽ với nhau để điều tra nguyên nhân máy bay Ai Cập mất tích.

Pháp: Không loại trừ giả thuyết nào về máy bay Ai Cập mất tích

Pháp: Không loại trừ giả thuyết nào về máy bay Ai Cập mất tích

VOV.VN - Ngoại trưởng Pháp Jean- Marc Ayrault cho biết, Pháp và Ai Cập đang làm việc chặt chẽ với nhau để điều tra nguyên nhân máy bay Ai Cập mất tích.

Thêm một đòn giáng vào kinh tế Ai Cập sau vụ rơi máy bay
Thêm một đòn giáng vào kinh tế Ai Cập sau vụ rơi máy bay

VOV.VN - Vụ mất tích máy bay MS804 tiếp tục là một đòn giáng mạnh vào ngành du lịch Ai Cập, vốn là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước này. 

Thêm một đòn giáng vào kinh tế Ai Cập sau vụ rơi máy bay

Thêm một đòn giáng vào kinh tế Ai Cập sau vụ rơi máy bay

VOV.VN - Vụ mất tích máy bay MS804 tiếp tục là một đòn giáng mạnh vào ngành du lịch Ai Cập, vốn là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước này.